Uống thuốc tránh thai kinh nguyệt ra ít là một trong những tác dụng phụ khi chị em sử dụng loại thuốc này. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao để chu kỳ kinh nguyệt “đều như vắt tranh” khi uống thuốc tránh thai?
1. Tác động của thuốc tránh thai đến chu kỳ kinh nguyệt
Thuốc tránh thai là các loại thuốc được sử dụng với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Thành phần chính của thuốc gồm các hormone sinh dục nữ (estrogen và progestin) có tác dụng ức chế sự rụng trứng và tăng thêm chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn cản tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. Bên cạnh đó, nó còn làm mỏng thành tử cung để trứng dù được thụ tinh cũng không thể bám vào để làm tổ.
Thuốc tránh thai làm ức chế quá trình rụng của trứng nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi loại thuốc này chứa lượng lớn hormone nội tiết tố nữ ở dạng tổng hợp, đặc biệt thuốc tránh thai khẩn cấp thì hàm lượng này rất cao. Khi vào cơ thể, chúng sẽ làm thay đổi nội tiết tố nữ và gây ra những bất thường cho chu kỳ kinh nguyệt như lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn, mất kinh, đau bụng kinh…
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, nữ giới sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Do cơ thể được bổ sung lượng estrogen và progestin, giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn và làm dịu cơn đau bụng kinh.
2. Những lưu ý khi uống thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày là phương pháp ngừa thai khá phổ biến. Tuy nhiên, uống thuốc sao cho đúng để tránh gặp những tác dụng phụ là điều quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần ghi nhớ khi uống thuốc tránh thai.
– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại thuốc tránh thai phù hợp. Đồng thời, cần tìm hiểu về một số phản ứng phụ có thể gặp phải để tránh hoang mang. Trong thời uống thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng.
– Thời điểm bắt đầu uống thuốc: Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc ngay sau khi ngày đèn đỏ kết thúc.
– Uống thuốc vào khung giờ cố định: Bạn nên tạo thói quen uống thuốc vào khung giờ cố định trong ngày (tốt nhất là vào buổi sáng) và nên duy trì theo suốt quá trình uống. Nếu muốn thay đổi giờ uống, bạn nên bắt đầu khi uống vỉ thuốc mới, sao cho thời gian trì hoãn không quá 12 tiếng.
– Trường hợp quên uống thuốc: Nếu thời gian quên uống viên thuốc đó chưa tới 12 tiếng so với giờ uống thuốc hàng ngày, thì bạn nên uống bổ sung ngay và tiếp tục uống viên khác theo đúng định kỳ. Thuốc sẽ không còn tác dụng nếu bạn quên uống từ 2 viên trở lên. Lúc này, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai khác. Nếu thấy chậm kinh thì nên ngừng uống thuốc và đi kiểm tra xem có mang thai không.
– Một số vấn đề có thể gặp sau khi uống thuốc tránh thai như ra máu âm đạo bất thường, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt… Bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa kĩ về vấn đề này để được tư vấn chuẩn xác nhất, tránh hoang mang lo lắng.
– Ngừng sử dụng khi thấy rối loạn kinh nguyệt kéo dài, kèm theo những triệu chứng bất thường như: buồn nôn, nôn, ra máu nhiều, đau bụng kinh dữ dội, viêm nhiễm âm đạo và đường tiết niệu, đau rát, chảy máu khi quan hệ…
– Những trường hợp sau không được sử dụng thuốc tránh thai: nghi ngờ có thai, người có bệnh lý về buồng trứng, tử cung, có các khối u (u vú, u tử cung, buồng trứng), bệnh về gan, thận, tim mạch… bởi thành phần hormone tổng hợp trong thuốc tránh thai có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
– Không lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp vì có thể gây rối loạn nội tiết tố, tăng cân, u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung…
– Dừng uống thuốc tránh thai hàng ngày đột ngột khiến âm đạo ra máu bất thường do hormone biến đổi. Tốt nhất, khi thấy các biểu hiện bất thường của kinh nguyệt, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
3. Điều hòa kinh nguyệt khi dùng thuốc tránh thai
Để chu kỳ kinh nguyệt trở về quỹ đạo bình thường, chị em phụ nữ cần thay đổi lối sống và các thói quen sinh hoạt hằng ngày, bao gồm:
3.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tích cực bổ sung các loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa estrogen thực vật như: củ mài, đậu nành… ; thực phẩm giàu sắt, acid folic, kẽm… có tác dụng giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích và các loại đồ uống có cồn khác.
3.2. Rèn luyện thói quen vận động thể chất
Tập thể dục thể thao hàng ngày là phương pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên hiệu quả. Đơn giản nhất chính là đi bộ, chơi cầu lông, bơi lội hoặc tham gia các lớp tập yoga giúp thư giãn, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, rất có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt.
3.3. Hạn chế cảm xúc tiêu cực
Tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ giúp điều hòa nội tiết tố một cách tự nhiên và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Do đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, đi bơi, xem phim, mua sắm để giải tỏa bớt âu lo.
3.4. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
Chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày. Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn tới giấc ngủ bởi khi ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần tỉnh táo hơn. Đồng thời ngủ đúng giờ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, góp phần điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
3.5. Sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố từ thảo dược
Để tránh tình trạng uống thuốc tránh thai kinh nguyệt ra ít và giúp điều hòa kinh nguyệt một cách an toàn, chị em nên bổ sung tiền nội tiết tố từ thảo dược như EstroG-100 (từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu). Thực tế đây cũng là phương thuốc dân gian nổi tiếng được áp dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc, có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Loại estrogen thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng. Kết quả cho thấy, EstroG-100 rất an toàn với cơ thể, không gây kích thích khối u, không không ảnh hưởng đến cân nặng, không gây ung thư, ngược lại nó còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Bổ sung EstroG-100 kết hợp cùng các tiền nội tiết tố Pregnenolone là giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục các vấn đề về kinh nguyệt như kinh ra ít, chu kỳ kinh không đều, rong kinh, chậm kinh, mất kinh… Đồng thời đây cũng là giải pháp giúp chị em phụ nữ cân bằng nội tiết tố, cải thiện vấn đề sinh lý và làm đẹp hiệu quả.
Việc lạm dụng thuốc tránh thai không chỉ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, chị em phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó cần theo dõi cơ thể mình, khi thấy các biểu hiện bất thường như: kinh nguyệt ra ít kéo dài, máu vón cục, màu đen nâu đen, mùi hôi… thì hãy tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Kinh nguyệt ra ít sau khi sảy thai có nguy hiểm không?
- Kinh nguyệt ra ít sau khi phá thai nên làm gì?
- Bị kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn