Ngứa vùng kín khi mang thai xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến mẹ bầu khó chịu hơn hết còn ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín. Cụ thể có thể kể đến như:
1.1. Thay đổi nội tiết tố gây ngứa vùng kín khi mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi nhanh chóng khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng và làm bà bầu bị ngứa vùng kín.
1.2. Mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa
Mẹ bầu khi mắc phải các căn bệnh phụ khoa sẽ gây ngứa vùng kín nghiêm trọng. Đó có thể là các căn bệnh như sau:
- Viêm âm đạo: Căn bệnh này phổ biến nhất trong các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ thấy vùng kín ngứa ngáy kèm theo một số biểu hiện như khí hư dày đặc, đổi màu sắc và có mùi khó chịu.
- Viêm đường tiết niệu do E coli gây nên: Đây là một loại ký sinh trùng sống trên da hoặc lông vùng kín và hút máu của người bệnh. Chất thải của nó sẽ khiến da vùng kín bị kích ứng, phồng rộp và gây ngứa.
- Các căn bệnh lây qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai sẽ dẫn đến ngứa rát vùng kín.
Với các bệnh phụ khoa, mẹ bầu nên thăm khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
1.3. Các nguyên nhân khác gây ngứa vùng kín khi mang thai
- Mẹ bầu cũng có thể bị ngứa vùng kín do vệ sinh chưa đúng cách, thụt rửa sâu âm đạo khiến cho vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập.
- Do mẹ bầu mặc đồ lót chật hoặc đồ lót không thấm hút khiến vùng kín bí bách gây ngứa vùng kín.
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ quá nhiều chất tẩy rửa cũng là một lý do khiến cô bé bị ngứa vùng kín.
Tuy nhiên, nếu là do các nguyên nhân này thì mẹ bầu không nên quá lo lắng mà có thể cải thiện được nhanh chóng.
2. Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Nếu bệnh ngứa vùng kín ở mẹ bầu không được cải thiện thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Đặc biệt có thể khiến:
- Mẹ bầu mệt mỏi chán ăn làm cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
- Khi mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa, nếu sinh thường các bệnh này có thể lây sang em bé gây viêm mắt, viêm đường hô hấp, viêm da… bẩm sinh.
- Với những trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến thai nhị bị ảnh hưởng bởi thuốc gây ảnh hưởng đến tim thai, xương khớp, não bộ và dị tật thai nhi.
Vì vậy, khi bị ngứa vùng kín tốt nhất các mẹ bầu nên thăm khám phụ khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
3. Điều trị như thế nào khi bị ngứa vùng kín lúc mang bầu
Ngứa vùng kín khi mang thai tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu không được chủ quan. Lúc này mẹ bầu cần:
3.1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa đáng kể. Tốt nhất mẹ bầu nên:
- Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, nhất là cần vệ sinh sạch sau khi đi ngoài, quan hệ tình dục. Sử dụng nguồn nước sạch để rửa vùng kín. Đặc biệt không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Mặc đồ lót chất liệu thấm hút tốt, không mặc đồ lót chật gây bí bách vùng kín, gây ngứa và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Sử dụng đúng loại dung dịch, tránh các sản phẩm gây dị ứng.
3.2. Điều trị bằng thuốc
Với trường hợp mắc các bệnh phụ khoa và nhất định phải sử dụng thuốc, chị em cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ các y bác sĩ sau khi đã thăm khám. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về đặt, uống hoặc bôi khi chưa được thăm khám và chỉ định bởi vì các loại thuốc sử dụng khi mang bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
4. Phòng ngừa ngứa âm đạo khi mang thai
Bên cạnh các cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai các mẹ bầu cũng cần biết cách phòng ngừa tình trạng này để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
- Thứ nhất, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đều đặn hàng ngày.
- Thứ hai, không lạm dụng dung dịch vệ sinh có nhiều chất tẩy rửa dễ gây dị ứng cho da vùng kín.
- Thứ ba, có chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung lợi khuẩn từ một vài món ăn hàng ngày như sữa chua.
- Thứ tư, tránh xa các thực phẩm gây mùi cho vùng kín như các gia vị nặng.
- Thứ năm, nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Tốt nhất là loại có độ pH trong khoảng từ 4-6. Tốt nhất sử dụng gel vệ sinh có thành phần nano bạc, trà xanh, bạc hà, cây mít và pH 4 – 6 sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng ngứa vùng kín lại an toàn.
Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào chắc hẳn các bạn đã nắm được qua bài viết trên đây. Ngứa vùng kín khi mang thai tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến căn bệnh này gây ảnh hưởng đến em bé và sức khỏe của thai phụ. Vì vậy hãy kịp thời thăm khám để điều trị được đúng cách.
Bài viết liên quan:
- Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
- Ngứa vùng kín sau sinh gây ảnh hưởng gì đến chị em?
Nguồn tham khảo
- [1] Causes of Vaginal Itching During Pregnancy. https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-3521009
- [2] I’m Pregnant: Why Do I Have Vaginal Itching? https://www.healthline.com/health/pregnancy/vaginal-itching-during-pregnancy
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA