Ngâm chân là một trong những liệu pháp chữa bệnh mất ngủ đơn giản, an toàn và không kém phần hiệu quả. Nếu bạn mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm lý bất an thì những bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ dưới đây sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Hãy lưu lại ngay nhé.
1. Tác dụng của ngâm chân trong việc điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc nhưng không ngủ lại được, khi thức dậy có cảm giác mệt mỏi.
Theo y học cổ truyền, mất ngủ còn gọi là chứng thất miên, do nhiều nguyên nhân gây ra như suy giảm chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), tinh huyết kém, tà khí bên ngoài xâm nhập khiến thần bị rối loạn.
Trong khi đó, Đông y quan niệm, bàn chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể, tập hợp 6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng. Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hàng ngày, thông qua da bàn chân, các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Do đó, khi ngâm chân hay massage chân đều có tác dụng kích thích vùng huyệt đó và có lợi cho sức khỏe.
Việc ngâm chân với nước ấm giúp bàn chân và mạch máu ở đây được giãn nở bởi nhiệt. Khi đó, máu lưu thông tốt hơn, tuần hoàn đều từ đầu xuống dưới bàn chân, giúp làm giảm áp lực mạch máu. Bên cạnh đó, nước ấm còn làm huyết quản giãn ra, thúc đẩy tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, giúp mang lại cảm giác ngủ ngon, hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ.
2. Hướng dẫn 7 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả
Để việc điều trị bệnh mất ngủ bằng việc ngâm chân cùng với nước ấm đạt được kết quả cao, bạn nên sử dụng một số loại dược liệu để tăng công dụng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Dưới đây là 5 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mỗi buổi tối trước khi ngủ:
2.1. Ngâm chân trị mất ngủ với nước muối ấm
Một cách chữa mất ngủ khá đơn giản đó là ngâm chân trước khi đi ngủ. Sử dụng nước muối ấm để ngâm chân sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi chân tay, mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu giúp nhanh đi vào giấc ngủ hơn.
Cách thực hiện: Lấy chậu nước nóng già, hòa thêm ít muối hạt rồi ngâm cả hai chân khoảng 20 phút, ngâm trước khi ngủ tối.
2.2. Bài thuốc ngâm chân trị chứng mất ngủ từ ngải cứu
Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khử hàn, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và an thần.
Ngâm chân với nước lá ngải cứu sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc hay áp lực từ cuộc sống, mang lại một cảm giác dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, liệu pháp ngâm chân bằng nước lá ngải cứu còn có tác dụng trị các bệnh ngoài da xuất hiện ở bàn chân, làm giảm chứng đau nhức xương khớp, tay chân tê mỏi,… Do đó, trước khi đi ngủ chừng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể ngồi ngâm chân lá ngải cứu để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn bám quanh lá, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước và tiến hành đun sôi khoảng 5 – 10 phút.
- Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước mát sao cho nhiệt độ đủ ấm để ngâm chân.
- Tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Để gia tăng công dụng, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng dưới bàn chân, điều này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, khu phong và đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn.
2.3. Ngâm chân với nước ấm và gừng tươi
Loại dược liệu này có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí và giải độc. Việc ngâm chân với nước gừng có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, ổn định thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt nhọc, uể oải.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2 củ gừng tươi để loại bỏ lớp đất cát và vi khuẩn. Sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đập dập.
- Cho toàn bộ gừng đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 2 lít nước.
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi chừng 7 – 10 phút. Thêm 2 thìa cà phê muối để tăng tính sát khuẩn.
- Đổ hết phần nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh và ngâm chân chừng 15 – 20 phút.
2.4. Ngâm chân với nước ấm và lá lốt trị mất ngủ, đổ mồ hôi tay chân
Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ tiếp theo là từ lá lốt. Thảo dược này được nhiều gia đình trồng làm rau gia vị ăn nên rất dễ kiếm và rẻ tiền.
Lá lốt không chỉ có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, giảm đau nhức xương khớp mà còn giúp hoạt huyết, giữ ấm các khớp xương, ổn định huyết áp, giảm áp lực căng thẳng cho thần kinh, khôi phục chu kỳ giấc ngủ bình thường cho bạn.
Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi: 1 nắm
- Muối hạt: 20 gram.
Cách thực hiện:
- Lá lốt sau khi rửa sạch bạn cho vào nồi đun sôi kỹ với nước
- Hòa muối vào nồi nước cho tan hoàn toàn rồi đổ ra chậu
- Để nước nguội bớt và ngâm từ 10 – 15 phút. Trong quá trình ngâm, bạn có thể lấy xác lá lốt chà xát vào gan bàn chân để tác động đến các huyệt đạo, giúp điều trị mất ngủ hiệu quả hơn.
2.5. Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ cây sả
Mùi hương của tinh dầu sả có tác dụng làm dịu chứng rối loạn thần kinh, an thần, giảm stress, trị mất ngủ tự nhiên, an toàn cho bạn. Ngoài ra, ngâm chân với sả còn giúp khử mùi hôi chân, kích thích bài tiết mồ hôi, trừ hàn, chống viêm, cải thiện các chứng đau trong cơ thể, giữ ấm xương khớp, tăng cường lưu thông máu lên não. Việc ngâm chân với nước sả rất thích hợp cho các trường hợp bị trúng phong hàn khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó ngủ và sợ lạnh.
Chuẩn bị:
- Sả tươi: 5 cây
- Muối hạt: 20 gram
- Nước: 1.5 lít
Cách thực hiện:
- Trước tiên, bạn đem cây sả đập dập, rửa sạch.
- Bỏ xả vào trong nồi nước, nấu sôi trong 5 phút rồi thêm muối vào, khuấy tan.
- Điều chỉnh nước ngâm chân trị mất ngủ từ xả sao cho đạt đến nhiệt độ lý tưởng.
- Bỏ hai chân vào trong chậu ngâm với nước xả ấm kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng trong 15 phút.
- Áp dụng mỗi ngày để có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
2.6. Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ với vỏ quế
Quế có mùi thơm đặc trưng, được biết đến với tác dụng trừ hàn, giảm đau, làm thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu lên não. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng giảm đau nhức, an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp giảm stress, cải thiện nhanh chóng các cơn đau đầu, chóng mặt, giúp bạn ngủ sâu và giảm thiểu đáng kể tình trạng giật mình thức giấc mà không thể ngủ lại được.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g vỏ quế khô.
- Đem toàn bộ vỏ quế đã được chuẩn bị đun cùng với 3 lít nước.
- Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong vỏ quế tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu lớn và pha thêm một lượng nước mát.
- Tiến hành ngâm chân từ 15 – 20 phút rồi dùng khăn bông để lau khô nước.
- Nếu không có vỏ quế khô, có thể sử dụng lá quế để thay thế đều được.
2.7. Ngâm chân với hồng hoa trị mất ngủ, thông kinh và giảm đau
Nếu đang tìm kiếm các bài thuốc thảo dược ngâm chân trị mất ngủ an toàn, bạn không nên bỏ qua hồng hoa. Mẹo ngâm chân với hồng hoa có tác dụng trị mất ngủ, giảm đau nhức, cải thiện tê cóng chân tay do trời lạnh, đồng thời giúp hoạt huyết và thông kinh. Áp dụng mẹo chữa này đều đặn giúp giải tỏa căng thẳng, giảm đau đầu, ngủ ngon và sâu giấc.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước và cho vào 10 – 15g hồng hoa
- Sau đó đổ nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước lạnh vào
- Ngâm chân trong 15 – 20 phút để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc
3. Những đối tượng không nên ngâm chân với nước ấm trị mất ngủ
Một số tình trạng sức khỏe có thể tăng nặng hơn khi áp dụng liệu pháp ngâm chân trị mất ngủ. Chống chỉ định phương pháp này cho các đối tượng sau:
- Người có vấn đề về mạch máu: Xơ cứng, tắc nghẽn động mạch, suy giãn tĩnh mạch.
- Bệnh nhân bị tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có sức khỏe suy yếu, huyết áp thấp.
- Trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì.
4. Một số lưu ý khác khi ngâm chân trị mất ngủ
- Trong vòng 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân.
- Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não.
- Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt cũng không nên ngâm chân.
- Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 5 – 7 giờ tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất. Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn, nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.
- Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm.
Trên đây là các cách ngâm chân trị mất ngủ cực kỳ hiệu quả được khuyến khích áp dụng. Mong những thông tin này sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình trị liệu giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: Mách bạn 9 cách hít thở chữa mất ngủ siêu đơn giản và hiệu quả
Nguồn tham khảo
- [1] Trouble Sleeping? Try a Foot Soak. https://www.nytimes.com/wirecutter/blog/foot-soak-for-trouble-sleeping/
- [2] Can a warm foot bath before bed help you sleep better? https://www.techradar.com/health-fitness/sleep/warm-foot-bath
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn