Rất nhiều chị em khổ sở vì tình trạng ngứa vùng kín. Đây có thể là hiện tượng do chị em vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách phòng ngừa và khắc phục như thế nào mới hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
1. Ngứa vùng kín là gì?
Ngứa vùng kín là tình trạng âm đạo ngứa râm ran, bứt rứt hai bên mép âm hộ làm cho chị em thấy khó chịu. Cơn ngứa này có thể kéo dài thường xuyên, theo từng cơn hoặc khác nhau về thời gian. Nhưng thông thường chị em hay ngứa vùng kín nhất khi về đêm.
Ngứa vùng kín có thể đi kèm theo một số triệu chứng như là mùi khí hư khó chịu, nổi mụn vùng kín. Nếu tình trạng này không được cải thiện khi chị em đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo ở phụ nữ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa âm đạo ở nữ giới, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Việc vệ sinh sạch sẽ âm đạo vô cùng quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hành kinh, trước và sau quan hệ tình dục. Việc ngứa âm đạo có thể do chị em vệ sinh âm đạo chưa đúng cách, sử dụng sản phẩm nhiều chất tẩy rửa, thụt rửa sâu âm đạo hoặc có thể do nguồn nước ô nhiễm.
Không chỉ vậy, thói quen sử dụng quần lót cũng gây nên tình trạng này. Nếu chị em thường xuyên mặc đồ lót chật, chất liệu không thấm hút sẽ khiến vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ gây tổn thương âm đạo, ngứa ngáy vùng kín. Ngoài ra, nhiều bạn không có thói quen thay quần lót sau 6 tháng sử dụng cũng sẽ gặp tình trạng này.
> Xem thêm:Nên làm gì khi dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín?
2.2. Sự thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố thay đổi đột ngột có thể dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín. Nhất là khi mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh. Bởi vì các thời kỳ này nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi nhanh chóng.
>> Xem thêm: Ngứa vùng kín khi mang thai là do đâu? Cần phải làm sao?
2.3. Tâm lý căng thẳng và stress kéo dài
Phụ nữ hiện đại rất áp lực không chỉ bởi công việc mà còn trong sinh hoạt gia đình. Chính điều này gây nên tâm lý lo lắng, căng thẳng thậm chí là stress cho rất nhiều chị em. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố cơ thể, hệ miễn dịch suy yếu khiến vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm, ngứa rát vùng kín.
2.4. Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo
Ngoài những nguyên nhân trên, các bệnh lý cũng khiến tình trạng ngứa vùng kín đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn và nấm âm đạo. Nấm Candida và trùng roi Trichomonas thường gây ngứa vùng kín nữ giới. Ngoài ra, chị em sẽ thấy những biểu hiện đi kèm như là khí hư ra nhiều, vón cục, mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục…
2.5. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo có biểu hiện rõ nét nhất là tình trạng ngứa vùng kín đi kèm với khí hư ra nhiều bất thường và có mùi hôi nồng. Đây là căn bệnh phụ khoa hay gặp nhất từ độ tuổi dậy thì đến tiền mãn kinh và nhiều nhất trong độ tuổi đã quan hệ tình dục.
2.6. Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục do virus Herpes gây nên. Các mụn rộp này mọc ở vùng kín khiến vùng kín ngứa rát. Đôi khi các mụn rộp này còn mọc ở phía bên trong âm đạo.
2.7. Ký sinh trùng
Rận lông mu thường ký sinh trùng ở vùng kín của nam và nữ. Loại rận này sẽ hút máu và tấn công bộ phận sinh dục gây ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.
2.8. Sùi mào gà
Đây là căn bệnh tình dục nguy hiểm do virus HPV gây nên. Lúc này các vết sùi mào gà có thể mọc ở âm hộ gây ngứa ngáy vùng kín.
2.9. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung khiến âm đạo cực kỳ ngứa ngáy nhất là khi quan hệ tình dục sẽ khiến chị em bứt rứt khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.
2.10. Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý da liễu cũng có thể gây ngứa vùng kín như vảy nến, lang ben, hắc lào… Vì vậy chị em nên chú ý theo dõi để nắm được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
3. Ngứa âm đạo có nguy hiểm không?
Ngứa âm đạo có nguy hiểm không thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu các chị em chỉ bị ngứa do vệ sinh chưa đúng cách thì tình trạng này không nguy hiểm và sẽ hết khi chăm sóc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên.
Còn trong trường hợp ngứa âm đạo do các bệnh lý gây nên chị em cần được thăm khám và điều trị kịp thời vì có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới khi lây lan sang các bộ phận khác. Đặc biệt là những mẹ bầu nếu mắc các bệnh phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc dị tật bẩm sinh cho bé.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng ngứa vùng kín cần đến gặp bác sĩ ngay khi các chị em nhận thấy những dấu hiệu như sau:
- Ngứa vùng kín kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu cải thiện.
- Khí hư ra nhiều hơn và thay đổi màu sắc khác nhau.
- Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu.
- Vùng kín bị sưng đỏ, lở loét hoặc nổi mụn nước, mụn rộp.
- Khi ngồi bị đau hoặc buốt khi tiểu tiện.
- Đau bụng dưới dai dẳng.
- Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục.
Lúc này việc thăm khám và chẩn đoán từ các bác sĩ rất quan trọng để có thể tìm đúng bệnh và điều trị dứt điểm.
>> Xem thêm: Phải làm gì khi quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới?
5. Điều trị ngứa vùng kín (ngứa âm đạo) bằng cách nào?
Sau khi thăm khám bác sĩ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em điều trị ngứa vùng kín bằng một số biện pháp sau đây:
- Thứ nhất là cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, nên vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách. Không được thụt rửa sâu vào âm đạo. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, tránh chất tẩy rửa mạnh. Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH từ 4-6 có thành phần thảo dược như bạc hà, chè xanh giúp ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Thứ hai là cần thay quần lót 2 ngày/ lần để đảm bảo vệ sinh. Khi hành kinh hãy thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Thứ ba, ăn các thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh tránh đồ ăn dầu mỡ cay nóng.
- Thứ tư, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt để tiêu diệt vi khuẩn nấm gây bệnh, giảm ngứa vùng kín. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám phụ khoa.
- Thứ năm, với những trường hợp thuốc không có tác dụng bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa như đốt điện, leep, cắt tử cung… với những trường hợp cụ thể.
Bên cạnh các biện pháp trên, các bạn có thể sử dụng thêm viên uống hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược chuyên biệt chữa trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là hiện tượng ngứa vùng kín bất thường. Trong viên uống này có chứa các thành phần như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh giúp hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín và các bệnh phụ khoa hiệu quả.
6. Biện pháp phòng ngừa ngứa âm đạo ở phụ nữ
Ngoài các biện pháp điều trị, việc phòng ngừa ngứa âm đạo tái phát cũng vô cùng quan trọng. Lúc này chị em cần:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục, hành kinh.
- Mặc đồ lót mềm mại, thấm hút tốt và nên thay 6 tháng/lần.
- Không nên gãi khi bị ngứa vì có thể gây rách da khiến vi khuẩn xâm nhập dễ hơn.
- Nên thăm khám phụ khoa 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh vùng kín.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh.
Ngứa vùng kín khi nào cần gặp bác sĩ đã được chúng tôi giải đáp trên đây. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp chị em kịp thời điều trị dễ dàng các căn bệnh nguy hiểm để có một sức khỏe sinh sản tốt.
Bài viết liên quan:
- Ngứa rát bên ngoài vùng kín – Tìm đúng nguyên nhân, điều trị đúng cách
- Nổi hạt trắng ở vùng kín là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
- Cách xử lý sau khi đặt thuốc phụ khoa bị ngứa vùng kín
- Cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em ngay tại nhà tốt nhất
- Ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt: Cần phải làm gì?
Nguồn tham khảo
- [1] What to Know About Vaginal Itching. https://www.healthline.com/health/vaginal-itching
- [2] What causes vaginal itching? https://www.medicalnewstoday.com/articles/316595
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA