Huyết áp cao và cách phòng bệnh hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng tám 2024

Số lần xem:
35

Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến và đang trở thành vấn đề y tế. Bệnh thường không có biểu hiện gì cho đến chuyển nặng và có biến chứng do đó mà Tổ chức Y tế thế giới coi bệnh tăng huyết áp là “Kẻ giết người thầm lặng”.

Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp cao (bệnh tăng huyết áp) là căn bệnh mạn tính
Huyết áp cao (bệnh tăng huyết áp) là căn bệnh mạn tính

Huyết áp cao (bệnh tăng huyết áp) là căn bệnh mạn tính, bệnh do máu tác động một lực lớn lên thành mạch. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Tăng huyết áp Quốc tế (ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho thấy: Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Tỷ lệ tai biến máu não ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt.

Các số đo huyết áp được chia làm các mức:

  • Huyết áp bình thường: Dưới 120 – 80 mmHg.
  • Tiền huyết áp cao: Huyết áp tâm thu 120 – 139 mmHg hay huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg. Dạng bệnh này sẽ xấu dần theo thời gian nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg hay huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg hay huyết áp tâm trương cao hơn 100 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 3: Từ 180/110mmHg trở lên.

Tăng huyết áp gây áp lực cho tim và là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,… do đó cần kiểm soát và có biện pháp dự phòng sớm tránh biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân gây huyết áp cao

Nguyên nhân gây huyết áp cao
Nguyên nhân gây huyết áp cao

Phần lớn các trường hợp bệnh đều không có nguyên nhân rõ ràng. Bên cạnh đó thì có một số nguyên nhân do lối sống thói quen sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Ăn mặn: Người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn bình thường. Sự liên quan giữa lượng muối và tần suất bệnh tỷ lệ thuận với nhau, lượng muối ăn vào hàng ngày làm gia tăng thể tích tuần hoàn, làm tăng cung lượng tim do đó dẫn đến huyết áp cao.
  • Béo phì: Theo nghiên cứu mới đây trên 80.000 phụ nữ cho thấy tăng cân trên 5 kg có nguyên cơ gia tăng mắc bệnh huyết áp cao chiếm tỷ lệ 60% so với những người tăng cân không quá 2 kg. Người tăng trung bình trên 10 kg có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 2,2 lần.
  • Uống nhiều rượu: Người uống nhiều rượu có nguy cơ tăng huyết áp và tai biến mạch máu não.
  • Stress: Các yếu tố tâm lý, stress đã được chứng minh có tác động gây tăng huyết áp thông qua cơ chế kích thích thần kinh phó giao cảm.
  • Một số thuốc và thảo dược cũng làm ảnh hưởng đến huyết áp như cam thảo, corticoid, thuốc ngừa thai, các thuốc nhỏ mũi, amphetamines,….
  • Bệnh đường tiết niệu: Người bệnh cường tủy thượng thận, hội chứng Cushing, cường aldosteron, cường giáp, cường tuyến yên,… có tỷ lệ tăng huyết áp cao.

Cách phòng bệnh huyết áp cao

Cách phòng bệnh huyết áp cao
Cách phòng bệnh huyết áp cao

Hầu hết những người mắc bệnh dường như không có dấu hiệu hay triệu chứng, ngay cả khi huyết áp cao đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể dự phòng huyết áp cao bằng cách thay đổi thói quen và lối sống lành mạnh:

  • Bạn không nên ăn thực phẩm quá mặn, tối đa mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 5g muối, cần giữ chế giữ chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật. Nói không với rượu bia, hút thuốc lá hay thậm chí là cà phê.
  • Đồng thời nên tập thể dục mỗi ngày, mỗi lần tập ít nhất là 30 phút và nên chọn tập bài tập vừa sức theo sở thích. Việc luyện tập thể dục cũng góp phần tránh tình trạng béo phì thừa cân.
  • Việc ngủ đủ giấc và ngủ sớm cũng hạn chế huyết áp cao.
  • Nếu thấy có các dấu hiệu của bệnh tim mạch thì nên đi khám ngay.

Bên cạnh chế độ ăn có chọn lọc, ưu tiên các thực phẩm tốt và hạn chế thực phẩm không tốt để phòng ngừa đột quỵ thì hàng ngày bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm Omega-3. Nên chọn bổ sung Omega-3 Triglyceride với DHA và EPA hàm lượng cao, giàu EPA. Omega-3 là “chìa khóa” hỗ trợ điều trị rất tốt nhiều bệnh lý như bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và các bệnh tim mạch (bao gồm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, bệnh van tim, viêm tim, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch) – các bệnh lý dẫn tới đột quỵ.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời