Lưỡi trắng đau họng có nguy hiểm không là quan tâm của nhiều người khi mà ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Lưỡi trắng đau họng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
Viêm họng trắng
Viêm họng trắng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau họng, lưỡi trắng. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện một lớp phủ trắng xuất hiện ngày càng dày, càng nhiều lên thậm chí có thể bóc ra được kèm các dấu hiệu sổ mũi, cảm cúm… Bệnh có nhiều biểu hiện như:
- Viêm họng bựa: Triệu chứng của viêm họng trắng không giống như viêm họng đỏ, nó xuất hiện với những triệu chứng đi kèm như ngứa rát cổ họng, đau họng, lưỡi có bợn màu trắng, đau đầu, sốt, hạch ở cổ họng bị sưng. Ngoài ra bạn có thể mất tiếng, hắt hơi, sổ mũi, chán ăn và mệt mỏi.
- Viêm họng có màng giả: Đây là một triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu do nhiễm khuẩn, lớp mặt amidan sẽ có một lớp màng màu xám, dính chắc vào lưỡi. Để biết chính xác có phải mắc viêm họng màng giả hay không bạn cần làm xét nghiệm vi khuẩn.
- Viêm họng mụn nước và viêm họng mụn rộp: Do sự thâm nhập của 2 loại virus là zona và hecpet nên hình thành dạng viêm họng này. Dấu hiệu điển hình có thể quan sát bằng mắt thường là các nốt màu đỏ mọc rải rác trong hầu họng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những bợn trắng đóng ở lưỡi. Khi dịch dạ dày trào ngược lên miệng chứa một lượng acid lớn gây ra phản ứng viêm. Bạn có thể cảm nhận được rõ ràng vị chua từ những cặn trắng đóng trên lưỡi bên cạnh đó hơi thở cũng sẽ hôi và nặng mùi hơn.
Ung thư lưỡi
Bệnh lý khá hiếm, là khi các tế bào vảy bám trên bề mặt lưỡi gây ra những tổn thương hoặc khối u. Dấu hiệu điển hình nhất là lưỡi trắng đau họng, các vết loét xuất hiện ngày càng nhiều mà không có khả năng tự lành, gây đau đớn.
Vi khuẩn, vi nấm tấn công gây viêm nhiễm
Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể vô tình tạo môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn tấn công. Mỗi ngày miệng phải xử lý một lượng đồ ăn thức uống khổng lồ trước khi đưa xuống dạ dày để tiêu thụ vì thế nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Phần cặn trắng dính trên lưỡi của bạn rất có thể do thức ăn dính lại đã tập trung lượng lớn vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây nên cảm giác đau nhức khó chịu.
2. Nguyên nhân gây ra đau họng lưỡi trắng
Vệ sinh răng miệng kém
Nếu bạn không làm sạch răng miệng cẩn thận, đúng cách sẽ là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lưỡi trắng. Các u nhú lưỡi bị mắc kẹt nhiều mảnh vụn thức ăn, tích tụ nhiều vi trùng, tế bào chết. Lâu dần làm xuất hiện nhiều đốm màu trắng trên bề mặt lưỡi.
Liken phẳng ở miệng
Dù bạn đã vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng lưỡi trắng. Liken phẳng ở miệng là một hiện tượng viêm có thể gây ảnh hưởng đến miệng, làm xuất hiện các mảng da dày, trắng trong miệng và lưỡi. Những mảng trắng này có thể xuất hiện cùng với các dấu hiệu khác, bao gồm loét hoặc đau má và nướu.
Bệnh bạch cầu
Các mảng trắng dày có thể hình thành trên lưỡi và miệng vì bệnh bạch cầu. Bệnh này thường có liên quan đến việc sử dụng quá mức thức uống có cồn như rượu, bia hay hút thuốc lá. Bệnh cũng có thể là do tình trạng viêm và kích ứng từ răng giả. Mảng trắng do bệnh bạch cầu không gây ảnh hưởng gì nguy hiểm, hiếm gặp có thể làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng nên nếu gặp các mảng bám do bệnh bạch cầu, bác sĩ phải luôn theo dõi và điều trị bệnh bạch cầu kỹ lưỡng.
Nấm miệng
Nấm do nấm men Candida gây ra gây ra các mảng bám phát triển trong miệng và trên lưỡi. Những mảng bám này thường có màu trắng hoặc trắng nhạt và có thể có mùi hôi khó chịu. Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc bệnh nấm miệng hay người dùng thuốc kháng sinh hoặc trải qua điều trị hóa trị trong ung thư. Thêm vào đó việc vệ sinh răng miệng không kỹ và đúng cách hoặc đeo răng giả không phù hợp cũng là những yếu tố gây nên bệnh nấm miệng. Nếu sử dụng corticosteroid dạng hít cho bệnh hen suyễn cũng có thể gây ra nấm miệng hoặc bệnh tiểu đường cũng có thể là điều kiện làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bệnh giang mai
Giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng bên trong miệng và nếu không can thiệp hiệu quả, kịp thời bệnh sẽ biến chứng nặng làm xuất hiện dày đặc các mảng trắng lưỡi và lở loét ở vùng miệng. Một vài trường hợp nguy hiểm hiếm gặp sẽ làm cho lưỡi xuất hiện các đốm trắng gồm có rối loạn viêm mãn tính, khối u ác tính ở vùng miệng, lưỡi.
Viêm họng trắng
Viêm họng trắng là chứng bệnh xảy ra khi niêm mạc họng bị bao phủ bởi một lớp màu trắng của mủ và bựa do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở những người bị cảm cúm, số mũi hoặc viêm mũi.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh lý này khá phổ biến, xảy ra khi dịch vị ở bên trong của dạ dày có triệu chứng trào ngược lên khoang miệng. Hàm lượng axit dư từ dạ dày sẽ khiến cho vùng lưỡi bị tác động và tích tụ nhiều đốm trắng ở phía dưới. Bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn và bạn có thể bị suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, viêm thực quản và kèm theo nhiều chứng bệnh khác, thậm chí nguy cơ tử vong có thể xảy ra.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là bệnh lý phát triển các tế bào vảy trên bề mặt lưỡi, gây ra các khối u hoặc những tổn thương ở lưỡi. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị hiệu quả kịp thời.
3. Bị lưỡi trắng đau họng khi nào cần khám bác sĩ?
Lưỡi trắng đau họng là hiện tượng rất nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến người bệnh gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi thấy một số triệu chứng sau đây thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Sưng to ở cổ hoặc lưỡi
- Cổ bị nổi nhiều hạch
- Cổ họng đau rát, sưng đỏ
- Niêm mạc lưỡi bị dày lên, gây đau đớn
- Đau họng kèm phát ban
- Sốt cao, cứng cổ
- Họng bị chảy nước dãi nhiều
4. Điều trị lưỡi trắng đau họng như thế nào?
4.1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc Tây được sử dụng nhiều để điều trị lưỡi trắng đau họng vì đem lại kết quả rõ rệt trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc thường được chỉ định trị triệu chứng lưỡi trắng đau họng:
- Paracetamol: Đây là một loại thuốc giảm đau họng hiệu quả nhưng chỉ đem lại tác dụng tạm thời và giảm đau trong trường hợp nhẹ.
- Aspirin: Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau họng ở mức độ nhẹ đến vừa, với trường hợp nặng hơn, bạn nên tham khảo loại thuốc khác.
- Nystatin: Đây là một loại thuốc trị lưỡi trắng hiệu quả do cơ chế ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển và lây lan của vi nấm Candida – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng lưỡi trắng.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài không khỏi, thậm chí biến chứng nặng hơn, người bệnh nên chủ động liên hệ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám và đã xác định đúng được tình trạng bệnh lý bác sĩ chỉ định sử dụng những loại thuốc đặc trị để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Để điều trị bằng thuốc tây hiệu quả, bạn cần tuân thủ theo đơn kê toa của bác sĩ. Tuyệt đối không được ngưng giữa chừng hay tự ý kết hợp các thành phần thuốc. Vì bệnh sẽ dai dẳng, hoặc trong trường hợp nặng, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
4.2. Điều trị không bằng thuốc
Điều trị không bằng thuốc dễ áp dụng và có thể thực hiện ở nhà.
Súc miệng với nước muối ấm
Bạn nên súc miệng với nước muối ấm do nước muối chứa tính kháng khuẩn và sát trùng cao sẽ giúp loại bỏ đi những vi sinh vật có hại. Bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng làm dịu niêm mạc cũng như thuyên giảm triệu chứng đau rát cổ họng đáng kể.
Cách thực hiện: Bạn hòa một nắm muối nhỏ cùng với 300ml nước ấm
Sau đó, khuấy đều để muối tan trong nước và súc miệng trong vòng từ 1 – 3 phút. Thực hiện khoảng 2-3 lần/ ngày đến khi thấy rõ hiệu quả.
Chanh và mật ong
Cách làm này khá phổ biến, được lựa chọn nhiều và cho kết quả tốt. Mật ong tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, các loại axit amin có trong mật ong sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn có hại hiệu quả. Tính acid trong chanh sẽ loại bỏ các mảng trắng bám trong lưỡi và giảm triệu chứng ho rõ rệt.
Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị nửa quả chanh và 2 thìa mật ong nguyên chất. Chanh vắt lấy nước cốt, sau đó hòa cùng 200ml nước ấm rồi thêm chút mật ong vào khuấy đều và uống ngay khi nước còn ấm.
Sử dụng tỏi
Tỏi là một dược liệu thường được áp dụng trong các bài thuốc trị lưỡi trắng đau họng. Trong tỏi có hoạt chất allicin được coi là thành phần “vàng”. Allicin là hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, đặc biệt đối với vi nấm candida. Ngoài ra, tỏi còn chứa một số chất tốt cho sức khỏe như s-allyl cysteine và diallyl disulfide. Các thành phần này sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm ở niêm mạc hô hấp.
Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, tép đều. Đem tỏi đi nướng trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Sau đó bạn bóc vỏ và ăn trực tiếp.
Thực hiện đều đặn 1 củ tỏi/ ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hẳn.
Bột nghệ
Bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra bột nghệ còn giúp loại bỏ các đốm trắng bám trên bề mặt lưỡi.
Cách thực hiện: Bạn lấy 1 ít tinh bột nghệ chà và mát xa nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi.bSau đó, rửa lại hoặc súc miệng lại bằng nước ấm cho lưỡi được sạch sẽ và thông thoáng.
Dùng xịt họng thảo dược
Bạn có thể chọn dùng xịt họng có tác dụng tại chỗ an toàn và hiệu quả với các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà… Xịt họng có tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… đặc biệt có thể dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người cho con bú.
5. Một số biện pháp phòng tránh lưỡi trắng đau họng
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh lưỡi trắng đau họng bằng các thói quen hàng ngày sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để vệ sinh đúng cách bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải cả răng và trên dưới, hai bên lưỡi. Không nên chải lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải vào sâu trong răng miệng. Thời điểm vệ sinh răng miệng là trước hoặc sau khi ăn 30 phút để tránh hư hỏng men răng.
- Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Nên khi sử dụng chỉ nha khoa cần tập trung làm sạch phần chân răng. Thực hiện lần lượt từng răng một rồi mới đến răng tiếp theo.
- Dùng muối nở: Bạn dùng một ít muối nở lên lông bàn chải và đánh răng bình thường. Muối nở có công dụng vô hiệu hóa vi khuẩn, cải thiện tình trạng hôi miệng giúp hơi thở thơm mát hơn.
- Dùng kẹo cao su: Dùng kẹo cao su sẽ có tác dụng kích thích tiết nước bọt tăng nhiều, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Tốt nhất nên chọn kẹo cao su không đường.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Nên hạn chế các thức uống có chứa axit, tăng cường uống trà xanh. Giảm tiêu thụ thức uống chứa cồn hay các chất kích thích khác có thể gây hại cho mô miệng.
- Kiểm tra răng định kỳ: Thăm khám răng, cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần giúp duy trì sức khỏe răng miệng, để răng lưỡi nướu và miệng luôn thơm tho, sạch sẽ.
Trên đây là những thông tin về bệnh lưỡi trắng đau họng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng và điều trị bệnh kịp thời.
Bài viết liên quan: Rát lưỡi đau họng là triệu chứng của bệnh gì chữa như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn