Không ít mẹ cho con bú bị viêm họng cảm thấy lo lắng không biết nên điều trị thế nào để không ảnh hưởng đến nguồn sữa? Cùng tìm câu trả lời trong nội dung sau nhé.
1. Nguyên nhân khiến mẹ cho con bú hay bị viêm họng
Có một số nguyên nhân gây viêm họng cho chị em sau sinh, đó là:
- Cũng như các trường hợp viêm họng thông thường thì mẹ cho con bú bị viêm họng có thể bị viêm họng do bị nhiễm khuẩn, virus. Lúc này sức đề kháng của mẹ sau sinh thường kém hơn bình thường, vẫn chưa hồi phục nên rất dễ mắc phải các bệnh do vi khuẩn, virus như viêm họng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh cũng là nguyên nhân thường gặp gây viêm họng ở chị em đang cho con bú. Mùa đông là thời điểm mà chị em thường bị viêm họng nhiều hơn.
- Nếu mẹ đang cho con bú có dấu hiệu viêm họng thì rất có thể mẹ đã mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh,…
2. Mẹ bị viêm họng khi cho con bú sẽ có những triệu chứng nào?
Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, dẫn đến cổ họng bị đau rát. Tuy nhiên các dấu hiệu viêm họng lại không giống nhau ở mỗi người, mẹ cho con bú bị viêm họng có thể gặp một hay nhiều triệu chứng như:
- Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt
- Ho khan, ho có đờm, cảm giác đau rát cổ họng nhiều hơn khi ho
- Sưng đau, nổi hạch dưới cằm, cổ, sưng đỏ amidan
- Có cảm giác khó chịu, mắc vướng, khó nuốt, giọng khàn khó nói chuyện
- Cổ họng nhạy cảm dễ buồn nôn, nôn
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu, hắt xì, sổ mũi
3. Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có sao không?
Tùy từng trường hợp nặng nhẹ mà mẹ cho con bú bị viêm họng có cách điều trị phù hợp. Một số loại thuốc trị viêm họng, ho có thể hòa tan vào sữa mẹ. Nếu bé bú phải sữa có chứa thuốc, trẻ có thể bị ảnh hưởng. Do đó, chị em vẫn có thể uống thuốc để điều trị viêm họng mà không gây ảnh hưởng đến trẻ sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện các lưu ý về việc cho con bú khi đang dùng thuốc. Tránh tự ý dùng thuốc ho, thuốc kháng sinh khi đang cho con bú vì có thể ảnh hưởng đến em bé.
4. Đang cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì?
Các bác sĩ, chuyên gia khuyên mẹ cho con bú bị viêm họng không nên uống các loại thuốc Tây hay thuốc kháng sinh bởi những loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả mẹ lẫn trẻ. Vì những gì mẹ ăn, uống hàng ngày đều có thể thông qua sữa mẹ mà truyền sang cơ thể của trẻ.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định mẹ uống một số loại thuốc không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ như Paracetamol và ibuprofen, hai loại thuốc an toàn có thể dùng để giảm đau họng cho mẹ cho con bú bị viêm họng. ngoài ra thuốc trị ho cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho chị em dùng để giúp giảm đau họng. Chú ý nên tránh sử dụng thuốc thông mũi vì các loại thuốc này có thể cản trở việc cung cấp sữa mẹ. Chỉ nên dùng các loại thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
5. Cách trị viêm họng cho mẹ sau sinh không dùng thuốc
Ngoài việc dùng thuốc, mẹ cho bú bị viêm họng có thể thử một số mẹo dân gian áp dụng ngay tại nhà vừa giảm nhanh triệu chứng vừa không ảnh hưởng đến sữa mẹ:
5.1. Trà hoa cúc
Mẹ cho con bú bị viêm họng có thể uống trà hoa cúc giúp giảm đau và tránh nhiễm trùng.
5.2. Nước muối ấm rất tốt cho mẹ bị viêm họng
Nếu mẹ cho con bú bị viêm họng thường xuyên súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt.
5.3. Nước ép mầm lúa mì
Nước ép mầm lúa mì có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng nhờ loại nước này giàu chất diệp lục.
5.4. Nước chanh ấm
Mẹ cho con bú bị viêm họng có thể dùng 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.
5.5. Mẹ bị viêm họng nên uống mật ong và chanh
Khi kết hợp một muỗng cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong trong một ly nước ấm, dùng uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng của mẹ đang cho con bú tốt hơn.Vì mật ong có tác dụng sát khuẩn, chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.
5.6. Giấm táo
Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có thể súc miệng bằng giấm táo pha với nước ấm sẽ giúp giảm các triệu chứng đau họng.
5.7. Nước gừng
Gừng có tác dụng loại bỏ các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Mẹ đang cho con bú đau họng chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể giúp đẩy lùi cơn đau họng.
5.8. Bạc hà
Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, có thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, mẹ cho con bú có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.
5.9. Dùng bột nghệ
Nghệ có khả năng kháng viêm, thúc đẩy làm lành vết thương hiệu quả. Mẹ đang cho con bú có thể dùng bột nghệ hoặc kết hợp bột nghệ với sữa để trị ho và viêm họng. Cho 1 thìa bột nghệ cho vào một cốc sữa, đem đun lên, thấy nóng thì khuấy đều rồi tắt bếp. Mỗi lần nhấp một ít sữa nóng có pha nghệ và thực hiện 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tối.
5.10. Cà rốt
Kết hợp mật ong và cà rốt rất tốt và an toàn cho mẹ cho con bú. Mật ong có tính kháng khuẩn, khi kết hợp với cà rốt sẽ giúp làm dịu cổ họng, trị ho, làm sạch họng, kháng viêm, tiêu viêm… Cà rốt ép lấy nước, cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt, khuấy đều rồi uống.
5.11. Dùng củ cải tươi
Củ cải có vị ngọt, đắng, hơi cay, tính bình, không độc, quy kinh vị và phế, có tác dụng chữa ho, long đờm, lọc gan thận, chữa bệnh một số bệnh về dạ dày, tiêu hóa, tiết niệu. Mẹ cho con bú có thể dùng 2 củ cải trắng đem cạo vỏ, rửa sạch củ cải, để ráo rồi thái lát mỏng, rồi trộn với mật ong (hoặc đường phèn) rồi để trong hũ qua đêm. Ngày hôm sau có thể lấy một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng, ngày dùng 2-3 lần. Hoặc có thể ép củ cải rồi cho mật ong (đường phèn) vào uống cũng sẽ cho công dụng tương tự.
5.12. Cách chữa viêm họng cho phụ nữ cho con bú bằng lá húng chanh
Lá húng chanh còn có tên gọi khác là rau tần dày và có chứa nhiều cavaron có tác dụng kháng viêm, tan đờm, giảm đau, tiêu độc, được sử dụng để chữa viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm phế quản… Dùng 1 nắm lá húng chanh, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, rửa lại với nước rồi để ráo, cho vào máy xay nhuyễn cùng 10ml nước sôi để nguội và một ít muối. Cuối cùng lọc lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày.
6. Một số lưu ý cần nhớ khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng
Khi đang điều trị, mẹ cho con bú bị viêm họng cần lưu ý những điều sau để điều trị thêm hiệu quả:
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Nên uống nước ấm để tốt cho cổ họng và súc miệng bằng nước muối ấm 3 – 4 lần/ngày.
- Có thể thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện khả năng miễn dịch.
- Nên rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng, vi khuẩn.
- Nên đeo khẩu trang khi chăm sóc em bé để tránh hắt hơi, lây bệnh cho em bé.
- Nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục.
- Chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
- Tránh ở nơi đông người vì những địa điểm này chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo. Nếu cần ở nơi đông người thì nên đeo khẩu trang.
Mẹ đang cho con bú viêm họng có thể dùng thêm sản phẩm xịt họng có thành phần thảo dược an toàn. Đây là sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn sử dụng hàng ngày để xịt rửa và dùng hỗ trợ điều trị khi bị viêm mũi họng. Xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau ngứa rát họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng,… Xịt họng có thành phần chứa 100% thảo dược gồm có: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn và có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định), có thể dùng thường xuyên, lâu dài. Xịt họng này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn khi có thể dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
7. Khi nào cần đi khám?
Mẹ cho con bú bị viêm họng không quá nghiêm trọng nhưng chị em chớ chủ quan, nên đi khám bác sĩ ngay tránh để tình trạng viêm họng phát triển nặng nhất là khi thấy các triệu chứng sau đây:
- Các triệu chứng viêm họng kéo dài hơn một tuần.
- Sốt cao từ 40°C trở lên, sốt không giảm dù đã dùng thuốc.
- Đang uống thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ nắm thêm được nhiều kiến thức hữu ích và có cách xử lý nhanh chóng nếu mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú.
Nguồn tham khảo:
[1]. Sore Throat While Nursing – Remedies and Precautionary Measures. https://parenting.firstcry.com/articles/sore-throat-while-breastfeeding-remedies-and-precautionary-measures/
[2]. Sore throats and Breastfeeding. https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/factsheet/sore-throats/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn