Nhiều người bị cao huyết áp cho rằng tình trạng mất ngủ là nguyên nhân chính gây nên. Thực chất bệnh mất ngủ ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe con người và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy mất ngủ có làm tăng huyết áp như lời đồn? Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp.
1. Mất ngủ có làm tăng huyết áp?
Thực chất, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp. Bởi lúc này cơ thể người bệnh không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến các hệ thần kinh và các cơ quan khác hoạt động không có thời gian nghỉ ngơi. Lúc này quá trình bơm máu lên não và các cơ quan khác phải hoạt động với công suất cao gây nên bệnh cao huyết áp.
Thực tế cũng chứng minh, ở những người khỏe mạnh chỉ số huyết áp ban ngày sẽ cao hơn về đêm. Khi cơ thể bị vận động quá sức gây căng thẳng thần kinh và mất ngủ sẽ làm cho huyết áp tăng cao lên. Còn nếu cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý sẽ khiến chỉ số huyết áp luôn duy trì trong ngưỡng bình thường.
Mất ngủ là trạng thái khiến cơ thể mệt mỏi nhất, hệ thần kinh không được nghỉ ngơi khiến cho huyết áp tăng cao, nhiều khí có thể tăng huyết áp kịch phát. Nếu người bệnh mắc các bệnh nền về tim mạch nữa sẽ khiến triệu chứng nặng nề và rõ ràng hơn đặc biệt là khi liên tục mất ngủ.
2. Cơ chế khiến mất ngủ làm tăng huyết áp là gì?
Mất ngủ gây tăng huyết áp xuất phát từ những cơ chế sau đây:
2.1. Hệ thống thần kinh tự trị cùng phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”
Phản ứng này xảy ra tại hệ thần kinh tự trị gây nên những thay đổi mang tính chức năng của cơ thể. Bởi lúc này hệ thần kinh giao cảm của người bệnh bị ức chế làm cho các mạch máu bị co lại để đưa máu tới các cơ quan như não và tim…Lúc này huyết áp sẽ tăng cao. Không chỉ vậy, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy này còn gắn liền với những thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.2. Nội tiết tố adrenaline, cortisol và trục hạ đồi – tuyến yên
Nội tiết tố cơ thể thường được điều hòa bởi tuyến yên và vùng hạ đồi trong khi ngủ đó là adrenaline và cortisol, loại hormone này đều được tiết ra ở tuyến thượng thận. Trong khi đó, adrenaline là một loại nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, qua trung gian là hiện tượng co thắt các động mạch. Tình trạng mất ngủ diễn ra khiến nồng độ adrenaline tăng cao vào ban đêm, từ đó làm tăng huyết áp kéo dài.
Nồng độ cortisol thường có xu hướng giảm trong suốt cả ngày, tuy nhiên với người bị mất ngủ, nồng độ cortisol sẽ tăng nhiều vào đầu giờ tối. Hiện tượng này xuất hiện làm ngăn chặn sự phục hồi tự nhiên của cơ thể sau một ngày để chuẩn bị cho một đêm dài nghỉ ngơi. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ còn có liên quan trực tiếp đến nồng nồng độ estrogen tăng cao, nguyên nhân làm giảm sự tỉnh táo và kém tập trung ở người bệnh.
2.3. Nội tiết tố tuyến giáp
Tăng nội tiết tố tuyến giáp thường diễn ra khi bị mất ngủ. Những người có nội tiết tố tuyến giáp cao thường sẽ gây tăng huyết áp, cung lượng tim cao làm căng thẳng trên hoạt động của tim.
2.4. Mất ngủ có làm tăng huyết áp do nguyên nhân béo phì?
Khi bị mất ngủ, cơ thể thường có xu hướng thèm ăn do sự rối loạn điều hòa leptin và ghrelin. Khi người bệnh ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến một phần não kiểm soát cơn đau khiến gia tăng nhu cầu ăn uống vào ban đêm gây béo phì và tăng huyết áp.
2.5. Cà phê
Cà phê là loại thức uống thơm ngon và kèm theo công dụng giúp cơ thể tỉnh táo. Thế nhưng thói quen sử dụng nhiều cà phê thường gây nên bệnh cao huyết áp khi giúp cải thiện mất ngủ nhanh chóng. Trong cà phê mang khả năng kích thích tuyến thượng thận tác động trực tiếp đến huyết áp gây cao huyết áp cho người sử dụng.
2.6. Mất ngủ có làm tăng huyết áp do chứng ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm do tắc nghẽn đường thở gây nên. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ và sẽ tỉnh dậy vào ban đêm để thở lại. Ngoài việc ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể, ngừng thở khi ngủ còn gây tăng huyết áp đặc biệt là ở trường hợp tỉnh dậy sau khi ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này hay xảy ra ở người cao tuổi, trung niên và người bị béo phì.
3. Làm gì để kiểm soát tình trạng mất ngủ gây tăng huyết áp?
Bệnh mất ngủ hiện nay đang xảy ra ngày càng phổ biến nhất là ở lớp người trẻ tuổi do áp lực công việc, học tập trở nên nặng nề hơn. Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh cao huyết áp khiến sức khỏe sa sút. Vì vậy, lúc này để kiểm soát tình trạng mất ngủ chúng ta cần:
- Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài quá lâu khiến cơ thể nhiều lần bị tăng huyết áp khi mất ngủ.
- Điều trị mất ngủ theo đúng phác đồ của các bác sĩ đưa ra.
- Cố gắng đi ngủ đúng giờ mỗi ngày và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng.
- Hãy giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng, không khí hài hòa để có một giấc ngủ tốt.
- Nên tập thể dục hàng ngày vừa nâng cao sức khỏe lại giúp giấc ngủ được cải thiện hơn. Tuy nhiên nên tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ… để tránh mất sức quá nhiều.
- Không ăn trước khi ngủ, ăn đêm khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất gây khó ngủ.
- Có chế độ dinh dưỡng tốt, nên bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ như ăn chè hạt sen, uống trà thảo dược…
Bên cạnh đó, có thể tham khảo sử dụng viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả. Viên uống này rất an toàn, lành tính khi được bào chế với 100% thảo dược tự nhiên như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh. Đây là các thảo dược được chứng minh mang lại công dụng tốt giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và an thần tốt. Ngoài ra, viên uống này cũng được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về vấn đề mất ngủ có làm tăng huyết áp hay không. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình cải thiện tình trạng mất ngủ để không còn nỗi lo cao huyết áp.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn