Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
5 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng Một 2024

Số lần xem:
1155

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu, không chỉ gây khó chịu mà còn khiến cho nhiều mẹ bầu cực kỳ lo lắng, bất an vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nên chị em chớ xem thường hiện tượng ngứa này.

1. Vì sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng đầu thai kỳ?

Ngứa vùng kín có thể là ngứa âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé hay ngứa vùng lông mu khi mang thai có thể là ngứa râm ran hay dữ dội. Có nhiều căn nguyên làm phát sinh triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu.

1.1. Thay đổi nội tiết tố

Mẹ bầu mới 3 tháng bị ngứa vùng kín do thay đổi nội tiết tố
Mẹ bầu mới 3 tháng bị ngứa vùng kín do thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sự thay đổi đó ảnh hưởng đến sự cân bằng pH âm đạo, cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín “ẩm ướt” dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ngứa, gây viêm.

1.2. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Đa số trường hợp ngứa vùng kín đều liên quan đến thói quen vệ sinh không đúng cách. Sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo,… Dễ khiến “nơi ấy” trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

1.3. Thụt rửa quá nhiều lần khi ngứa vùng kín

Việc thụt rửa âm đạo quá nhiều sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong âm đạo phát triển, đồng thời đưa những vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào gây bệnh.

Thụt rửa quá nhiều lần khi bị ngứa vùng kín trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai
Thụt rửa quá nhiều lần khi bị ngứa vùng kín trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai

1.4. Tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh phụ khoa

Đang bị bệnh vùng kín, nhưng dùng thuốc chữa không đúng cách, tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ không những không khỏi bệnh mà còn khiến cho bệnh nặng hơn, gây viêm, ngứa vùng kín.

1.5. Do dị ứng

Ngứa vùng kín do dị ứng, khi ăn phải những thức ăn có thể gây dị ứng nếu có thể mẫn cảm. Lúc này không chỉ ngứa ở các vùng da trên cơ thể mà cả “vùng tam giác” cũng phản ứng. Tương tự như dị ứng với thức ăn, khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng có thể là thời tiết thì ngay lập tức cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.

1.6. Bị ngứa vùng kín do bệnh lý

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu do rất nhiều bệnh lý, trong đó phải kể đến những bệnh lý phổ biến dưới đây rất hay mắc phải.

Mẹ bầu 3 tháng bị ngứa âm đạo do mắc phải các bệnh lý khác nhau
Mẹ bầu 3 tháng bị ngứa âm đạo do mắc phải các bệnh lý khác nhau
  • Bệnh trĩ: Khoảng 3 tháng đầu chế độ ăn uống của mẹ bầu khá phức tạp cùng với đó là việc ăn ít thức ăn chứa chất xơ, hoa quả,… dễ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón lâu ngày không điều trị dẫn đến bệnh trĩ, hậu môn ngứa ngáy và có thể lan qua “cô bé” nếu hậu môn tiết dịch.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Vi khuẩn luôn có sẵn trong môi trường âm đạo cùng với sự thay đổi quá mức của hormone khi mang thai làm mất cân bằng nồng độ pH dẫn đến việc các vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển. Nếu không điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong bụng.
  • Viêm âm đạo do trùng roi trichomonas: Trùng roi trichomonas lây nhiễm qua đường tình dục gây viêm âm đạo. Xuất hiện các triệu chứng như khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc màu vàng nhạt, sủi bọt và có mùi hôi, có cảm giác ngứa, rát khi quan hệ.
  • Viêm âm đạo do nấm Candida: Nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường âm đạo trong giai đoạn phụ nữ mang thai. Bởi mang thai nồng độ estrogen và progesterone thường gia tăng nhanh và nhiều dẫn đến sự mất cân bằng mỗi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và gây bệnh.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi mang thai tử cung của người mẹ thường có xu hướng nghiêng sang phải, đè vào niệu quản và thận nên dễ gây ứa thận và viêm thận khiến việc tiểu tiện khó kiểm soát làm ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ngứa vùng kín.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, Chlamydia, Herpes và Trichomonas có thể gây ngứa âm đạo. Những bệnh này rất nguy hiểm vì nhiều trong số đó có những bệnh không thể điều trị dứt điểm, phải mang bệnh suốt đời.
  • Rận mu: Rận mu là một trong những thủ phạm gây ngứa vùng kín trong giai đoạn mang thai. Rận mu trú ẩn ở lông mu, rất khó phát hiện và gây ra cảm giác ngứa rát cho mẹ bầu.

2. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Ngứa âm hộ trong 3 tháng đầu thai kỳ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Ngứa âm hộ trong 3 tháng đầu thai kỳ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Đa số các mẹ khi mang thai bị ngứa vùng kín kéo dài sẽ cảm thấy khó chịu, lo lắng, sợ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu do thay đổi hormone không cần phải quá lo lắng. Cần lưu ý không nên cào gãi mạnh, có thể chảy máu và viêm nhiễm, không dùng thuốc bôi tùy tiện hoặc áp dụng các biện pháp dân gian trị ngứa không có cơ sở khoa học.

Trường hợp ngứa bất thường do những nguyên nhân bệnh lý thì rất đáng lo ngại. Khi thấy ngứa vùng kín kèm theo hiện tượng tiết nhiều dịch âm đạo, có mùi hôi và màu sắc khác lạ thì khả năng cao là mắc các bệnh nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh qua đường tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như sinh non, thiếu tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn tấn công nếu mẹ sinh thường, …

Vì vậy, khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín không rõ nguyên nhân thì tốt nhất các mẹ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và hướng dẫn cách điều trị ngứa vùng kín an toàn và hiệu quả.

3. Bầu 3 tháng bị ngứa vùng kín cần được điều trị như thế nào?

Biện pháp điều trị ngứa vùng kín trong 3 tháng đầu mang thai
Biện pháp điều trị ngứa vùng kín trong 3 tháng đầu mang thai

Nếu ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu do mắc bệnh lý phụ khoa, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là đốt viêm hoặc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai phương pháp đốt viêm không được phép áp dụng, còn sử dụng thuốc kháng sinh cần hạn chế tối đa để tránh gây nguy hại đến thai nhi. Vì vậy, trong trường hợp này mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ xem xét và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Sữa chua lúc này là thực phẩm tuyệt vời dành cho mẹ bầu, vì thành phần trong sữa chua có chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Việc sử dụng sữa chua đều đặn liên tục trong vài ngày có thể khiến triệu chứng ngứa vùng kín được cải thiện rõ rệt.

Sử dụng hỗn hợp baking soda hoặc cho bột baking soda vào bồn tắm. Sau đó, cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong vòng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm và ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu. Cuối cùng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn mềm.

4. Cách phòng ngứa vùng kín cho mẹ bầu 3 tháng

Biện pháp phòng tránh ngứa vùng kín cho mẹ bầu 3 tháng
Biện pháp phòng tránh ngứa vùng kín cho mẹ bầu 3 tháng

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu, ngoài việc thăm khám bác sĩ, mẹ bầu cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để khắc phục tình trạng bệnh:

  • Hạn chế tối đa việc gãi, vì gãi có thể khiến bề mặt da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương gây viêm nhiễm trên diện rộng.
  • Mặc đồ lót sạch khô, rộng thoáng, có chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi, bên cạnh đó, hàng ngày cần thay đồ lót thường xuyên để đảm bảo vùng kín luôn khô ráo.
  • Chú ý khi vệ sinh, lau nhẹ nhàng chiều từ trước ra sau, tránh thao tác ngược lại khiến các tác nhân gây bệnh tấn công vùng kín gây viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, uống nhiều nước hơn. Hạn chế tối đa thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ và thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn gây dị ứng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh để bầu có một sức khỏe tốt nhất.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong giai đoạn này để tránh trường hợp bệnh phát triển nặng hơn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chỉ nên dùng nước sạch và dung dịch vệ sinh vệ sinh, tránh dùng các loại xà phòng có nhiều bọt và có mùi thơm nồng. Nên sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên dụng cho mẹ bầu.

Sản phẩm vệ sinh vùng kín cho mẹ bầu trong việc bảo vệ khu nhạy cảm này có chứa các thành phần phù hợp, có chứa Axit lactic bisabolol, dầu bơ, dưỡng ẩm, betaine, D-panthenol. Các thành phần này sẽ giúp cân bằng pH tự nhiên của vùng kín, làm sạch nhẹ nhàng, giảm thiểu hiện tượng viêm, ngứa vùng kín, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài. Sản phẩm dùng được cho mọi da, kể cả da nhạy cảm.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn khá nhạy cảm đối với mẹ bầu và thai nhi nên bị ngứa vùng kín dai dẳng hoặc dù có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường mẹ bầu nên đi khám ngay để được điều trị khỏi kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phần tiếp theo: Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối phải làm gì?

Nguồn tham khảo

  • [1] Itching During Pregnancy. https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-symptoms/article/itching-during-pregnancy
  • [2] Causes of Vaginal Itching During Pregnancy. https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-3521009
  • [3] Why Do I Have Vaginal Itching During Pregnancy? https://meddo.in/blog/vaginal-itching-during-pregnancy/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA