Ngứa hậu môn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ lây lan, viêm nhiễm sang khu vực khác nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách và kịp thời. Vậy ngứa hậu môn bôi thuốc gì nhanh khỏi, tránh tái phát? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về tình trạng ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da xung quanh hậu môn. Ngứa có thể kèm theo các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, đỏ, tụ mủ, chảy dịch hay chảy máu.
Ngứa hậu môn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Nếu ngứa hậu môn do vệ sinh kém, mang thai hay dấu hiệu tiền mãn kinh, … thì tình trạng này thường dễ dàng cải thiện.
- Nếu ngứa hậu môn do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, các khối u ở hậu môn, sa trực tràng, …cần phải điều trị sớm.
Khi có bất kỳ dấu hiệu ngứa hậu môn nên chữa trị càng sớm càng tốt, khỏi nhanh, ngăn chặn bệnh nặng và tái phát.
2. Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? 4 loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được dùng phổ biến nhất
Sử dụng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn được xem là cách đơn giản, hiệu quả nhất đem lại. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị ngứa hậu môn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng sử dụng những loại thuốc này để đạt hiệu quả nhanh nhất, đẩy lùi và ngăn chặn bệnh tái phát.
2.1. Thuốc kem Hydrocortisone 1%
Hydrocortisone 1% là loại thuốc bôi có tác dụng chống viêm tại chỗ, đáp ứng tốt cho những trường hợp ngứa ở vùng hậu môn.
Sử dụng thuốc bằng cách bôi một lớp mỏng lên vùng da nhỏ, ngày bôi 3 – 4 lần, sử dụng tối đa 1 tuần cho 1 đợt điều trị.
Lưu ý:
- Không dùng thuốc kem Hydrocortisone 1% cho trẻ em dưới 10 tuổi.
- Tuyệt đối không thoa thuốc lên mặt, vùng da nhiễm trùng hay lở loét, viêm da do vi khuẩn, virus hay nấm.
- Mặc dù rất hiếm nhưng dùng thuốc bôi Hydrocortisone 1% giảm ngứa hậu môn vẫn có nguy cơ gặp tác dụng ngoài ý muốn như phát ban trên da hay xuất hiện phản ứng dị ứng.
2.2. Thuốc bôi Titanoreine
Thuốc Titanoreine có chứa thành phần Zn oxide, Caraghénates, Titanium dioxide và Lidocaine có tác dụng khắc phục triệu chứng đau nhức, ngứa rát hậu môn, giúp làm co tạm thời mô trĩ và hỗ trợ tốt hơn quá trình điều trị bệnh lý.
Bôi thuốc 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Nên dùng ngay sau khi tắm xong hay lúc đại tiện xong.
Lưu ý: Tuyệt đối không bôi quá 4 lần/ngày
2.3. Thuốc chống ngứa Gentrisone
Thuốc Gentrisone có tác dụng đáp ứng tốt nhất trong trường hợp ngứa hậu môn do nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng hay nhiễm nấm Candida.
Sử dụng thuốc bôi 2 lần/ngày, vào thời điểm sáng sớm và tối.
Lưu ý:
- Sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như: teo da, bào mỏng hay lột da.
- Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần rồi ngưng.
2.4. Thuốc bôi Preparation H
Thuốc Preparation H có chứa thành phần Propylparaben và Methylparaben, có tác dụng đáp ứng tốt trong trường hợp ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu, sưng đau vùng hậu môn, đồng thời làm co giãn mạch máu, hạn chế tình trạng sa búi trĩ.
Sử dụng thuốc tối đa 1 ngày 4 lần vào các thời điểm buổi sáng, trước khi ngủ hay sau mỗi lần đại tiện.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
- Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với thành phần hoạt chất chứa trong thuốc.
- Không dùng cho huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường.
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị kéo dài tối đa 7 ngày.
3. Lưu ý khi dùng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
- Không bôi thuốc trên diện rộng với 1 lớp quá dày. Chỉ lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên lớp mỏng vùng da bị tổn thương.
- Không gãi hay cọ xát lên mặt vùng hậu môn, không mặc đồ bó sát hoặc quá chật.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn mềm để lau khô rồi mới bôi thuốc vào.
- Rửa tay sạch sẽ cả thời điểm trước và sau khi sử dụng thuốc.
- Dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ khuyến cáo. Không tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc thay đổi kế hoạch điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có vấn đề bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược “trong uống ngoài bôi” gia tăng tác dụng điều trị, giảm ngứa nhanh do táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn. Cụ thể:
- Sản phẩm thảo dược uống: Có chứa thành phần Cao diếp cá, Cao đương quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Meriva (Curcumin phospholipid) và Magie hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón, chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa hậu môn. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)
- Sản phẩm thảo dược bôi ngoài: Có chứa thành phần Cao diếp cá, Cao thầu dầu tía, Cao trầu không, Cao nhọ nồi, nghệ nano giúp làm xoa dịu cảm giác ngứa, sưng đau, nóng rát, nứt kẽ hậu môn. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)
Ngứa hậu môn bôi thuốc gì, tất nhiên bôi những thuốc vừa được tìm hiểu ở trên theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng để giúp giảm ngứa nhanh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát nên sử dụng các sản phẩm thảo dược uống và bôi vừa an toàn, mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng cho bất kỳ đối tượng nào mà không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn nên lắng nghe thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn cách đẩy lùi tình trạng ngứa hậu môn TẠI ĐÂY.
Bài viết liên quan: Bị ngứa hậu môn khám ở đâu uy tín nhất?
Nguồn tham khảo
- [1] Anal itching. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anal-itching/diagnosis-treatment/drc-20369350
- [2] Anal Itching (Pruritus Ani). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15574-anal-itching-pruritus-ani
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA