Mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng bất thường các thành phần lipid trong máu, có thể tăng hoặc giảm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý này và có cách cải thiện hiệu quả ngay tại nhà.
Vai trò của Lipid máu và trị số lipid máu bình thường
Lipid trong cơ thể có nhiều vai trò quan trọng như:
- Triglycerid được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Cholesterol, phospholipid và triglycerid tham gia vào cấu tạo màng tế bào, màng cá bào tương, thực thi nhiều chức năng trong tế bào và tham gia tổng hợp nhiều thành phần quan trọng trong cơ thể.
Có nhiều thành phần lipid trong máu, nhưng được sử dụng thường xuyên trên lâm sàng gồm bốn thành phần chính là cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và triglyceride. Các thành phần lipid trong máu thay đổi rất nhiều do thức ăn, nên để xét nghiệm đánh giá sự thay đổi lipid trong máu, tốt nhất là lấy máu xét nghiệm sau ăn ít nhất 12 giờ. Trị số bình thường các thành phần lipid trong máu:
- Cholesterol toàn phần: < 5,2mmol/L
- HDL-C: > 0.9mmol/L
- LDL-C: < 3,4mmol/L
- Triglyceride: < 2,3mmol/L
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm lipid máu, tùy theo thành phần nào thay đổi mà chia ra các loại rối loạn khác nhau. Trong thực tế lâm sàng, thường chia ra hai nhóm, liên quan đến lựa chọn thuốc điều trị:
- Rối loạn chuyển hóa lipid đơn thuần: Chỉ có LDL-C cao trên 3,4mmol/L, các loại lipid khác trong giới hạn bình thường.
- Rối loạn chuyển hóa lipid loại phối hợp: Cả LDL-C và triglyceride đều tăng.
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
- Chế độ ăn: Thói quen ăn quá nhiều chất béo bão hòa, có nhiều trong mỡ động vật, sữa, các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu dừa,….
- Ít vận động thể lực, dẫn tới béo phì: Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá: Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Rối loạn chức năng tuyến nội tiết: Một số tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… bài tiết các hormon có tác dụng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Sự rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết sẽ gây nên tình trạng rối loạn lipid máu.
- Các yếu tố như di truyền, thiếu hụt men lipase, rối loạn gen chuyển hóa HDL-Cholesterol,… cũng gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.
- Nguyên nhân thứ phát: Rối loạn chuyển hóa lipid do hậu quả một số bệnh như hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, suy gan,
Cách cải thiện lipid máu hiệu quả tại nhà
Mỡ máu xảy ra khi có thay đổi một hoặc nhiều thành phần lipid trong máu, trong đó tăng LDL-Cholesterol đơn thuần, hoặc tăng LDL-Cholesterol kết hợp với tăng triglycerid, có hoặc không kèm theo hạ HDL-Cholesterol. Trong các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu thì chế độ ăn là nguyên nhân chính. Do đó việc thay đổi chế độ ăn vừa có vai trò dự phòng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc trong phác đồ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu và người bệnh có thể thực hiện tại nhà hàng ngày.
Người bệnh nên giảm lượng chất béo (lipid) tùy theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm khoảng 15% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày. Không nên dùng các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ, sữa,…), tăng cường các acid béo không bão hòa như dầu lạc, dầu oliu, dầu đậu tương,…. Nếu có điều kiện thì có thể bổ sung dầu cá tự nhiên có chứa DHA và EPA. Hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol như các loại thức ăn chứa mỡ, phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, tim, gan, bầu dục,…), lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt chó, hải sản, tôm, cua,… Hạn chế thức ăn nhiều đường, kẹo, bánh ngọt, uống ít rượu, bỏ hút thuốc (nếu có). Bên cạnh đó nên tăng lượng đạm chứa ít chất béo như thịt có màu trắng (thịt gà, ngan, vịt bỏ da), các loại cá nước ngọt,… Nên ăn thức ăn chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương,… Ăn nhiều ngũ cốc, kết hợp với các loại củ như gạo, bột mì, khoai tây, khoai lang, cà rốt,… Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc,… Ăn nhiều trái cây tươi như bưởi, chanh, cam, quýt, táo, đu đủ, xoài,…
Cùng chế độ ăn hàng ngày thì người bệnh nên tăng cường hoạt động tập thể dục thể thao, có thể tập bất cứ môn thể thao phù hợp với sở thích, độ tuổi và không có chống chỉ định. Nên luyện tập thường xuyên, ngày ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày/ tuần. Thói quen này có thể giúp giảm được LDL-C và tăng HDL-C, ngoài ra còn giúp giảm cân, hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Người bệnh có thể bổ sung sản phẩm dầu cá Omega-3 chứa acid béo không bão hòa. Acid béo DHA và EPA là thành phần chính của dầu cá, tác dụng làm hạ triglycerid khá mạnh, làm tăng HDL-C vừa phải. Nhóm này được dùng trong trường hợp triglycerid cao và thường dùng phối hợp với nhóm fibrate. Theo các chuyên gia Omega-3 sẽ giúp giảm mỡ máu nhờ chứa hàm lượng cao EPA và DHA, dùng như một biện pháp thay thế (hoặc kết hợp với thuốc điều trị) để giảm mỡ máu (đặc biệt là LDL và Triglyceride). Nên chọn bổ sung Omega-3 Triglyceride với DHA và EPA hàm lượng cao, giàu EPA.
Hiện nay trên thị trường có Omega 3 Vinh Gia2 (hộp màu đỏ cam) có chứa Omega-3 dạng Triglyceride với hàm lượng EPA và DHA cao, giàu EPA hơn, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Người đang bị mỡ máu cao nên uống 4 viên Omega 3 Vinh Gia2 chia 2 lần/ngày.
Biết được nguyên nhân gây mỡ máu sẽ có cách điều trị, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả từ đó tránh được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn