Ngứa vùng kín trong ngày đèn đỏ khiến cho không ít chị em cảm thấy khó chịu và ngại giao tiếp với những người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và xử lý thế nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi đèn đỏ?
Ngứa vùng kín không phải là biểu hiện hiếm gặp ở phụ nữ mà gần như chị em nào cũng từng ít nhất một lần trong đời mắc phải. Một số chị em phải đối diện với sự khó chịu này vào ngày đèn đỏ. Nguyên nhân của tình trạng ngứa vùng kín khi đến tháng khá đa dạng.
- Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trong những ngày hành kinh vùng kín dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công, bám dính, tích tụ nhiều gây ngứa vùng kín. Không chỉ vậy còn khiến cho vùng kín có mùi hôi và viêm nhiễm vùng kín.
- Thụt rửa vùng kín quá mạnh: Thụt rửa mạnh hay dùng vòi nước xịt thẳng vào âm đạo sẽ khiến cô bé bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt vào những ngày hành kinh, lớp màng bảo vệ âm đạo rất mỏng, phải đẩy máu ra ngoài rất dễ bị tổn thương khi có tác động bên ngoài vào trong.
- Do nhiễm trùng hoặc do nấm âm đạo: Chị em rất dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm âm đạo do dùng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc là do kinh nguyệt, thời kỳ thai nghén, bệnh tiểu đường hoặc cũng có thể là do hệ miễn dịch của chị em bị yếu.
- Do sự cân bằng vi sinh ở vùng âm đạo: Tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở vùng âm đạo mất cân bằng, hại khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, ra khí hư gây ngứa.
- Do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Những bệnh liên quan đến đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIV, bệnh mào gà, … rất dễ lây khi quan hệ tình dục. Chính những bệnh này tăng thêm mức độ ngứa trong những ngày đèn đỏ.
- Căng thẳng, stress: Khi chị em căng thẳng, stress trong kỳ kinh sẽ gây ngứa vùng kín rất nhiều. Trong những ngày này cơ thể rất yếu, nếu mệt mỏi thì sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm đi, không thể chống lại được các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, … dẫn đến hiện tượng ngứa vùng kín khi bị hành kinh.
- Dị ứng: Vùng kín rất nhạy cảm trong những ngày có kinh, nên dễ bị ngứa do dị ứng với dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh tạo mùi.
- Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo: Băng vệ sinh kém chất lượng, có chứa nhiều hóa chất, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thay băng thường xuyên khiến vùng kín bị ngứa khi có kinh nguyệt.
- Do dùng các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp, thuốc đặt, chất bôi trơn âm đạo: Một số dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa thành phần hóa học độc hại như kiềm và chất tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng độ pH âm đạo, gây khô rát và ngứa vùng kín. Hay các thuốc đặt, thuốc bôi trơn sử dụng do tác dụng phụ gây ra.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên gây ngứa vùng kín khi đến tháng còn do yếu tố cơ địa, quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh,…
2. Ngứa vùng kín vào những ngày hành kinh phải làm gì?
Ngứa vùng kín trong ngày đèn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm, do đó cần xử lý kịp thời, tránh gây viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng dẫn tới vô sinh. Vì thế chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Thay đổi các thói quen hằng ngày, uống nhiều nước, rửa tay trước khi thay băng vệ sinh.
- Khi bị ngứa vùng kín chị em không nên gãi để tránh bị trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm.
- Nên giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng giúp cho vùng kín chị em phụ nữ được khỏe mạnh, hạn chế ngứa ngáy khó chịu.
- Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh, sữa tắm và chất có mùi hương để rửa hay xịt vào vùng kín.
- Thay băng vệ sinh ít nhất 4 – 6 tiếng/lần, băng vệ sinh phải đảm bảo chất lượng, không nên chọn loại có mùi hương.
- Không nên ngâm cả vùng kín để tránh bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, …
- Hạn chế sinh hoạt tình dục trong những ngày hành kinh.
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, …
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp có chứa Nano bạc, pH=(4-6), tinh chất bạc hà, chè xanh, dịch chiết mít giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, khử mùi hôi, duy trì môi trường pH âm đạo sinh lý.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi đã xác định đúng nguyên nhân gây ngứa vùng kín trong kỳ kinh nguyệt:
- Thuốc chứa hormone estrogen: Thuốc có tác dụng làm cho lớp niêm mạc bên ngoài dày lên và tiết ra dịch bình thường.
- Thuốc chứa một loại kháng sinh: Điển hình thuốc trứng với thành phần chính metronidazole 500mg (được dùng đặc trị trùng roi), thuốc đặt với thành phần clotrimazol (trị nấm Candida, ..)
- Thuốc chứa nhiều loại kháng sinh: Thuốc Tergynan (với các thành phần là Ternidazol (đặc trị trùng roi), Nistatin (đặc trị nấm, Neomycin…), thuốc Flagystatin (bao gồm: Metronidazol (đặc trị trùng roi, Nistatin)…
- Kết hợp sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn với sản phẩm thảo dược dạng viêm uống để nhanh khỏi bệnh và tránh tái phát. Sản phẩm đó có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá giúp kiểm soát dịch tiết âm đạo, tăng cường sức đề kháng, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh tác nhân gây ngứa.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để giúp dễ dàng phát hiện, loại bỏ nhanh và hiệu quả bệnh phụ khoa thường gặp của chị em phụ nữ, bảo vệ sức khỏe sinh sản nữ giới sau này.
>> Xem thêm: Ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA