Khám bệnh trĩ là điều kiện tiên quyết để biết mức độ bị bệnh và tiến hành điều trị hiệu quả. Tuy nhiên rất nhiều người ngại ngùng nên trì hoãn việc thăm khám khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Vậy khám bệnh trĩ là khám những gì? Quy trình khám trĩ là như thế nào?
1. Khám bệnh trĩ là gì?
Nếu người bệnh cảm thấy bản thân bị táo bón kéo dài kèm theo một số biểu hiện như đi ngoài ra máu, đại tiện đau rát, ngứa ngáy hậu môn… thì cần liên hệ đến các phòng khám để thực hiện khám bệnh trĩ. Bởi đây thường là những dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đang mắc căn bệnh trĩ.
Khám trĩ là một hình thức chẩn đoán bệnh lý thông qua việc thăm khám lâm sàng, nội soi giúp các bác sĩ nắm được tình hình bệnh của người bệnh nhân và có phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng.
Trước hết, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về một số triệu chứng của bệnh xem bạn có thể gặp phải hay không. Sau đó sẽ tiến hành quan sát hậu môn và nội soi trực tràng nhằm xác định loại trĩ và cấp độ. Vì vậy, nếu các bạn nhận thấy cơ thể gặp phải những điều bất thường cần nhanh chóng thăm khám để giúp bệnh được đẩy lùi hiệu quả.
>> Xem thêm: Nội soi bệnh trĩ được thực hiện như thế nào? Có đau không?
2. Quy trình khám trĩ
Thực chất, để khám bệnh trĩ các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo quy trình sau đây:
Bước 1: Thăm khám sơ bộ
Ở bước đầu tiên này, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ bằng cách hỏi người bệnh các câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh, các triệu chứng cụ thể mà người bệnh mắc phải. Ngoài ra, các bác sĩ còn hỏi thăm về tiền sử mắc bệnh cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày để nắm được nguyên nhân gây bệnh.
Một số câu hỏi bác sĩ thường hỏi như:
- Gia đình có ai mắc bệnh trĩ không?
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt như thế nào?
- Có thường xuyên uống rượu bia hay không?
- Thói quen đi đại tiện ra sao?
- Xuất hiện các biểu hiện của bệnh trĩ từ khi nào?
- Đã sử dụng loại thuốc nào chưa?
Bước 2: Thăm khám bên ngoài hậu môn
Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài hậu môn. Ở bước này các bác sĩ sẽ đeo găng tay y tế sát khuẩn và quan sát hậu môn bệnh nhân để tìm những biểu hiện cũng như dấu hiệu bên ngoài của bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp như:
- Các vết nứt có xuất hiện ở hậu môn?
- Búi trĩ có biểu hiện sa xuống
- Vùng da hậu môn có bị kích ứng hay không?
- Hậu môn có chất nhầy hay không
- Xuất hiện cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch
Bước 3: Khám trực tràng
Khám trực tràng là bước thứ ba, ở bước này thì các bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về tình hình cũng như mức độ bệnh ở bệnh nhân. Khám trực tràng sẽ diễn ra như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân cần cởi trang phục của mình và thay đồ của cơ sở thăm khám.
- Sau đó, các bác sĩ đeo sẵn găng tay được bôi trơn rồi đưa một ngón tay vào trực tràng của bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn, kiểm tra các ngóc ngách và nếu có dấu hiệu hoặc vấn đề gì bất thường các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể.
Bước 4: Làm các xét nghiệm
Sau đó, để chẩn đoán được chính xác, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu để phát hiện bệnh thiếu máu và xem lượng bạch cầu trong máu có tăng lên hay không. Bởi đây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ.
- Nội soi hậu môn trực tràng: Đây là phương pháp mang lại độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng trong y tế rồi đưa vào hậu môn và trực tràng để quan sát. Lúc này các bác sĩ sẽ nắm được chắc chắn tình hình bệnh nhân gặp phải.
Bước 5: Chẩn đoán phân biệt
Mặc dù biểu hiện của bệnh trĩ là đau rát và có thể chảy máu sau khi đi cầu nhưng cũng có một số căn bệnh khác có biểu hiện tương tự. Vì vậy các bác sĩ kiểm tra kỹ sẽ phát hiện bệnh trĩ hay là các bệnh lý khác như:
- Bệnh viêm ruột
- Nứt kẽ hậu môn
- Rò hậu môn
- Polyp đại trực tràng
Bước 6: Kết luận
Sau khi thực hiện hết các chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả và từ đó có phương hướng điều trị thích hợp nhất. Tiếp đến, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bệnh trĩ được cải thiện tốt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa lịch tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau quá trình điều trị.
3. Những lưu ý khi đi khám bệnh trĩ
Khi đi khám trĩ, ngoài việc chú ý quy trình khám người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Trước tiên, cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng tốt.
Thứ hai, nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát khi đi khám. Tốt nhất nên đi khám vào buổi sáng để có kết quả nhanh chóng hơn.
Thứ ba, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi khám. Đặc biết không thụt rửa hoặc sử dụng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh.
Thứ tư, trong quá trình khám cần trả lời đúng, đầy đủ và trung thực tình trạng bệnh.
Thứ năm, trong trường hợp được chỉ định cắt trĩ, nên chuẩn bị kỹ tâm lý thoải mái và sắp xếp thời gian phù hợp.
Thứ sáu, cùng với việc thăm khám và điều trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe với thành phần tự nhiên an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm bổ sung chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ, rutin và magie với công dụng bao gồm:
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ;
- Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa,… và các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch trĩ ngoại;
- Hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng táo bón;
- Giúp tăng sức bền và sức khỏe của tĩnh mạch.
Như vậy, khám bệnh trĩ như thế nào đã được giải đáp kỹ càng theo các bước trên đây. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho người bệnh trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan: Bệnh trĩ thuộc khoa nào? Lựa chọn nơi khám bệnh trĩ tốt cần yếu tố gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA