Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh lý gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
645

Hiện nay, số lượng người mắc chứng mất ngủ đang ngày một gia tăng. Bệnh mất ngủ sẽ khiến người bệnh không thể ngủ sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng,… Không những vậy, đây còn có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh lý gì, từ đó bạn sẽ có những giải pháp khắc phục, phương pháp điều trị kịp thời.

1. Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ ngủ không sâu giấc

Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Người bị mất ngủ thường dễ dàng nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Trằn trọc, khó ngủ, giấc ngủ không sâu.
  • Hay tỉnh giấc một hoặc nhiều lần trong đêm và rất khó để ngủ lại.
  • Người bệnh có thể chỉ thức dậy trong vài phút sau đó ngủ tiếp được ngay nhưng cũng có thể mất khá nhiều thời gian để ngủ lại.
  • Giấc ngủ chập chờn, nửa tỉnh nửa mê hoặc mơ nhiều.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

2. Mất ngủ ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của bệnh lý gì?

Cần cẩn trọng khi bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Cần cẩn trọng khi bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc

2.1. Bệnh mất ngủ

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của bệnh mất ngủ. Bệnh sẽ gây ra các tình trạng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng, lão hóa nhanh, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bệnh mất ngủ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, song phổ biến ở những người cao tuổi, người có lối sống thiếu khoa học, người đang gặp những vấn đề về tâm lý.

2.2. Stress, căng thẳng

Theo kết quả nghiên cứu từ học viện Y học về giấc ngủ, tình trạng stress có thể gây ra chứng mất ngủ. Cụ thể, khi bị stress, người bệnh sẽ suy nghĩ rất nhiều, rơi vào trạng thái lo âu, khiến bộ não bị căng thẳng và dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: suy nhược cơ thể, giảm đề kháng, nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim, rối loạn lo âu,…

2.3. Bệnh trầm cảm

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh trầm cảm
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh trầm cảm

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh lý gì? Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc chứng trầm cảm. Bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm trạng khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh, đồng thời làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Chính điều này khiến bệnh nhân mắc trầm cảm khó đi vào giấc ngủ hơn, thậm chí mất ngủ triền miên.

2.4. Mất ngủ ngủ không sâu giấc là biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hiện tượng dây thần kinh số 8 đang bị tổn thương. Bệnh gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng, ù tai,… Nếu rối loạn tiền đình kéo dài có thể không chữa trị được và tăng nguy cơ đột quỵ. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ có những triệu chứng: mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ, luôn có cảm giác chóng mặt, lảo đảo và dễ bị ngã, thị giác nhạy cảm hơn, giảm thính lực.

2.5. Thiểu năng tuần hoàn não

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Đây là bệnh lý khá phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Lý do dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não là bởi lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất, khiến tế bào thần kinh không đủ năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới chức năng não bộ. Do đó, người bệnh sẽ dễ bị đau đầu, rối loạn về giấc ngủ, chóng mặt, dị cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn trí nhớ.

2.6. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Mất ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Cụ thể, đây là hiện tượng rối loạn hô hấp liên quan tới tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Người bệnh sẽ bị ngưng thở hơn 10 giây, hoặc giảm thông khí. Tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, kèm triệu chứng ngủ ngáy.

Bệnh thường gặp ở nam giới, người trong độ tuổi trung niên, người béo phì. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm ảnh hưởng tới các cơ quan tim, phổi, thận, não,… làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao rất nguy hiểm.

2.7. Bệnh cường giáp

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh cường giáp
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng do nhiều bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp. Tình trạng này gây tăng chuyển hóa quá mức, dẫn đến các vấn đề về tim mạch như: tim đập nhanh, gầy sút cân,… tác động tới toàn bộ cơ thể.

Khi mắc bệnh cường giáp, người bệnh thường sẽ có những triệu chứng bao gồm: hồi hộp đánh trống ngực, sợ nóng, tiêu chảy, bướu cổ, sụt cân, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi,…

2.8. Rối loạn cơ xương khớp

Một bệnh lý tiếp theo cũng thường dẫn tới mất ngủ và ngủ không sâu giấc đó là rối loạn xương khớp. Đây chính là tình trạng các khớp và phần liên quan như gân, cơ bắp, dây chằng, xương sống,… đang bị suy yếu chức năng. Người bệnh cũng thường có các triệu chứng như: viêm sưng quanh khớp, rối loạn giấc ngủ vì quá đau, cơ yếu đi, giảm lực cầm nắm,…

Rối loạn cơ xương khớp có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến ở người cao tuổi, người phải thường xuyên lao động nặng.  Việc mất ngủ sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, tăng hormone căng thẳng, từ đó làm cho tình trạng đau cơ khớp trở nên tệ hơn.

2.9. Trào ngược dạ dày – thực quản

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất trong lòng dạ dày bị trào ngược vào thực quản. Khi nằm ngủ ban đêm, lúc lượng acid chảy từ dạ dày sang thực quản đủ nhiều có thể khiến người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như đau nóng ngực, cảm giác dịch trào lên cổ,… gây cảm giác khó chịu, dẫn tới mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tỷ lệ bệnh này xảy ra vào ban đêm tuy ít hơn so với ban ngày nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy người bệnh cần chú ý để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Cần làm gì để cải thiện tình trạng mất ngủ ngủ không sâu giấc?

Tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ, sức khỏe thể chất và tâm lý. Hậu quả là bạn không đủ tỉnh táo và minh mẫn để học tập, làm việc, làm giảm năng suất lao động. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

3.1. Duy trì thói quen lành mạnh

Duy trì thói quen lành mạnh để cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Duy trì thói quen lành mạnh để cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Để có một giấc ngủ với chất lượng tốt, bạn nên thay đổi thói quen không lành mạnh và cần duy trì những thói quen có lợi cho cả sức khỏe và giấc ngủ của mình. Bạn có thể cải thiện tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc bằng những giải pháp như:

  • Duy trì một thời điểm đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
  • Thực hiện một điều gì đó giúp bạn thư giãn trước giờ đi ngủ.
  • Tránh rượu, thuốc lá, caffeine và tránh ăn nhiều vào bữa tối.
  • Giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và hạn chế dùng các thiết bị này khi nằm trên giường.
  • Cố gắng sắp xếp thời gian để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hoặc chỉ đơn giản là đi dạo để hít thở không khí trong lành.

3.2. Tạo môi trường ngủ tốt nhất có thể

Tạo môi trường ngủ thoải mái sẽ khắc phục được chứng mất ngủ ngủ không sâu giấc
Tạo môi trường ngủ thoải mái sẽ khắc phục được chứng mất ngủ ngủ không sâu giấc

Giấc ngủ có liên tục hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ. Do vậy, bạn nên loại bỏ các yếu tố “gây nhiễu” để có giấc ngủ sâu hơn:

  • Sử dụng rèm cửa để cản ánh sáng bên ngoài chiếu vào và nên dùng đèn ngủ có công suất thấp.
  • Bạn có thể đeo bịt mắt để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ.
  • Bật máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ nếu bạn cảm thấy loại âm thanh này dễ chịu.
  • Sử dụng loại nệm, chăn gối và drap trải giường chất lượng tốt để tạo sự thoải mái cho bạn khi ngủ.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ để tránh ngủ chập chờn không sâu giấc vì nóng bức.
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia

Trường hợp bạn không thể tự cải thiện để ngủ sâu hơn thì nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia về chăm sóc giấc ngủ. Chẳng hạn như bạn đang gặp các vấn đề gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì nên tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa trước thì mới có thể ngủ ngon hơn. Còn nếu là người mắc các rối loạn về giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ thì bạn nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc giấc ngủ và sức khỏe đúng cách.

Có thể thấy tình trạng mất ngủ ngủ không sâu giấc tuy không hề hiếm gặp song lại khá nguy hiểm nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh có triệu chứng này cần chú ý và thăm khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.

Bên cạnh đó, để thuyên giảm tình trạng mất ngủ và ngủ không sâu giấc, bệnh nhân cũng có thể kết hợp sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ từ 100% thảo dược như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh. Đây đều là những thành phần an toàn, lành tính, có công dụng hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc, giảm triệu chứng mất ngủ rất hiệu quả.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh lý gì? Từ đó, mỗi chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý để có một giấc ngủ chất lượng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.