Bệnh mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng và có thể kéo theo rất nhiều vấn đề nguy hiểm như bệnh trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ… nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này để có được giải pháp cải thiện hiệu quả, an toàn.
1. Mất ngủ mãn tính là bệnh gì?
Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, hoặc thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian dài, nhiều hơn 1 tháng là mất ngủ mãn tính.
2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ mãn tính
2.1. Mất ngủ do bệnh tật
Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính phổ biến nhất đến là do một số bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Người mất ngủ mãn tính thường do các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh hen suyễn hoặc bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, đau dạ dày,… bệnh cường giáp và một số vấn đề về nội tiết khác, hay bệnh thần kinh như bệnh parkinson, thoái hóa đa khớp, viêm khớp, hoặc đau nhức lưng dưới, đau nhức cơ thể mãn tính… Ngoài ra mất ngủ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc một số bệnh thần kinh.
2.2. Mất ngủ do lạm dụng chất kích thích
Tình trạng mất ngủ mãn tính có thể phát sinh khi người bệnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích như Caffeine, rượu, nicotin gây kích thích và căng thẳng thần kinh.
2.3. Mất ngủ là tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính. Các loại thuốc như thuốc chống lo âu, trầm cảm, các thuốc dùng trong điều trị bệnh cảm lạnh, thuốc chống dị ứng có thành phần là hoạt chất Pseudoephedrine, thuốc kháng Histamin, thuốc lợi tiểu, các thuốc dùng trong hóa trị, xạ trị, thuốc điều trị ung thư, thuốc nhuận tràng kích thích…
2.4. Mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường
Các yếu tố như môi trường sống chật chội, đông người, nơi nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh hay gặp ở vùng đô thị làm người bệnh càng thêm khó ngủ.
2.5. Mất ngủ do ăn uống không điều độ
Giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nếu người bệnh ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc uống rượu, bia, ăn nhiều chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá…
2.6. Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý
Những rối loạn về tâm lý có thể khiến nồng độ hormone, tâm trạng và sinh lý trong cơ thể thay đổi. Các yếu tố này có khả năng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ không đủ giấc và phát sinh bệnh mất ngủ mãn tính. Tình trạng mất ngủ lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
2.7. Mất ngủ do thay đổi hormone
Sự thay đổi của hormone Estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị mất ngủ mãn tính.
2.8. Mất ngủ do suy giảm các chức năng của cơ thể, suy giảm hàm lượng hormone
Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, khi tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính như người bệnh quá lo lắng về giấc ngủ của mình. Việc cố gắng thử và chủ ý dùng nhiều thời gian cho giấc ngủ tức là người bệnh cố tình quên đi một điều gì đó, nên sẽ không tránh khỏi thức tỉnh, thậm chí thức trắng, kết quả là chỉ thiếp đi khi quá mệt mỏi. Lúc này mất ngủ càng thêm trầm trọng.
3. Triệu chứng của mất ngủ mãn tính
Người bệnh mất ngủ mãn tính có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:
- Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.
- Hay bị tỉnh giấc nhưng lại khó đi vào giấc ngủ trở lại.
- Thường thức giấc sớm.
- Thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy.
- Không có cảm giác nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
- Cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày.
- Thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm.
- Người bị mất ngủ kinh niên thường cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ.
- Hay bị căng thẳng và nhức đầu…
- Tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận.
- Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
- Có thể bị ảo giác.
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau.
4. Mất ngủ mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Thời gian ngủ là lúc cơ thể hồi phục và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, hoạt động. Nếu thường xuyên thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần:
- Thoái hóa và ngộ độc tế bào bên trong cơ thể.
- Là tác nhân gây ra các bệnh lý huyết áp, tim mạch và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường và béo phì vì thức đêm dễ tạo ra thói quen ăn nhiều protein và chất ngọt làm tăng đường huyết và cholesterol.
- Rối loạn tâm lý, tinh thần làm suy giảm trí nhớ, dễ lo âu, trầm cảm.
- Khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản trong cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công.
- Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy.
5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ mãn tính
Cách tốt nhất để điều trị mất ngủ mãn tính là tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và từ đó khắc phục tình trạng này. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và quá trình khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán như:
- Điện não đồ
- Đo lưu huyết não
- Điện tâm đồ
- Chụp CT, MRI não hoặc một số bộ phận khác để chẩn đoán phân biệt
- Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số cơ thể cần thiết
Khi đã có kết quả xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân gây mất là do các bệnh lý thì người bệnh cần điều trị tích cực các bệnh này để cải thiện giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ do căng thẳng thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là điều chỉnh tâm lý. Nếu mất ngủ do các loại thuốc, các bác sĩ có thể điều chỉnh lại đơn thuốc giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
6. Các biện pháp điều trị bệnh mất ngủ mãn tính
6.1. Thay đổi lối sống và vệ sinh giấc ngủ
Tuy lối sống thiếu khoa học không phải là nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ mà chỉ là yếu tố kết hợp. Tuy nhiên, việc vệ sinh giấc ngủ và thay đổi lối sống có thể giảm phần nào tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và hỗ trợ kéo dài thời gian ngủ đáng kể. Bạn nên vệ sinh và sắp xếp lại phòng ngủ để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Đồng thời bạn nên chú ý:
- Không sử dụng caffeine sau 12 giờ trưa, tránh hút thuốc lá và dùng rượu bia. Ngoài ra, cần chú ý ăn tối trước 19 giờ và hạn chế ăn quá no.
- Không dùng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Đồng thời nên tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định để điều hòa nhịp sinh học.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo không gian ngủ mát mẻ, ánh sáng vừa phải,…
- Tránh suy nghĩ quá mức vào thời gian trước giờ đi ngủ để tránh lo lắng, căng thẳng.
- Tập thể dục và thực hiện một số biện pháp thư giãn như liệu pháp mùi hương, tắm nước ấm, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc,… để giải tỏa căng thẳng trước giờ ngủ.
6.2. Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ
Phần lớn những trường hợp bị mất ngủ kinh niên đều phải sử dụng thuốc. Thuốc có thể tạo cảm giác buồn ngủ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời một số loại thuốc còn giúp cải thiện tâm trạng lo âu và buồn bã quá mức. Dùng thuốc có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Do đó, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ và lợi ích trước khi chỉ định phương pháp này.
Để có thể điều trị mất ngủ mãn tính an toàn và hiệu quả, người bệnh có thể chọn cách dân gian hay dùng các vị thuốc Đông y để điều trị các bệnh lý, trong đó có vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Từ bài thuốc gia truyền sử dụng các thành phần thảo dược quen thuộc đã được dân gian dùng từ xưa như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh bào chế thành viên uống rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Bạn có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.
7. Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ mãn tính
Bạn có thể phòng ngừa bệnh mất ngủ mãn tính bằng các cách đơn giản sau:
- Không nên hoạt động nhiều, lao lực quá sức trước khi đi ngủ bởi hoạt động nhiều làm tăng năng lượng, tiết nhiều cholesterol, gây khó vào giấc ngủ.
- Tránh để những áp lực, muộn phiền, lo âu ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Giữ cho phòng ngủ phải luôn thông thoáng và yên tĩnh.
- Tránh sử dụng các chất kích thích vào ban đêm, trước giờ đi ngủ như cà phê, rượu, bia.
- Có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, làm việc hợp lý.
Mất ngủ mãn tính cần điều trị kịp thời và đúng cách mới hy vọng lấy lại giấc ngủ bình thường. Hi vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết cách điều trị mất ngủ mãn tính an toàn và hiệu quả.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn