Nằm xuống bị chóng mặt là hiện tượng phổ biến, thường do rối loạn tiền đình, huyết áp thấp hoặc lưu thông máu kém. Tình trạng này có thể gây cảm giác mất thăng bằng, hoa mắt khi bạn thay đổi tư thế đột ngột. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm xuống.
1. Hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt
Nằm xuống bị chóng mặt có thể là biểu hiện bất thường xảy ra ở hệ tiền đình. Vì bộ phận này có chức năng duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Nên khi xảy ra tình rối loạn tiền đình thì não bộ sẽ không thể kiểm soát được hết các hành động của cơ thể từ đó gây các biểu hiện choáng váng, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống cũng như chóng mặt khi nằm ngửa. Tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nữa chứ không phải chỉ do rối loạn tiền đình vì khi bạn bị thiếu máu não, bị stress và nghỉ ngơi không điều độ thì cơ thể đều có thể có triệu chứng này. Bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân để được điều trị đúng lúc, đúng cách tránh bệnh phát triển nặng.
2. Nguyên nhân nằm xuống bị chóng mặt là gì?
2.1. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là tình trạng bạn bị chóng mặt khi nằm xuống có thể là do sự bất thường xảy ra ở hệ tiền đình. Khi tiền đình bị rối loạn, não bộ không thể kiểm soát các hành động của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế như từ đứng sang nằm hoặc ngược lại. Cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường xảy ra bất chợt nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài quá vài phút nhưng nó vẫn có thể diễn ra vô cùng dữ dội. Đa phần các trường hợp chóng mặt tư thế kịch phát lành tính sẽ tự hết trong vòng vài tuần, nhưng vẫn có số ít trường hợp sẽ chuyển thành bệnh mãn tính.
2.2. Nguyên nhân do những bệnh lý khác
Tình trạng nằm xuống bị chóng mặt buồn nôn có thể xảy ra do một số bệnh lý sau đây:
- Đau nửa đầu (migraine): Đây là một loại đau đầu mạn tính, thường xảy ra ở một nửa đầu.
- Viêm mê đạo tai: Viêm mê đạo tai là một tình trạng viêm nhiễm trong tai trong, gây ra chóng mặt, buồn nôn và sao lạc thị giác.
- Lưu lượng máu giảm đột ngột: Khi lưu lượng máu đến não giảm đột ngột, có thể gây ra hiện tượng chóng mặt và hoa mắt.
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Khi dây thần kinh tiền đình bị viêm, nó gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất cân bằng, hoa mắt.
- U não, có chấn thương sọ não: Các khối u não hoặc chấn thương sọ não có thể gây ra triệu chứng chóng mặt, do ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.
- Cảm cúm, cảm lạnh: Một số bệnh cúm và cảm lạnh có thể gây ra triệu chứng chóng mặt nhẹ do tác động của vi rút lên hệ thống thần kinh.
- Suy tim: Bệnh suy tim nặng có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây chóng mặt và mất cân bằng cơ thể.
- Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là một tình trạng mạch máu bị hẹp và cứng, có thể gây ra chóng mặt khi lưu lượng máu đến não bị giảm.
- Loãng xương: Loãng xương có thể gây ra chấn thương về xương dễ dàng hơn gồm cả chấn thương sọ, từ đó có thể gây ra triệu chứng chóng mặt trong trường hợp này.
2.3. Các nguyên nhân không do bệnh lý
Cũng có khi tình trạng nằm xuống bị chóng mặt kèm buồn nôn xảy ra do thiếu máu não, căng thẳng quá mức hoặc mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài, say rượu, say nắng,…
3. Triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống giường
Có thể nhận biết nằm xuống bị chóng mặt qua các triệu chứng, dấu hiệu sau:
- Có cơn chóng mặt, choáng váng khi nằm xuống hoặc thay đổi tư thế đầu
- Cảm giác mọi thứ xung quanh đang xoay tròn hoặc di chuyển
- Cơn chóng mặt diễn ra ở nhiều mức độ nhưng không kéo dài quá vài phút
- Cơ thể mất thăng bằng, đứng không vững, lảo đảo
- Buồn nôn, nôn mửa
Các triệu chứng của tình trạng này thường có thể tự hết mà không cần can thiệp y tế nên bạn không cần phải quá lo lắng và các dấu hiệu, triệu chứng cũng xuất hiện khác nhau ở mỗi người.
4. Nên làm gì khi nằm xuống bị chóng mặt
Với các trường hợp nằm xuống bị chóng mặt không phải do bệnh lý thì bạn không cần phải lo lắng vì đa phần tình trạng này sẽ tự khỏi sau một thời gian. Còn với trường hợp bạn cứ nằm xuống là bị chóng mặt buồn nôn thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân thì bạn nên khám để tìm ra nguyên nhân. Với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, thường không cần sử dụng thuốc đặc hiệu vì hầu hết các trường hợp tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bệnh không tự khỏi, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như tái định vị sỏi tai, thuốc, bài tập tiền đình hoặc các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ (thủ thuật Semont, thủ thuật Epley, Semont cải tiến, bài tập Brandt-Daroff) để giải quyết tình trạng chóng mặt khi nằm xuống của bạn. Bạn có thể cảm thấy cơ mệt mỏi hoặc đi không vững sau khi được điều trị trong khoảng 1-2 ngày, nhưng bạn cứ an tâm vì các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết. Nếu sau đó tình trạng chóng mặt khi nằm xuống vẫn tái diễn thì bạn nên quay lại bệnh viện để tái khám. Với trường hợp chóng mặt khi nằm xuống do mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc thiếu máu, bác sĩ có thể kê thêm các loại vitamin và khoáng chất, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
Ngoài các điều trị này thì bạn nên chú ý:
- Không thay đổi tư thế một cách đột ngột: Khi muốn thay đổi tư thế từ đứng sang nằm hay ngồi sang đứng thì hãy di chuyển cơ thể từ từ sẽ giúp cơ thể kịp thích nghi.
- Đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ bạn có thể thử massage chân hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Cố gắng giảm tải các áp lực trong cuộc sống và công việc bằng cách thư giãn qua các biện pháp giải trí, đọc sách, xem phim, nghe nhạc,…
- Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
- Bạn có thể sử dụng các loại uống để giảm cơn chóng mặt như nước chanh, nha đam, nước gừng, trà gừng mật ong,…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, thiền, yoga, tập gym, từ 20-30 phút mỗi ngày rất tốt để cải thiện tình trạng.
- Nên theo dõi tần suất và cường độ của những cơn chóng mặt và liệu có bất kỳ các triệu chứng nào đi kèm để thông báo với bác sĩ.
Nếu bạn nằm xuống bị chóng mặt thường xuyên thì đừng bỏ qua dấu hiệu này. Việc chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tư thế ngủ là rất quan trọng để tránh các biến chứng tiềm ẩn. Hãy tìm hiểu cách phòng ngừa hiệu quả và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.
Xem thêm: Nằm ngủ bị chóng mặt là hiện tượng gì? Cách khắc phục
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn