Liệu pháp estrogen là gì? Khi nào cần sử dụng liệu pháp estrogen? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm nhất là giai đoạn tiền mãn kinh đang đến gần. Nếu bạn cũng có những thắc mắc này, xem ngay thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!
1. Liệu pháp estrogen là gì?
1.1. Liệu pháp estrogen
Với liệu pháp estrogen, thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng estrogen liều thấp cho những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung. Có rất nhiều dạng estrogen khác nhau như: vòng âm đạo, gel thuốc xịt, thuốc viên, hay miếng dán…. Cụ thể:
- Thuốc estrogen: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các các triệu chứng khó chịu của mãn kinh. Một số dạng thuốc có sẵn là: estrogen liên hợp (Cenestin, Estrace, Estratab, Femtrace, Ogen và Premarin) hoặc estrogen-bazedoxifene (Duavee). Khi sử dụng thuốc estrogen, bạn cần tuân thủ đầy đủ liều dùng mà các bác sĩ chỉ định. Tránh trường hợp xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.
- Miếng dán estrogen: Đây là miếng dán để bạn sử dụng dán lên vùng da bụng của bạn. Tuỳ thuộc vào liều lượng mà bác sĩ chỉ định mà bạn sẽ thay thế miếng dán sau vài ngày hay một tuần.
- Estrogen tại chỗ: Liệu pháp sử dụng estrogen tại chỗ sẽ có nhiều dạng để bạn lựa chọn sử dụng như: kem, gel hay thuốc xịt. Đây cũng là loại estrogen hấp thụ qua da và đi vào máu.
- Estrogen âm đạo: Dạng estrogen này có dạng kem, vòng âm đạo hoặc viên estrogen âm đạo. Tóm lại đây là phương pháp sử dụng cho những phụ nữ đang gặp vấn đề về âm đạo như: ngứa, đau rát….
Tuỳ vào từng sản phẩm mà bạn sử dụng sẽ có liều lượng cũng như liệu pháp sử dụng khác nhau. Do đó bạn cần tham khảo đầy đủ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả.
1.2. Liệu pháp hormon estrogen/Progesterone/Progestin
Liệu pháp hormon estrogen/Progesterone/Progestin hay được hiểu đơn giản là liệu pháp kết hợp. Bởi đây là sự kết hợp liều estrogen và progestin với nhau. Thông thường liệu pháp này sẽ được các bác sĩ sử dụng đối với những trường hợp phụ nữ chưa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Khi uống estrogen kết hợp với progesterone sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung.
Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những liệu pháp được áp dụng để kiểm soát sinh sản hay có tác dụng điều trị chứng mãn kinh vô cùng hiệu quả. Có hai loại progestin đó là:
- Progestin đường uống: Liệu pháp này được sử dụng dưới dạng viên, thuốc progestin.
- Progestin trong tử cung: Đây là phương pháp sử dụng các dụng cụ tránh thai khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh. Đây là giai đoạn các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đặt vòng tránh thai cho đến khi mãn kinh kết thúc.
2. Lợi ích khi sử dụng liệu pháp estrogen
Một số lợi ích mà bạn có thể nhận được khi sử dụng liệu pháp estrogen đó là:
2.1. Làm giảm các triệu chứng mãn kinh
Việc bổ sung estrogen trong thời kỳ mãn kinh giúp làm giảm các triệu chứng vận mạch của cơ thể như bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng; đẩy lùi lão hóa da,…
2.2. Cải thiện các vấn đề ở âm đạo
Estrogen quyết định, chi phối sự phát triển những đặc điểm sinh dục nữ, phát triển tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển, làm dày thành âm đạo. Nồng độ estrogen ổn định sẽ giúp cân bằng môi trường âm đạo, làm giảm nhiễm khuẩn. Đồng thời tăng tiết chất nhờn giúp bôi trơn khi quan hệ.
2.3. Điều trị các vấn đề ở buồng trứng
Liệu pháp estrogen giúp điều trị các vấn đề ở buồng trứng như suy tuyến sinh dục nữ, suy giảm chức năng buồng trứng,… Ngoài ra, liệu pháp này còn được chỉ định trong trường hợp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để giảm bớt các triệu chứng mãn kinh sớm.
2.4. Bảo vệ cấu trúc xương
Estrogen đóng vai trò trong sự tăng trưởng và trưởng thành của xương. Do đó, việc bổ sung estrogen giúp bảo vệ cấu trúc xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương, gẫy xương.
3. Khi nào nên điều trị bằng liệu pháp estrogen?
Liệu pháp estrogen thường được chỉ định cho một số trường hợp sau:
Sau khi phụ nữ phẫu thuật cắt buồng trứng
Rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Dậy thì muộn
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Điều trị nam hoá (phụ nữ mọc râu…)
- Điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
4. Nguyên tắc sử dụng liệu pháp estrogen
Về nguyên tắc, khi sử dụng liệu pháp estrogen sẽ chỉ có mục đích duy nhất là giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuỳ vào đối tượng sử dụng khác nhau mà liệu pháp estrogen cũng sẽ mang đến những kết quả khác nhau.
Lưu ý tiếp theo đó chính là liệu pháp estrogen sẽ không nên áp dụng đại trà đối với toàn bộ chị em phụ nữ đang đến giai đoạn mãn kinh. Mà nó chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh lý có các dấu hiệu nặng mà bạn không tự vượt qua được. Đặc biệt khi sử dụng estrogen bạn nên đi khám bác sĩ để nhận định xem có cần thiết điều trị estrogen thay thế hay không?
Một số trường hợp không được sử dụng liệu pháp estrogen mà bạn cần lưu ý đó là:
- Người trong gia đình (bà, mẹ, chị, em) đã từng bị ung thư cổ tử cung hay ung thư vú.
- Những người ra huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
- Người có khối u tử cung, cổ tử cung, buồng trứng
- Mắc các bệnh về gan mật.
- Đang mang thai
- Có khối u lành hoặc ác tính ở vú
- Bị lạc nội mạc tử cung
- Người mắc các bệnh tim mạch
- Tai biến mạch máu não
- Bị tiểu đường, huyết áp cao
- Bệnh Lupus ban đỏ
5. Nguy cơ khi sử dụng liệu pháp estrogen/Progesterone/Progestin
Bên cạnh những nguyên nhân cần tuân thủ khi sử dụng các liệu pháp estrogen/Progesterone/Progestin thì đó cũng chính là một con dao hai lưỡi với nhiều tác dụng phụ mà bạn không mong muốn. Trường hợp nếu bạn sử dụng estrogen không tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, cơ thể bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như:
- Làm quá sản nội mạc tử cung
- Gây nguy cơ ung thư nội tử cung
- Đau, cương hay ung thư vú
- Tăng huyết áp
- Tăng các bệnh huyết khối
- Xuất hiện các tình trạng nám, sạm da.
6. Ngăn ngừa vấn đề do suy giảm estrogen
Liệu pháp estrogen có thể giúp giảm bớt các triệu chứng do suy giảm nồng độ estrogen và ngăn ngừa một số biến chứng do thiếu hụt hormone này. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa suy giảm estrogen bao gồm:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm bổ sung estrogen từ tự nhiên. Tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.
- Tích cực tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp điều hòa nội tiết tố tự nhiên.
- Đi ngủ đúng sớm và ngủ đủ giấc.
Bên cạnh những liệu pháp estrogen, chị em cũng có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa estrogen thảo dược lành tính. Với cơ chế tự động bù đắp những chỗ thiếu estrogen trong cơ thể và dễ dàng đào thải khi cơ thể đã hấp thụ lượng estrogen cần thiết, estrogen thảo dược như ETROG-100 sẽ giúp chị em cải thiện rõ ràng những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng như làm đẹp da, tăng cường sức khỏe. Cùng với đó, sản phẩm chức năng cũng nên có chứa cả các thành phần khác như các tiền nội tiết thảo dược từ củ từ, củ mài đắng, các chất chống oxy hóa tự nhiên như Glutathione, Curcumin, Collagen…
Trên đây là các thông tin cơ bản về liệu pháp estrogen mà bạn cần biết. Tóm lại, khi sử dụng estrogen liều cao, bạn cần có sử chỉ định cũng như hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
>> Xem thêm: Top 3 loại Estrogen thảo dược được ưa chuộng nhất hiện nay
Nguồn tham khảo:
[1]. Estrogen Therapy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541051/
[2]. What you need to know about estrogen therapy. https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/what-you-need-to-know-about-estrogen-therapy/
[3]. Hormone therapy: Is it right for you? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/in-depth/hormone-therapy/art-20046372
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn