Giai đoạn tuổi dậy thì của các bạn nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì sự thay đổi về tâm sinh lý khiến ba mẹ khó nắm bắt. Thêm vào đó đây cũng là giai đoạn nhiều bạn học sinh gặp tình trạng căng thẳng và dẫn đến mất ngủ. Cụ thể nguyên nhân nào khiến các bạn mất ngủ tuổi dậy thì?
1. Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì
Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ ở tuổi dậy thì đó là:
1.1. Do thay đổi hormone
Thay đổi hormone là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, những thay đổi của hormone tuyến giáp và nồng độ cortisol không chỉ hỗ trợ trẻ tăng chiều cao một cách nhanh chóng mà còn khiến trẻ căng thẳng và áp lực. Điều này gây ra khó ngủ, mất ngủ ở độ tuổi dậy thì.
1.2. Áp lực trong việc học hành và thi cử
Cuộc sống hiện nay, trẻ em luôn áp lực việc học hành chạy đua thành tích khi đang ngồi trên ghế nhà trường để có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của thầy cô và bố mẹ. Chính điều đó đã vô hình chung tạo ra áp lực và khiến hệ kinh của trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng. Do đó trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đêm ngủ trằn trọc không ngon hoặc thậm chí là mất ngủ.
1.3. Lạm dụng thiết bị điện tử
Công nghệ thông tin càng phát triển dẫn đến tình trạng trẻ được tiếp cận rất sớm với các thiết bị điện tử dẫn đến tình trạng lạm dụng. Các thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ bằng các tia sóng. Điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung, khó thả lỏng cơ thể và tinh thần để có một giấc ngủ ngon.
1.4. Thói quen thức khuya học bài
Do khối lượng bài tập quá nhiều trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng trẻ cần nhiều thời gian hơn để học tập nên sẽ dẫn đến thói quen thức khuya. Về lâu dài điều này sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể khiến trẻ mất ngủ về đêm và uể oải vào sáng sớm.
1.5. Ăn thức ăn nhiều năng lượng trước khi ngủ
Ăn quá nhiều loại thức ăn khó tiêu và nhiều năng lượng sẽ là cách để bạn “đánh thức” hệ tiêu hóa đang nghỉ ngơi của mình phải dậy hoạt động. Việc ăn nhiều trước giờ đi ngủ cũng có thể dẫn đến một số hiện tượng như: ở hơi, đầy bụng, khó tiêu,.. dẫn đến mất ngủ.
1.6. Không gian ngủ kém chất lượng
Nếu không gian ngủ của các bạn học sinh kém chất lượng như: quá nhiều tiếng ồn, chật chội, bí bách,.. thì có thể khiến trẻ giật mình trong khi ngủ và khó vào giấc.
1.7. Một số yếu tố bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh lý mà trẻ mắc phải cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì. Một số bệnh lý có thể kể đến như: viêm da, ngứa, nhiễm trùng đường hô hấp,…
2. Những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì có rất nhiều thay đổi về cả tâm sinh lý của trẻ. Do đó, ba mẹ cần quan tâm theo dõi cả về hành vi, cảm xúc và giấc ngủ của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra trẻ có đang gặp vấn đề về giấc ngủ không. Một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì gồm:
- Khó thức dậy vào hầu hết các buổi sáng
- Cáu kỉnh vào đầu buổi chiều
- Buồn ngủ, thường xuyên ngủ gật vào ban ngày
- Kết quả học tập sa sút, tinh thần chán nản
- Giấc ngủ kéo dài hơn bình thường vào ngày cuối tuần.
3. Mất ngủ ở tuổi dậy thì có hại thế nào?
Những tác hại mà bạn cần đối mặt khi bị mất ngủ ở tuổi dậy thì đó là:
- Khả năng tập trung cho việc học kém: Tác hại đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay khi mất ngủ 1 – 2 ngày đầu đó chính là mất tập trung và hay quên do não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ để tái tạo và phát triển.
- Dễ bị kích động, tâm trạng biến đổi thất thường: Các trường hợp bị mất ngủ thường xuất hiện tác hại này, thậm chí ở một số trường hợp còn có thể dẫn đến trầm cảm.
- Mụn trứng cá: Mất ngủ sẽ làm tăng tiết hormone cortisol làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn và từ đó khiến da dễ nổi mụn do bít tắc lỗ chân lông.
- Ảnh hưởng sự phát triển chiều cao: Tuổi dậy thì được coi là “giai đoạn vàng” để phát triển chiều cao và thông thường các hormone tăng trưởng sẽ được sản sinh vào ban đêm. Do đó neus bạ mất ngủ thì sẽ làm rối loạn quá trình này và ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao sau này.
- Vòng 1 chậm phát triển: Thường xuyên thức khuya ở độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến vòng 1 chậm phát triển.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Mất ngủ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến các tế bào màu trắng bị phá hủy khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Từ đó, trẻ cũng dễ mắc bệnh hơn những trẻ được ngủ đủ giấc.
- Tăng cân không kiểm soát: Khi bạn ngủ đủ cũng chính là khoảng thời gian cơ thể chuyển hóa chất béo. Do đó, khi mất ngủ, cơ thể bạn sẽ bị xáo trộn quy trình này thậm chí bạn sẽ càng có xu hướng ăn nhiều hơn khiến cơ thể tăng cân khó kiểm soát.
- Dễ lão hóa: Dù bạn đang trong độ tuổi trẻ trung nhưng bạn vẫn sẽ có khả năng lão hóa nhan sắc nếu bị mất ngủ ở tuổi dậy thì.
4. Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Mất ngủ ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe và cả tinh thần của trẻ như suy giảm thị lực, giảm trí nhớ, kết quả học tập sa sút… Do đó, để giúp con có giấc ngủ ngon, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
4.1. Những việc nên làm
- Duy trì cho trẻ thói quen tập thể dục, thể thao thường xuyên nhưng cần tránh vận động trước giờ đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh giúp dễ đi vào giấc ngủ.
- Cho trẻ uống một ly sữa ấm trước khi ngủ 30 phút giúp trẻ dễ ngủ hơn.
- Cho trẻ được thư giãn trước khi đi ngủ bằng một số giải pháp như tắm nước ấm, tắm vòi sen, đọc sách, nghe nhạc nhẹ,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
4.2. Những việc không nên làm
- Hạn chế ngủ trưa quá nhiều, hoặc chỉ nên ngủ tối đa 60 phút.
- Hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ. Không lắp tivi hoặc hệ thống trò chơi điện tử trong phòng ngủ của trẻ.
- Tránh cho trẻ uống các thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực vào buổi chiều và tối, tuyệt đối không uống trước giờ đi ngủ.
Với những tác hại nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này, bạn cần có biện pháp xử lý ngay chứng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì. Đơn giản và thuận tiện nhất bạn có thể sử dụng ngay các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tự nhiên như: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh. Không chỉ lành tính và không gây tác dụng phụ, các sản phẩm này còn giúp tinh thần bạn thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
Trên đây là các nguyên nhân chính và tác hại của tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình phát triển của con.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn