Huyết khối tĩnh mạch sâu có đáng lo ngại không là quan tâm của nhiều người. Có thể nói đây là bệnh lý nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh nếu không kịp thời điều trị. Cùng đi tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé.
1. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu sau khi trao đổi oxy từ các cơ quan về tim. Có 3 loại tĩnh mạch bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và các tĩnh mạch xuyên (có vai trò đưa máu từ tĩnh mạch nông đổ về tĩnh mạch sâu). Cấu tạo tĩnh mạch có các van một chiều cho phép máu di chuyển theo một hướng nhất định. Huyết khối tĩnh mạch sâu là khi có huyết khối (cục máu đông) hình thành ở tĩnh mạch sâu (thường gặp ở chi dưới). Cục máu đông này khiến máu khó lưu thông và gây ra những chỗ đau, sưng đỏ, lớp da khi chạm vào sẽ có cảm giác nóng. Trong một vài trường hợp, tình trạng này không gây ra một triệu chứng nào cả. Sự nguy hiểm xảy ra khi cục máu này bị vỡ, các mảnh nhỏ sẽ theo dòng máu đi lên phổi, gây ra tình trạng thuyên tắc phổi (PE) với các triệu chứng như khó thở, tức ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng hoặc ngất xỉu và có thể đe dọa tới tính mạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
2.1. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu
- Phẫu thuật: Chỉnh hình do gãy xương, phẫu thuật ngực, bụng…
- Bệnh lý ác tính: Ung thư tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, vú, dạ dày… Do bệnh ác tính đi kèm với sự gia tăng tình trạng tăng đông máu
- Chấn thương gãy xương đùi, gãy đốt sống…
- Bất động kéo dài hình thành huyết khối do ứ trệ tuần hoàn
- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh
- Mắc bệnh suy tĩnh mạch
2.2. Yếu tố nguy cơ
- Mang thai: Do cản trở lưu lượng máu về tim, gây ứ trệ tuần hoàn, tình trạng tăng đông
- Điều trị thay thế bằng hormon estrogen hay dùng kéo dài thuốc ngừa thai là nguyên nhân thường gặp ở những phụ nữ trẻ bị huyết khối tĩnh mạch
- Người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch
- Tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu
- Người hút thuốc lá nhiều, người ít vận động thường xuyên ngồi một chỗ
- Tuổi tác: Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi
3. Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Tuy đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu không biểu hiện triệu chứng nhưng có thể có các triệu chứng cơ năng sau:
- Đau có thể gặp ở những người huyết khối tĩnh mạch sâu, mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, đau tăng khi đi lại
- Thay đổi màu da vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có xu hướng chuyển thành màu xanh đen hoặc một màu bất thường
- Người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân
- Cảm giác nóng da: Biểu hiện là vùng da bị huyết khối thường nóng hơn so với các vùng khác
- Có thể thấy giãn tĩnh mạch nông
Khi bệnh có biến chứng sẽ thấy các triệu chứng là khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực… là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi. Người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời khi thấy các triệu chứng, dấu hiệu này.
4. Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
- Biến chứng nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải, rồi đổ xuống tâm thất phải, tâm thất phải bóp tống cục máu đông lên phổi, do hệ thống mạch máu tại phổi nhỏ nên cục máu đông không di chuyển được gây tắc mạch phổi.
- Gây loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối.
- Đau chân, phù nề chân kéo dài.
5. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu
Để chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cần kết hợp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp. Sau khi thăm khám lâm sàng ghi nhận triệu chứng của ứ trệ máu tĩnh mạch kết hợp với tiền sử có yếu tố nguy cơ gây huyết khối, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh. Các xét nghiệm thường áp dụng:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu thường bình thường trong bệnh huyết khối tĩnh mạch. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể ghi nhận yếu tố nguy cơ gây huyết khối như tăng độ nhớt của máu trong bệnh đa hồng cầu hoặc tình trạng tăng tiểu cầu. D-dimer thường tăng trong huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Siêu âm: Siêu âm Doppler mạch máu là biện pháp phổ biến nhất để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Biện pháp này vừa đơn giản, thuận tiện, không xâm lấn gợi ý hình ảnh và vị trí huyết khối nếu có. Bác sĩ sẽ có thể chỉ định thêm các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác nếu siêu âm không rõ ràng.
- Chụp tĩnh mạch: Phương pháp này được thực hiện tiêm chất tương phản vào tĩnh mạch để đánh giá lưu thông dòng máu, cho phép phát hiện cục máu đông cản trở trong lòng mạch, chặn một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu bên trong tĩnh mạch. Dù giúp chẩn đoán xác định bệnh đồng thời đánh giá mức độ bít tắc mạch của huyết khối nhưng hiện nay phương pháp này ít khi được sử dụng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có giá trị trong đánh giá tổn thương mô mềm, giúp quan sát rõ nét hơn hình ảnh mạch máu của cơ thể. Bác sĩ có thể thấy vị trí, kích thước cũng như mức độ lan rộng của huyết khối trên kết quả.
6. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh nên đi gặp bác sĩ khi thấy các triệu chứng sau:
- Đau nhức một bên chân hoặc tay
- Sưng nề một bên chân, tay
- Da vùng bị bệnh sưng nề, đỏ hoặc tím tái
- Tĩnh mạch trên da nổi rõ hơn bình thường
- Khó cử động chân hoặc tay do đau nhức, tê bì và mất cảm giác
7. Điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
7.1. Thuốc
Việc điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là nhằm phòng biến chứng gồm ngăn ngừa tắc mạch phổi, hội chứng sau huyết khối và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Các loại thuốc thường dùng có:
Thuốc chống đông máu và kháng kết tập tiểu cầu: Các thuốc chống đông máu được chỉ định để ngăn sự phát triển, lan rộng của huyết khối và phòng ngừa hình thành cục máu đông mới. Do đó, thuốc chống đông máu cần được sử dụng kéo dài sau khi điều trị khỏi bệnh (theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ). Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, ticagrelor
- Thuốc kháng vitamin K: warfarin, acenocoumarol
- Heparin
- Thuốc ức chế yếu tố Xa thế hệ mới như rivaroxaban, apixaban, dabigatran
Lưu ý là các thuốc chống đông máu gây tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu, nên người điều trị với thuốc chống đông máu cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ và thông báo với nhân viên y tế khi điều trị các bệnh lý khác.
Thuốc làm tan cục máu đông: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêu sợi huyết để phá vỡ cấu trúc liên kết của huyết khối giúp làm tan cục máu đông. Nhờ vậy lòng mạch bị tắc sẽ được tái lưu thông trở lại. Người bệnh cần chú ý biến chứng xuất huyết não sau dùng tiêu sợi huyết.
7.2. Đặt filter lọc máu trong tĩnh mạch
Hiện nay phổ biến các biện pháp can thiệp mạch như đặt ống thông trực tiếp hoặc đặt stent giúp nhanh chóng loại bỏ cục máu đông, thiết lập lại dòng chảy bình thường. Đặt filter lọc máu trong tĩnh mạch được đánh giá cao trong những trường hợp có nguy cơ chảy máu cao, chống chỉ định hoặc không hiệu quả với các thuốc chống đông. Phương pháp này vừa để điều trị và phòng tái phát bệnh.
7.3. Dùng vớ y khoa
Vớ y khoa có tác dụng tăng áp lực lên thành mạch máu, nhằm hỗ trợ dòng máu tĩnh mạch trở về tim, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Vớ y khoa có nhiều loại kích cỡ khác nhau phù hợp với từng vị trí mong muốn sử dụng.
7.4. Tập hồi phục
Chế độ tập luyện đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, giúp cải thiện dòng máu lưu thông trong cơ thể. Người bệnh cũng cần tích cực vận động để khôi phục lại chức năng cơ của vùng bị tổn thương trong giai đoạn cấp.
8. Phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Một số biện pháp giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu như:
- Nên dành thời gian vận động, luyện tập trong ngày để tăng cường sức cơ.
- Nên thay đổi tư thế, đứng lên và đi lại trong 5 – 10 phút nếu bạn làm công việc văn phòng hay việc yêu cầu ngồi lâu.
- Tập vận động sớm sau khi bị bệnh hoặc sau các ca mổ.
- Chế độ ăn dinh dưỡng, cân đối, lành mạnh nhiều chất xơ, vitamin từ trái cây, rau củ và thực phẩm giàu omega 3 trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… đồng thời hạn chế các thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh.
- Tránh uống rượu bia và nên bỏ thuốc lá.
Người bệnh có thể tham khảo dùng thêm sản phẩm Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Huyết khối tĩnh mạch sâu rất nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị sẽ gây nhiều biến chứng. Do đó hãy đi khám ngay khi thấy dấu hiệu như thay đổi màu da vùng da bị huyết khối tĩnh mạch, xuất hiện những cơn sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân… để được điều trị ngay nhé.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn