Muỗi Aedes gây sốt xuất huyết: Phòng ngừa thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1875

Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus Dengue gây ra và muỗi Aedes aegypti là trung gian đưa bệnh từ người bị sốt xuất huyết đến người khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về muỗi sốt xuất huyết trong nội dung sau.

1. Đặc điểm muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes aegypti gây sốt xuất huyết có những đặc điểm gì?
Muỗi Aedes aegypti gây sốt xuất huyết có những đặc điểm gì?

Muỗi Aedes aegypti, còn gọi là muỗi vằn, có màu đen, ở trên thân, bụng, chân có vệt trắng rõ rệt. Trong đó, muỗi cái chuyên đi hút máu người mới là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Loại muỗi này sinh sản và phát triển mạnh nhất là vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11), khi nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, sau đó, trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng). 

Muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng ở những nơi có nước đọng như bể nước, vại, lu, chai lọ bỏ không, hốc cây,… Chu kỳ phát triển của muỗi vằn từ lúc đẻ trứng đến khi phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) trung bình 7 ngày. Thời gian từ bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành khoảng 2-3 ngày. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời muỗi sốt xuất huyết đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

2. Muỗi Aedes hoạt động vào thời gian nào?

Muỗi Aedes hoạt động chủ yếu vào ban ngày, đặc biệt là lúc sáng sớm và buổi chiều tối trước khi tắt nắng. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy, thời điểm chập tối, muỗi vằn bay rất nhiều. Ngoài hai thời điểm chính này, muỗi sốt xuất huyết vẫn hút máu cả vào ban đêm.

3. Muỗi gây sốt xuất huyết như thế nào?

Cơ chế lây bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes
Cơ chế lây bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes

Bản thân muỗi Aedes không mang virus Dengue. Chúng chỉ nhiễm virus khi đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. 

Sau khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân sốt xuất huyết, virus Dengue sẽ ủ bệnh và nhân lên ở trong cơ thể muỗi khoảng 10 – 12 ngày. Sau thời gian này, muỗi sẽ thành vật trung gian truyền virus Dengue cho những người khỏe mạnh khác.

Muỗi Aedes khả năng hút máu ngắn quãng, nghĩa là chúng có thể đốt nhiều người trong thời gian ngắn và có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác. Chính điều này dẫn tới sự bùng dịch tự nhiên dù tìm thấy ít số lượng muỗi cái.

>> Xem thêm: Muỗi đốt sau bao lâu bị sốt xuất huyết?

4. Các biện pháp phòng chống muỗi Aedes hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất hiện nay là tích cực thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt, cụ thể như sau:

Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết từ muỗi Aedes hiệu quả
Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết từ muỗi Aedes hiệu quả

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy; 
  • Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
  • Thu gom và hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa… Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Mặc trang phục dài tay, màu sắc sáng (trắng, xanh lá, vàng, cam) để bảo vệ làn da trước sự tấn công của muỗi.
  • Hạn chế đi lại nơi muỗi sinh sống nhiều như ao, hồ, bụi cỏ rậm rạp.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, kem chống muỗi hay vợt điện diệt muỗi…

Phòng chống muỗi đốt:

  • Không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian sáng sớm và chiều tối, không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong trường hợp bắt buộc do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa chống muỗi,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn; 
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Tránh ở những nơi tối, nhiều cây cối rậm rạp vào thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Nếu không, cần mặc quần áo dài, dùng kem chống muỗi để hạn chế bị muỗi cắn.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết, đồng thời có phương pháp chống muỗi để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết dengude là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.