[GIẢI ĐÁP] Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
8 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2315

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn lây truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị muỗi vằn đốt người bệnh sẽ không có biểu hiện bệnh ngay mà phải sau một thời gian ủ bệnh. Vậy muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết?

1. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết

Thông tin về dịch sốt xuất huyết và thời gian ủ bệnh sau khi bị muỗi đốt
Thông tin về dịch sốt xuất huyết và thời gian ủ bệnh sau khi bị muỗi đốt

Theo số liệu thống kê cho thấy, thời kỳ cao điểm diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết trong nước ta vào tháng 7 đến tháng 10 mỗi năm.

Hiện nay, nước ta đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Theo số liệu của Bộ Y tế, đến ngày 4/7, cả nước ghi nhận khoảng 92.000 ca sốt xuất huyết, tăng khoảng 15.000 ca so với thống kê 10 ngày trước đó. Đã có 36 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.

Số ca mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 10.000 ca sốt xuất huyết, tăng gần 44% so với năm ngoái, trong đó số ca trở nặng tăng 7 lần.

2. Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Câu hỏi “Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?” là thắc mắc của rất nhiều người, bởi khoảng thời gian từ khi bị muỗi đốt đến khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể cũng giúp bạn xác định xem bản thân có bị sốt xuất huyết hay không.

Muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
Muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Theo các chuyên gia, sau khi bị muỗi gây sốt xuất huyết, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-14 ngày (trung bình từ 3-10 ngày tùy theo thể trạng từng người).

Sau giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng sốt xuất hiện sẽ bắt đầu xuất hiện. Biểu hiện ban đầu rất giống với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt cao, liên tục trên 38,5 độ c và kéo dài từ 2-7 ngày. Đi kèm với sốt cao, người bệnh có thể có những triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau hốc mắt, phát ban, ngứa,…

Sau giai đoạn sốt là giai đoạn nặng nhất của bệnh (hay còn gọi là giai đoạn xuất huyết). Giai đoạn này xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm do bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Lúc này, người bệnh có thể đã hạ sốt, nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ bởi lúc này tiểu cầu giảm, có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng với triệu chứng như thở gấp, bứt rứt, chảy máu chân răng, nôn mửa,…

Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị thoát huyết tương dẫn đến ứ dịch, sốc, xuất huyết nặng, suy tạng, suy tuần hoàn dẫn tới tử vong.

Khi nghi ngờ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

3. Cách phòng tránh muỗi sốt xuất huyết

Phòng ngừa trước khi bị muỗi đốt ủ bệnh sốt xuất huyết
Phòng ngừa trước khi bị muỗi đốt ủ bệnh sốt xuất huyết

Để phòng tránh muỗi đốt gây sốt xuất huyết, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Dọn dẹp xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản như vũng nước đọng, hốc cây, chai lọ, lốp xe ô tô, mảnh sành sứ, chum vại…; vệ sinh ao tù, kênh rạch gần nơi sinh sống.
  • Dụng cụ chứa nước sinh hoạt hoặc nước thải phải được đậy kín và vệ sinh thường xuyên để loại trừ trứng và ấu trùng muỗi. 
  • Xử lý chất thải đúng cách, không thải bừa bãi ra ngoài môi trường.
  • Thả cá hoặc dung dịch làm sạch phù hợp vào các bể nước ngoài trời để diệt loăng quăng, bọ gậy…
  • Luôn ngủ trong màn, kể cả ban ngày.
  • Hạn chế đến những nơi tập trung nhiều muỗi, nếu bắt buộc phải đi thì cần mặc quần áo dài tay, sử dụng dung dịch bôi, xịt muỗi chuyên dụng để tránh bị muỗi đốt.
  • Dùng mành, rèm cửa, màn có tẩm hóa chất diệt muỗi, hoặc sử dụng các công cụ diệt muỗi như vợt điện, đèn diệt muỗi, phun thuốc diệt muỗi, hương diệt muỗi… Có thể lắp thiết bị đuổi muỗi và côn trùng.
  • Phun thuốc diệt muỗi diện rộng khi dịch bùng phát.
  • Kêu gọi mọi người tham gia chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết.
  • Phát hiện các biểu hiện lâm sàng và theo dõi tình trạng bệnh của người bị sốt xuất huyết để tránh tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết gây ra.

Trong trường hợp bị sốt xuất huyết, bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng từ thảo dược an toàn như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Sản phẩm này chứa phức hợp XTDcomplex được tạo ra bởi tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết?” cũng như một số phương pháp chống muỗi hiệu quả. 

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.