Ngứa vùng kín tuổi dậy thì là một tình trạng khá phổ biến. Khi bước sang lứa tuổi này, những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là những dấu hiệu xuất hiện ở vùng kín sẽ khiến các bạn gái lo lắng. Vậy ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì cần điều trị như thế nào hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ ở tuổi dậy thì
Tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì tuy không nhiều như các chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhưng cũng rất hay xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này thường do:
1.1. Do sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo
Dịch tiết âm đạo bình thường có màu trắng trong, lỏng và không có mùi có vai trò giữ ấm cho âm đạo, bôi trơn khi giao hợp và tạo điều kiện dễ dàng để tinh trùng xâm nhập vào trứng để thụ thai. Ở tuổi dậy thì, dịch âm đạo tiết nhiều hơn, kinh nguyệt cũng xuất hiện và vùng kín dễ bị ẩm ướt rồi mồ hôi nhiều do tuổi dậy thì vận động có thể vô tình là điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
1.2. Nguyệt san
Tuổi dậy thì có thể thấy tình trạng ngứa xuất hiện ngay trước, trong và sau khi hết kinh nguyệt một vài ngày. Sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết khiến vùng kín nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
Thêm vào đó nếu tuổi dậy thì không chú ý vệ sinh vùng kín vào kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, dự ứng với băng vệ sinh… cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì.
1.3. Vệ sinh không đúng cách
Tuổi dậy thì chưa có nhiều kiến thức để chăm sóc và bảo vệ vùng kín nên có thể rửa vệ sinh chưa đúng cách, thụt rửa sâu, chọn dùng nước rửa vệ sinh có hương liệu, hóa chất, quên không thay quần lót… đều có thể là nguyên nhân gây ngứa âm hộ trong độ tuổi dậy thì.
1.4. Viêm nang lông
Ở tuổi dậy thì lông mu đã phát triển và có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục khỏi tổn thương do ma sát quần áo… Vì thế mu vùng kín cũng có thể bị ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thậm chí có rận mu thường sống ký sinh ở lông mu hút máu… gây ngứa vùng kín tuổi dậy thì.
1.5. Viêm nhiễm phụ khoa
Tuổi dậy thì cũng có thể mắc viêm nhiễm phụ khoa do vệ sinh không đúng cách nhất là hay bị viêm do nấm Candida. Khi bị viêm vùng kín tuổi dậy thì các bạn gái sẽ nhận thấy các biểu hiện như: Dịch tiết âm đạo nhiều, có mùi hôi khó ngửi và đổi màu sắc.
2. Cách điều trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì
Điều trị ngứa vùng kín nữ trong độ tuổi dậy thì cần thận trọng hơn ở chị em đã có quan hệ tình dục do không thể sử dụng viên đặt để điều trị nếu có viêm nhiễm. Do đó nếu thấy tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì diễn ra thường xuyên, kéo dài thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho trẻ để tình trạng không phát triển nặng thêm.
Để hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể nhắc tuổi dậy thì cách rửa vệ sinh vùng kín đúng cách như rửa bằng nước ấm, chọn dùng gel vệ sinh vùng kín có pH từ 4 – 6, an toàn với vùng kín của tuổi dậy thì nhờ các thành phần thảo dược như nano bạc, chiết xuất cây mít, tinh chất trà xanh, tinh dầu bạc hà… Gel vệ sinh này sẽ giữ cho da bên ngoài vùng kín luôn khô thoáng, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập âm đạo. Đồng thời bạn cũng có thể chọn viên uống có thành phần là Immune Gamma và các kháng sinh thực vật là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Đây là các kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại mà vẫn giữ nguyên vi khuẩn có lợi, giữ cân bằng âm đạo. Viên uống thích hợp để hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ, giúp việc điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
3. Phòng ngừa vùng kín ở tuổi dậy thì như thế nào?
Ngoài các biện pháp điều trị ngứa âm đạo tuổi dậy thì thì việc phòng ngừa cũng vô cùng quan trọng. Lúc này cac bạn gái cần:
- Hãy vệ sinh và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín, rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ hành kinh ít nhất là 4 tiếng thay 1 lần. Chọn sản phẩm băng vệ sinh phù hợp, không mùi và không chứa hương liệu là tốt nhất.
- Không ngâm mình quá lâu trong nước, vừa khiến vi khuẩn có hại từ hậu môn di chuyển đến âm đạo, vừa tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển.
- Không nên tự ý cạo lông mu nếu chưa biết cách cạo vì dễ gây nên tình trạng viêm nang lông và nhiễm khuẩn trong quá trình cạo.
- Tuyệt đối không thụt rửa quá sâu trong âm đạo sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vùng kín dễ hơn.
- Không gãi vùng kín khi ngứa sẽ làm tổn thương da.
- Dùng giấy hoặc nước để vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu dùng nước cần lau khô sau khi vệ sinh.
- Mặc quần lót vừa vặn, thoáng mát, không bó quá sát. Thay quần lót 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh. Không mặc đồ ướt vì dễ bị nhiễm nấm. Lựa chọn quần lót chất liệu thấm hút tốt.
- Hãy thăm Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến vùng kín và có biện pháp chữa trị phù hợp.
- Cần chủ động tìm hiểu các kiến thức giáo dục giới tính để chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ bản thân trước những tình huống có thể xảy ra.
Tuổi dậy thì mới lớn, ở độ tuổi vô tâm, lo ăn lo chơi chưa có nhiều kinh nghiệm và biết cách chăm sóc vùng kín đúng cách, nhất là khi hàng tháng phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt, nên dễ xảy ra tình trạng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì. Mẹ hãy chú ý đến giai đoạn nhạy cảm này để có thể chia sẻ và đồng hành cùng con trước những thay đổi nhỏ ở vùng “tế nhị” này.
Nguồn tham khảo
- [1] Vulval skin care for teenagers. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Vulval_skin_care_for_teenagers/
- [2] Vaginal Symptoms-Teen. https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/vaginal-symptoms-teen/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA