Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
478

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng điển hình và tác hại mà bạn không thể ngờ tới. Cùng tìm hiểu những điều liên quan đến chứng mất ngủ để biết cách điều trị an toàn, hiệu quả nhé.

Nên tìm hiểu rõ thông tin về hiện tượng mất ngủ
Nên tìm hiểu rõ thông tin về hiện tượng mất ngủ

1. Mất ngủ là gì?

Giấc ngủ ban đêm là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi, tái tạo sau một ngày bận rộn. Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 giờ. Một giấc ngủ tốt được đánh giá qua các tiêu chí như đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là bạn cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy… Theo các nghiên cứu và khảo sát thì thời gian ngủ trung bình của con người sẽ giảm dần theo tuổi tác.

2. Các loại mất ngủ thường gặp

  • Mất ngủ ban đêm: Người bị mất ngủ ban đêm thường có các triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ vào mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc. Giấc ngủ đêm chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc.
  • Mất ngủ kéo dài/mất ngủ kinh niên: Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài và trở thành tình trạng mất ngủ kinh niên, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Để điều trị cũng sẽ mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì.
  • Mất ngủ sau sinh: Phụ nữ sau sinh hay mất ngủ do nhiều nguyên nhân như có cảm giác đau ở vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn), mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm em bé nên bị rối loạn giấc ngủ, hoặc tình trạng trầm cảm sau sinh,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày và cả việc ngủ quá nhiều nhưng luôn cảm thấy không đủ, rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ có thể là do ngủ ngáy và ngưng thở lúc ngủ, mộng du và nghiến răng…

3. Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

Hiện tượng mất ngủ cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào?
Hiện tượng mất ngủ cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào?

Tình trạng mất ngủ của bạn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý chứ không đơn thuần là mất ngủ do uống trà, cafe… Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số các bệnh như:

  • Bệnh dị ứng
  • Bệnh viêm khớp
  • Bệnh tim
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Thay đổi nội tiết tố: Tình trạng này xảy ra với chị em phụ nữ ở độ tuổi trung bình (50 tuổi). Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
  • Bệnh lý tâm thần
  • Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,…)

4. Nguyên nhân mất ngủ

Bị mất ngủ là do những tác nhân nào gây nên?
Bị mất ngủ là do những tác nhân nào gây nên?

Bạn có thể mất ngủ do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Những căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý như ly hôn, mất đi người thân, mất việc làm… đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
  • Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, có thời gian đi ngủ không cố định, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Nếu bạn ăn quá nhiều vào bữa tối, ăn muộn có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu và bạn không thể đi vào giấc ngủ.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Tình trạng này xảy ra khi bạn đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến mất ngủ.
  • Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,…, hay người đang bị chấn thương hoặc đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,… cũng có thể bị mất ngủ.
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
  • Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ, thường thì người cao tuổi khó ngủ hơn, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Nếu bạn không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.

5. Triệu chứng mất ngủ

Cực kỳ dễ dàng để nhận thấy một người đang mắc chứng mất ngủ
Cực kỳ dễ dàng để nhận thấy một người đang mắc chứng mất ngủ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ có:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
  • Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ
  • Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày
  • Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
  • Khó tập trung, dễ quên

6. Các đối tượng dễ bị mất ngủ

Mất ngủ không tha cho một ai bất kể tuổi tác hay giới tính
Mất ngủ không tha cho một ai bất kể tuổi tác hay giới tính

Ai cũng có thể bị mất ngủ nhưng có một số đối tượng có nguy cơ gặp phải chứng bệnh này nhiều hơn đó là:

  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mất ngủ cao hơn nam giới, chị em có thể mất ngủ trong giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, giai đoạn mãn kinh… dễ mất ngủ. Tuy nhiên chị em mất ngủ khi mang thai xảy ra thường xuyên nhất.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao những thay đổi trong giấc ngủ và sức khỏe cũng tăng lên. Thường có 2 dạng dễ gặp nhất khi mất ngủ do tuổi tác, đó là mất ngủ ở tuổi trung niên và mất ngủ ở người già.
  • Người đang gặp các vấn đề sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm thần: Những người gặp các vấn đề này thường có nguy cơ cao gặp mất ngủ hơn người có sức khỏe tốt.
  • Người trẻ tuổi: Những người trẻ tuổi cũng có thể mất ngủ do thường xuyên bị căng thẳng, áp lực, thay đổi lịch trình làm việc.

7. Tác hại của mất ngủ là gì?

Bị mất ngủ nếu chủ quan sẽ cực kỳ nguy hiểm
Bị mất ngủ nếu chủ quan sẽ cực kỳ nguy hiểm

Người bị mất ngủ đêm sẽ cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi, đau đầu, nhìn thiếu sức sống, mất tập trung, có thể nhớ trước quên sau, giảm hiệu suất công việc… Nếu chứng mất ngủ này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể dẫn đến hệ lụy sức khỏe không mong muốn như:

  • Mất ngủ có thể làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Theo nghiên cứu cho thấy, tình trạng mất ngủ sẽ làm teo não đến 25%, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần ở người trẻ so với người bình thường.
  • Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Mất ngủ lâu ngày sẽ khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém.
  • Dễ béo phì: Mất ngủ làm thay đổi hoạt động não bộ, khiến người bệnh nhanh thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo.
  • Da xấu đi nhanh chóng: Khi người bệnh ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc. Từ đó, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Tình trạng viêm da cơ địa, vảy nến và viêm da kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn do mất ngủ kéo dài.
  • Suy giảm sinh lý: Với người bệnh mất ngủ là nam giới thì tác hại nghiêm trọng nhất chính là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Testosterone thấp khiến sinh lý đấng mày râu sụt giảm với các biểu hiện như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
  • Nguy cơ bệnh ung thư: Khi giấc ngủ ít và hay gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Đe dọa hệ tim mạch: Do người bệnh thường xuyên bị bệnh mất ngủ hoặc ngủ không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, nhịp tim và huyết áp tăng cao.

8. Chẩn đoán tình trạng mất ngủ

Tình trạng mất ngủ được chẩn đoán như thế nào?
Tình trạng mất ngủ được chẩn đoán như thế nào?

Để khám và chẩn đoán tình trạng bệnh mất ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra thói quen ngủ: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử giấc ngủ của người bệnh như mức độ buồn ngủ ban ngày, thời gian ngủ bao lâu, nên đi ngủ lúc mấy giờ, từ khi nào… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh hoàn thành bảng câu hỏi để xác định kiểu thức ngủ và mức độ buồn ngủ ban ngày.
  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng thể để tìm các dấu hiệu của các vấn đề y tế có thể liên quan. Xét nghiệm máu có thể được chỉ định thực hiện để kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp hoặc các tình trạng khác có liên quan.
  • Đo đa ký giấc ngủ: Đây là các xét nghiệm và theo dõi, ghi lại những hoạt động của cơ thể trong khi người bệnh ngủ như sóng não, nhịp thở, nhịp tim, chuyển động mắt và chuyển động cơ thể. Đo đa ký giấc ngủ sẽ thực hiện khi không rõ ràng hoặc phát hiện người bệnh có dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ khác như: Chứng ngưng thở, hội chứng chân không yên…

9. Chữa bệnh mất ngủ như thế nào?

Các biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
Các biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

9.1. Điều trị không dùng thuốc

Với những trường hợp bị mất ngủ do thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường, thói quen… người bệnh chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện liệu pháp khắc phục như:

  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Phương pháp này giúp loại bỏ các yếu tố khiến người bệnh bị mất ngủ. Người bệnh chỉ nằm trên giường khi buồn ngủ. Nếu không thể ngủ được sau 15 – 20 phút nằm trên giường thì ra khỏi giường, thực hiện một số hoạt động thư giãn và quay lại giường sau khi cảm thấy buồn ngủ.
  • Liệu pháp thư giãn: Người bệnh nên điều chỉnh trạng thái tâm lý, thư giãn tinh thần, cơ thể để giảm căng thẳng và lo lắng, cũng như là cách giúp dễ ngủ vào ban đêm.
  • Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp này làm giảm thời gian ngủ trên giường và tránh ngủ trưa nhiều.
  • Giáo dục vệ sinh giấc ngủ: Một số trường hợp rối loạn do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống quá nhiều caffein và rượu… Liệu pháp này hướng dẫn người bệnh bỏ thói quen này và sinh hoạt điều độ hơn.
  • Liệu pháp nhận thức và liệu pháp tâm lý: Liệu pháp này được sử dụng để giúp người bệnh xác định những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Đồng thời giúp người bệnh học cách đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, nâng cao sự tự tin, loại bỏ những lo lắng ra khỏi tâm trí.
  • Châm cứu: Châm cứu giúp giải phóng các chất thúc đẩy giấc ngủ, sản sinh các hormone như serotonin có tác dụng an thần.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn giúp bổ sung thực phẩm giúp ngủ ngon  như thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, Magie và tryptophan. Cảnh báo người bệnh nên tránh xa các chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem… do sẽ gây cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan.
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Dân gian đã từng sử dụng thảo dược chữa mất ngủ như: tim sen, lạc tiên, hoa cúc, lá vông nem… dùng để hãm trà an thần dễ ngủ uống hằng ngày giúp cải thiện tự nhiên tại nhà, an toàn mà không gây tác dụng phụ.

9.2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Có trường hợp mất ngủ mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ngủ đặc trị có chứa các thành phần như: Eszopiclone, Ramelteon, Zaleplon, Zolpidem…Thông thường các loại thuốc ngủ kê đơn không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, suy giảm nhận thức, phụ thuộc thuốc, lờn thuốc… Do đó, thuốc an thần chỉ dùng cho người được kê đơn có sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng mà cần phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện biểu hiện bất thường thì người bệnh nên đến bệnh viện gần nhất để khám chữa kịp thời.

Cùng với các điều trị này thì người bệnh mất ngủ có thể chọn dùng cải thiện tình trạng này bằng viên uống thảo dược. Đây là các thảo dược đã được dân gian sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như là Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Các thảo dược được bào chế thành viên uống rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh sẽ dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ, tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ, phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.

10. Phòng ngừa mất ngủ

Chứng mất ngủ được phòng ngừa như thế nào?
Chứng mất ngủ được phòng ngừa như thế nào?

Để phòng ngừa mất ngủ, bạn nên lưu ý thực hiện các thói quen sau:

  • Duy trì giờ đi ngủ và giờ thức nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn như tập yoga, thiền…
  • Chỉ nên ngủ trưa từ 15 – 30 phút để tối có thể ngủ ngon.
  • Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu, không sử dụng nicotine, đặc biệt là dùng vào buổi tối.
  • Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, ăn muộn trước khi ngủ.
  • Nên ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc nhẹ để dễ ngủ hơn là sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
  • Hỏi bác sĩ xem các thuốc bạn đang dùng có phải là nguyên nhân gây mất ngủ, ngủ không ngon hay không.

Ai cũng có thể bị mất ngủ nhưng nếu tình trạng này chỉ diễn ra vài ngày hay trong thời gian ngắn thì không cần lo lắng nhưng nếu kéo dài trên 1 tháng thì bạn chớ chủ quan, hãy đi khám để được điều trị kịp thời.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.