Mất ngủ buồn nôn xuất phát từ yếu tố suy nhược thần kinh hay thiếu máu lên não. Bên cạnh đó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nên khi xuất hiện những triệu chứng mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, tuyệt đối không nên chủ quan lơ là.
1. Các bệnh lý gây buồn nôn mất ngủ
Buồn nôn mất ngủ thường xuất hiện từng đợt ngắn hoặc kéo dài. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này phải kể đến do:
- Rối loạn tuần hoàn máu não gây mất ngủ buồn nôn: Bệnh thường xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc những người làm việc văn phòng, ít vận động khiến chức năng tuần hoàn máu suy giảm, gây ra chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn.
- Hạ đường huyết: Thông thường hạ đường huyết do cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, lượng đường trong máu giảm xuống thấp gây ra hiện tượng đau đầu, ù tai, tim đập nhanh, chóng mặt, mất ngủ buồn nôn.
- Hội chứng đau nửa đầu migraine: Người bệnh đau nửa đầu và kéo dài từ 4 – 72 tiếng (giật thon thót hoặc đau như búa bổ), migraine thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng sợ ánh sáng, buồn nôn, khó ngủ, sợ tiếng động,… Đặc biệt, sau khi phát bệnh, người bệnh phải đối mặt với các hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và mất ngủ.
- Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể: Sự suy giảm nội tiết tố trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng trằn trọc khó ngủ, chán ăn và buồn nôn. Điều này thể hiện rõ ở những phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
- Mất ngủ buồn nôn xuất hiện do chứng rối loạn tiền đình: Bệnh lý rối loạn tiền đình cũng là nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn. Dấu hiệu rối loạn tiền đình gây mất ngủ kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, không giữ được thăng bằng.
- Rối loạn tâm thần: Những bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ, trầm cảm, hưng cảm, …gây ra triệu chứng buồn nôn mất ngủ.
- Yếu tố bệnh lý khác: Bệnh lý như tim mạch, xương khớp, dạ dày,… gây ra các cơn đau nhức làm ảnh hưởng tới tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây ra các triệu chứng chán ăn, chóng mặt, buồn nôn.
2. Nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn
Mất ngủ và buồn nôn có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài. Không khó để có thể nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn:
- Khi đi ngủ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, dễ thức giấc giữa đêm, khi đã thức giấc thì rất khó ngủ lại.
- Thời gian ngủ buổi tối thường ít hơn 5 tiếng mỗi ngày, thức dậy từ rất sớm.
- Buổi sáng thức dậy cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, uể oải.
- Chán ăn và có cảm giác sợ mùi thức ăn, buồn nôn sau khi ăn.
- Cơn chóng mặt và buồn nôn xuất hiện sau khi thức giấc hoặc vào mỗi lần trở mình trong lúc ngủ hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột.
Nếu thấy các triệu chứng của bệnh kéo dài không dứt hay có dấu hiệu trầm trọng, người bệnh nên đi khám.
3. Tình trạng buồn nôn mất ngủ có nguy hiểm không?
Buồn nôn mất ngủ xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, cơ phải đối mặt với những mối nguy hiểm như:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức, ngất xỉu.
- Thể trạng yếu, tinh thần mệt mỏi làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xuất huyết não,…
- Suy giảm trí nhớ, kém tập trung khiến hiệu suất học tập và làm việc suy giảm.
- Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, nổi nóng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí còn tiến triển thành bệnh trầm cảm nếu không điều trị kịp thời.
- Mất ngủ làm suy giảm nhan sắc, sạm da, rụng tóc, thâm quầng mắt.
- Đau đầu, mất ngủ, buồn nôn kèm theo biểu hiện choáng váng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp đang tham gia lưu thông trên đường.
4. Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn
Có nhiều phương pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn. Trong đó, phổ biến nhất thường dùng là thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc các mẹo dân gian tại nhà.
4.1. Thuốc Tây y cải thiện triệu chứng mất ngủ buồn nôn
Thuốc Tây y điều trị chứng mất ngủ buồn nôn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc thường dùng như thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc chống dị ứng. Cụ thể gồm những thuốc: Zolpidem, Promethazine, Phenobarbital, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ buồn nôn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như gây suy thận, suy gan, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,… Nguy hiểm hơn khi dùng sai liều có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, kèm theo tác dụng phụ nữ rối loạn cảm xúc, ảo giác, đau đầu,… Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Thuốc Đông y điều trị mất ngủ buồn nôn
Sử dụng thuốc Đông y điều trị mất ngủ buồn nôn cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây y nhưng lại an toàn hơn, ít gây tác dụng phụ. Thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ nâng cao miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Một số bài thuốc thường dùng như:
Thuốc điều trị mất kèm rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị phòng sâm, bạch truật, hắc táo nhân, đinh lắng 16g mỗi loại, ngũ vị, viễn chí, phục thần, cam thảo, trần bì 12g mỗi loại, bán hạ, hậu phác, thần khúc 10g mỗi loại, nhục quế 8g, sinh khương 6g.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
Thuốc điều trị mất ngủ kèm đau đầu, chóng mặt, ù tai:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị trinh nữ hoàng cung, tang diệp 20g mỗi loại, táo nhân, mạch môn, đương quy 16g mỗi loại, cam thảo, phòng sâm, ngưu tất, thạch lộc, viễn trĩ 12g mỗi loại, bạch thược 10g, hạt sen 6g, đại táo 7 quả.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
4.3. Thuốc dân gian điều trị mất ngủ buồn nôn
Sử dụng các mẹo dân gian chữa mất ngủ buồn nôn mang đến sự an toàn và lành tính. Trong dân gian, các loại thảo dược tự nhiên được sử dụng điều trị phải kể đến như:
- Lạc tiên: Làm tăng đáng kể tổng thời gian ngủ, giảm mất ngủ, chữa suy nhược thần kinh. Đặc biệt lạc tiên còn có thể làm giảm tác dụng của chất gây mất ngủ như caffeine (có trong cà phê).
- Thảo quyết minh: Có tác dụng an thần, làm giảm các thành phần sóng nhanh (trên điện não đồ), cải thiện tình trạng ngủ hay mê sảng.
- Mạch môn: Y học Cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng rễ mạch môn để điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật.
- Bình vôi: Y học hiện đại sử dụng hợp chất L-tetrahydropalmatin làm thuốc an thần, gây ngủ, điều trị một số trường hợp rối loạn tâm thần chức năng, căng thẳng thần kinh.
- Lá vông, Phục linh: Làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm dịu căng thẳng và gây ngủ.
- Mẫu lệ: Trọng trấn an thần, có tác dụng bổ âm dương, tăng cường khí huyết lưu thông và kiểm soát giấc ngủ tốt hơn.
- Sơn dược: Thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt.
Hiệu quả điều trị mất ngủ buồn nôn sẽ tăng lên khi kết hợp tất cả các thảo dược trên lại với nhau. Tuy nhiên, việc kết hợp trên không dễ dàng, nhưng người bệnh có thể tìm mua sản phẩm đã được bào chế ra, sử dụng dễ dàng.
5. Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ buồn nôn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đối với tất cả các bệnh lý nói chung và bệnh mất ngủ buồn nôn nói riêng, có thể phòng ngừa bằng những biện pháp sau:
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Massage đầu nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
- Ngâm chân bằng nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
- Tập luyện thể thao thường xuyên để hỗ trợ ngủ ngon và tăng cường sức đề kháng cơ thể.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như rau xanh, thực phẩm giàu protein,…
- Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no để tránh ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng,…
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
- Tạo thông gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào và không bị tiếng ồn ảnh hưởng.
Mất ngủ buồn nôn chỉ có thể là triệu chứng thông thường do mất ngủ khiến cơ thể quá mệt mỏi. Tuy nhiên cũng có thể là do bệnh lý gây ra, người bệnh nên đi thăm khám, điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn