Khi các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, vật lý trị liệu… đã áp dụng mà bệnh gai cột sống không cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định mổ gai cột sống. Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị này cùng những nguy cơ và khả năng phục hồi sau phẫu thuật trong nội dung sau đây nhé.
1. Khi nào cần phải mổ gai cột sống?
Gai cột sống là một bệnh lý về xương khớp phổ biến và có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Do đó có nhiều cách điều trị được người bệnh áp dụng phổ biến như dùng thuốc Tây, vật lý trị liệu, các bài thuốc dân gian… Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường được chỉ định cách điều trị bảo tồn, kết hợp giữa việc dùng thuốc kê toa cùng với vật lý trị liệu nhằm kiểm soát tình trạng gai xương phát triển. Nhưng khi bệnh nghiêm trọng hơn, khi mà các điều trị nội khoa không có tác dụng thì và phẫu thuật mổ gai cột sống có thể được chỉ định.
Có hai cách mổ gai cột sống được áp dụng là mổ cắt lát đốt sống và cấy miếng đệm gan mỏm gai. Trong đó mổ cắt lát đốt sống là cách cắt bỏ lát mỏng ở khu vực đốt sống hình thành xương gai tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau với tác dụng có thể giảm sức ép lên đĩa đệm và các cơ quan kế cận. Còn phương pháp cắt miếng đệm gan mỏm gai được áp dụng trong trường hợp mỏm gai nhỏ. Bác sĩ sẽ cấy miếng đệm vào giữa các đốt sống giúp người bị bệnh giảm các triệu chứng đau nhức. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh gai cột sống được áp dụng khá phổ biến.
2. Các trường hợp chống chỉ định để mổ gai cột sống
- Gai có kích thước và phát triển lớn, gây ra các hiện tượng bất lợi cho các mô mềm bao phủ bên ngoài sưng đỏ. Có thể gây ra viêm nhiễm hoặc gây ra các cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân đau đớn.
- Các biện pháp bảo tồn, khi đã áp dụng được trên 6 tháng trở lên.
- Các trường hợp bệnh gai cột sống đã phát sinh và biến chứng kiểm soát hay rối loạn dây thần kinh thực vật…
- Có thể thấy các trường hợp áp dụng được bằng sự can thiệp là phẫu thuật bỏ một phần hoặc hoàn toàn xương gai. Nhờ vậy, các chèn ép sẽ được giảm đi đáng kể, ổn định hơn theo cấu trúc của cột sống.
3. Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Đây là băn khoăn của nhiều người bệnh khi tìm hiểu về phương pháp mổ gai cột sống. Với nền y học phát triển tiên tiến, mổ gai cột sống không còn là thủ thuật quá khó khăn hay phức tạp. Khi phẫu thuật cột sống, bác sĩ sẽ cắt bỏ những gai xương và đưa cột sống về hình dạng tự nhiên. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nhức và có thể nhanh chóng vận động, sinh hoạt tự nhiên. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn như:
- Nhiễm trùng ở vị trí phẫu thuật
- Vết mổ có thể khó lành, gây đau nhức khó tả
- Kích ứng da do phản ứng với dung dịch chống khuẩn trước và sau phẫu thuật
- Vùng da ở vị trí phẫu thuật trở nên mẫn cảm, dễ bị kích ứng
Do đó sau phẫu thuật nếu người bệnh thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì lập tức báo lại với bác sĩ để có thể tìm ra hướng khắc phục kịp thời.
4. Gai cột sống có khỏi vĩnh viễn sau khi mổ không?
Sau khi phẫu thuật gai cột sống thành công, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc hậu phẫu để đảm bảo cơ thể phục hồi hoàn toàn, đồng thời ngăn ngừa gai cột sống tái phát. Người bệnh chú ý:
- Hạn chế công việc nặng gây tác động tiêu cực lên cột sống
- Duy trì chế độ tập luyện theo chỉ định của bác sĩ
- Không tập thể dục thể thao quá sức
- Lưu ý vấn đề dinh dưỡng
Trung bình tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật lên tới 85% nhưng cũng có một số trường hợp hy hữu, gai xương còn có nguy cơ nhanh chóng phát triển lại sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.
5. Các phương pháp mổ gai cột sống
Hiện nay, đối với bệnh gai cột sống nếu thực hiện mổ thường sẽ triển khai theo 4 cách. Cụ thể, đối với từng cách mổ gai cột sống như sau:
5.1. Mổ gai cột sống bằng phương pháp nội soi
Có thể xem đây là phương pháp có tỉ lệ thành công đứng hàng đầu hiện nay. Mổ nội soi hạn chế tối đa khả năng tai biến sau mổ cao nhất. Đối với phương pháp này thì người ta sẽ tiến hành như sau:
- Trước hết, các bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ ở lưng. Sau khi tạo ra một vết cắt bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nội soi có trang bị camera và thông qua hình ảnh của camera có thể quan sát tình trạng cột sống. Từ đó bác sĩ sẽ cắt bỏ các xương gai một cách dễ dàng.
- Mổ nội soi sẽ khiến cho các áp lực chèn lên tủy sống được giải phóng. Hơn nữa, phương pháp này có lợi nhất cho việc hạn chế các chèn ép lên các xương vùng tủy sống. Chính vì vậy, phẫu thuật bằng cách mổ nội soi có tỷ lệ bệnh nhân bình phục cao nhất.
5.2. Mổ gai cột sống bằng phương pháp truyền thống
Đối với phương pháp mổ truyền thống giúp bác sĩ thuận lợi quan sát các gai xương và loại bỏ dễ dàng. Nhờ đó bác sĩ có thể định lại cấu trúc cột sống. Cách mổ này thực hiện theo cơ chế cắt một lớp mỏng ở gai sống bị gai làm rộng ống thắt lưng. Nhờ vậy có thể tạo ra khoảng trống cho tủy sống cũng như các dây thần kinh để làm giảm áp lực cho các cơ quan này. Quá trình mổ sẽ giúp hạn chế các cơn đau do gai cột sống gây ra hiệu quả hơn.
5.3. Mổ cắt lát đốt sống
Mổ cắt lát đốt sống là cách cắt bỏ lát mỏng ở khu vực đốt sống hình thành xương gai. Tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau. Nhờ đó có thể giảm sức ép lên đĩa đệm và các cơ quan kế cận.
5.4. Cấy miếng đệm gan mỏm gai
Phương pháp này dùng trong trường hợp mỏm gai nhỏ. Bác sĩ sẽ cấy miếng đệm vào giữa các đốt sống giúp người bị bệnh giảm các triệu chứng đau nhức. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh gai cột sống được áp dụng khá phổ biến.
Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật làm giảm hẹp các ống sống. Miếng đệm gia mỏm được cấy vào giữa các mỏm gai. Điều này sẽ giúp cho không gian giữa các mỏm xương và mỏm gia rộng hơn. Hạn chế các thương tổn do gai tác động đến xương.
Đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, kết luận riêng căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể. Thực hiện phẫu thuật gai cột sống ngày nay có tỉ lệ thành công lớn, khả năng hồi phục nhanh chóng. Chỉ cần sau phẫu thuật, bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống điều độ là có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
6. Chi phí mổ gai cột sống
Chi phí cho một ca phẫu thuật mổ gai cột sống thường gồm hai phần là:
- Chi phí thực hiện ca mổ gai cột sống.
- Chi phí phục hồi chức năng sau phẫu thuật và bồi dưỡng.
Chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào thủ thuật áp dụng cũng như thiết bị cần thiết cho ca mổ ở mỗi cơ sở y tế như:
- Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Thường có chi phí rẻ nhất trong các phương án (từ 15 – 20 triệu đồng)
- Thủ thuật mổ nội soi: Chi phí có thể gấp đôi so với phẫu thuật truyền thống (từ 20 – 40 triệu đồng).
- Nếu kết hợp nhiều thủ thuật khác nhau để điều trị gai cột sống đi kèm biến chứng phức tạp thì chi phí sẽ tương đối cao, phụ thuộc vào những liệu pháp mà người bệnh lựa chọn ( từ 50 triệu đồng/ ca phẫu thuật).
Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế và chọn mổ gai cột sống ở cơ sở y tế đúng tuyến thì chi phí phẫu thuật sẽ giảm đi nhiều.
Mổ gai cột sống cũng có những rủi ro và chi phí khá cao, do đó người bệnh cần cân nhắc. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ điều trị bằng thuốc Tây hiệu quả thì người bệnh có thể chọn bổ sung canxi từ thực phẩm ăn hàng ngày từ các loại rau xanh đậm như rau muống, rau mùng tơi, các loại rau họ cải, trứng, hải sản các loại… hoặc có thể bổ sung canxi nano (có kích thước siêu nhỏ và tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường), vitamin D3, MK7 (hai thành phần giúp đưa canxi vào tận trong xương), magie, mangan, sắt, DHA, Quercetin… Các thành phần này có trong 1 viên uống nên dễ dàng sử dụng, sẽ giúp tăng cường canxi giúp cơ thể có đủ canxi để chữa lành chấn thương hoặc xương bị thoái hóa, giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa. Bên cạnh đó để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng viên uống có tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry…
Mổ gai cột sống chỉ áp dụng khi các cách điều trị nội khoa không mang đến tác dụng, đó đó người bệnh chỉ nên áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan:
- Bài tập yoga trị gai cột sống hiệu quả thực hiện ngay tại nhà
- Các loại thuốc trị gai cột sống không phải ai cũng nắm rõ
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn