Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phế quản như thế nào?

Đăng bởi:

Ngày đăng:
17 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
46

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới gây ra các triệu chứng ho kèm đờm, đau họng, sốt, thở khò khè,… Để điều trị bệnh, nhiều người thường tự ý mua thuốc kháng sinh về uống mà không qua kiểm tra, thăm khám nào. Vậy viêm phế quản có uống kháng sinh được không? Khi nào cần sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản? Theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

1. Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản?

Khi nào mới áp dụng cách điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh?
Khi nào mới áp dụng cách điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Trong thời gian này, người bệnh được khuyến khích nên nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống nước nhiều. Cùng với đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh đỡ khó chịu hơn.

Thuốc kháng sinh thường không được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm phế quản cấp tính, bởi đa phần nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh nếu người bệnh có biểu hiện bội nhiễm và có nguy cơ nhiễm trùng (đặt nội khí quản, thở máy). Bên cạnh đó, kháng sinh còn được dùng trong các trường hợp:

  • Các triệu chứng bệnh không được cải thiện.
  • Người bệnh ho có đờm mủ, đờm màu vàng, hoặc màu xanh.
  • Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch.
  • Người bệnh cao tuổi bị bệnh mãn tính như đái tháo đường type 1 hoặc type 2; tiền sử suy tim, hoặc đang uống corticoid,…

Xem thêm về 7 loại thuốc chữa viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay

2. Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phế quản như thế nào?

Cách lựa chọn kháng sinh giúp chữa trị viêm phế quản hiệu quả
Cách lựa chọn kháng sinh giúp chữa trị viêm phế quản hiệu quả

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chọn lựa kháng sinh cần dựa vào mô hình vi khuẩn và tình hình kháng kháng sinh tại địa phương.

Với những trường hợp viêm phế quản cấp mà bệnh nhân trước đó hoàn toàn khỏe mạnh thì ưu tiên lựa chọn kháng sinh nhóm macrolid hoặc doxycycline, kháng sinh thay thế có thể sử dụng là beta-lactam.

Trường hợp người bệnh có tiền sử dùng kháng sinh trong vòng 3 tháng gần đây, hoặc người cao tuổi, người có bệnh mạn tính kèm theo, nên lựa chọn kháng sinh ban đầu là nhóm beta-lactam phối hợp với chất ức chế beta-lactamase hoặc nhóm quinolone.

  • Kháng sinh nhóm macrolid gồm: Erythromycin, azithromycin, clarithromycin, doxycycline.
  • Nhóm beta-lactam gồm: Amoxicillin + acid clavulanic, cefuroxime, cefdinir, cefpodoxime.
  • Nhóm quinolone như: Levofloxacin, moxifloxacin.

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh viêm phế quản
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh viêm phế quản

Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ một vài lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị viêm phế quản như sau:

  • Bệnh nhân chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về uống. Bởi việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban, tiêu chảy,…
  • Sử dụng đúng liều mà bác sĩ đã kê đơn. Không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng được cải thiện. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
  • Việc điều trị bằng kháng sinh có thể gây mất cân bằng vi sinh đường ruột. Do đó, sau mỗi đợt kháng sinh nên cho bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua và uống men vi sinh để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh.
  • Tác dụng phổ biến khi dùng kháng sinh là gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, hãy nói với bác sĩ nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Không nên tự ý dùng kháng sinh chữa bệnh viêm phế quản
Không nên tự ý dùng kháng sinh chữa bệnh viêm phế quản

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể bạn có đủ năng lượng cần thiết để chống lại virus gây bệnh.
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh viêm phế quản khác đúng cách như: thuốc giảm ho, long đờm, giảm đau,…
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng an toàn: Đa phần nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus, chính vì thế người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… để nâng cao sức đề kháng, ức chế virus gây bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề khi nào nên dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản và một số lưu ý khi sử dụng. Mặc dù cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tốt hơn hết bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời