Đau lưng là tình trạng xảy ra phổ biến với hầu hết với phụ nữ sau sinh. Vậy nguyên nhân gây đau lưng sau sinh là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây đau lưng sau khi sinh
Có rất nhiều phụ nữ bị đau lưng sau sinh. Tình trạng này thường xảy ra khi họ thực hiện các chuyển động như: cúi người bế em bé, nâng em bé lên,… Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng này đó là:
Tăng cân
Khi mang bầu, cân nặng của mẹ thường tăng từ 11 – 20kg tùy cơ địa mỗi người. Lúc này, hệ xương khớp của người mẹ, đặc biệt là cột sống và vùng thắt lưng phải chịu thêm áp lực của thai nhi nhất là các tháng cuối. Điều này khiến hệ xương khớp bị ảnh hưởng trong thời gian tương đối dài, các mạch máu và dây thần kinh vùng lưng, xương chậu chịu nhiều áp lực, gây đau lưng sau sinh.
Tư thế thay đổi
Việc mang thai sẽ khiến trọng tâm cơ thể bị thay đổi, từ đó cách di chuyển và tư thế của người mẹ cũng thay đổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các khối cơ lưng bị căng, cột sống và thắt lưng bị đau.
Thay đổi hormone
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những sự thay đổi về hormone. Trong đó, một loại hormone sẽ được sản sinh đó là relaxin. Công dụng của hormone này là khiến dây chằng ở các khớp, vùng xương chậu và cột sống nới lỏng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, chính việc này khiến hệ xương khớp không còn ổn định và chắc chắn như ban đầu, dẫn tới tình trạng đau lưng sau sinh.
Căng thẳng
Khi mang thai cũng như sau sinh, trong quá trình chăm sóc con nhỏ các mẹ có thể bị căng thẳng. Việc này khiến các cơ ở vùng lưng bị căng, cột sống chịu nhiều áp lực, tạo cảm giác mỏi lưng, đau lưng cấp tính.
Loãng xương
Đây là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh phổ biến. Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ cần một lượng canxi lớn để phát triển bộ xương, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, nếu cơ thể mẹ không có đủ lượng canxi sẽ bị thai nhi rút canxi và bị loãng xương. Sau khi sinh, tình trạng này vẫn kéo dài, gây đau nhức khắp người đặc biệt là lưng và bàn chân.
Quá trình viêm
Hiện tượng này thường xảy ra khi các khớp và dây chằng liên quan tới cột sống vùng xương chậu, thắt lưng bị lỏng lẻo. Thực tế, quá trình viêm là một phản ứng của cơ thể để hạn chế các tác động lên vùng đau, xảy ra khi thay đổi tư thế, cơ/dây chằng bị co cứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thai kỳ và sau sinh, cơ chế này có thể khiến các mẹ bầu bị đau nhiều hơn.
Cho con bú sai cách
Rất nhiều mẹ khi cho con bú không để ý đến tư thế, thường ngồi gập lưng, cúi người quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới xương sống vùng cổ, vai gáy, gây đau nhức vùng lưng. Do đó, các mẹ nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất, ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng và không ngồi quá lâu.
Nhiễm lạnh
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường bị tổn thương khí huyết. Do đó, nếu không giữ ẩm cơ thể cẩn thận sẽ dễ bị trúng gió, nhiễm lạnh, gây thừa độ ẩm, làm cho xương khớp đau nhức, xuất hiện tình trạng đau lưng sau sinh.
Giãn dây chằng
Trong thời kỳ mang thai, các cơ bắp cũng như hệ xương khớp phải hoạt động hết công suất. Bên cạnh đó, nội tiết tố của nữ giới cũng thay đổi trong giai đoạn này khiến cấu trúc dây chằng, xương khớp thường kém ổn định, bị lỏng lẻo. Tình trạng này sẽ kéo dài tới sau sinh, đặc biệt những lúc vận động mạnh, ngồi lâu, cúi người,… sẽ dẫn tới đau lưng.
Thiếu canxi
Như đã đề cập ở trên, khi mang thai người mẹ cần bổ sung một lượng canxi rất lớn để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phần lớn chế độ ăn uống của các mẹ sẽ khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi này và gây ra tình trạng thiếu hụt canxi. Lúc này, chắc chắn hệ xương khớp sẽ bị yếu hơn, dễ bị loãng xương và khiến những cơn đau lưng khởi phát.
Do gây tê tủy sống
Với phụ nữ đẻ mổ sẽ cần gây tê tủy sống. Việc gây tê sẽ giúp sản phụ không đau đớn trong quá trình mổ đẻ. Tuy nhiên sau đó chỗ tiêm thường sẽ bị nhức kèm một số tác dụng phụ thuốc, xuất hiện triệu chứng đau lưng, nhất là những lúc thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
2. Tình trạng đau lưng sau khi sinh kéo dài trong bao lâu?
Sau khi sinh, đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này thường bắt đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí là đau dai dẳng sau 3 năm tùy thuộc vào mức độ tổn thương và phục hồi cơ thể của từng người.
Nếu đau lưng kéo dài quá lâu hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Đau lưng kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác như viêm hoặc đau thần kinh dây thần kinh.
3. Cách khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh
Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau lưng sau sinh mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Nghỉ ngơi đầy đủ
Thời gian nghỉ ngơi đặc biệt quan trọng đối với cơ thể phụ nữ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ. Chính vì thế, điều đầu tiên các mẹ cần làm để giảm đau lưng sau sinh là dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến vết mổ và vết khâu tầng sinh môn. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm những công việc nặng nhọc gây ảnh hưởng đến xương khớp và dây chằng.
3.2. Cho con bú đúng tư thế
Cho con bú sai tư thế có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và dẫn đến đau nhức lưng, cổ vai gáy. Do đó, mẹ hãy thay đổi tư thế cho con bú phù hợp để tránh những cơn đau lưng.
Những tư thế cho con bú thoải mái, mẹ nên áp dụng:
- Ngồi ngả lưng về phía sau 45 độ, có thể gối ở lưng. Lúc này, bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
- Nằm nghiêng và đặt bé song song với thân người, một tay mẹ đỡ đầu bé và cho bé quay mặt vào bầu vú.
- Ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, gác một chân lên chiếc ghế khác với chiều cao mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
3.3. Giữ tâm lý thoải mái
Quá trình chăm con cùng với sự thay đổi hormone sau sinh khiến chị em thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress,… Điều này khiến các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, các mẹ nên áp dụng một vài biện pháp giúp thư giãn tinh thần, giữ tâm lý ổn định, thoải mái để chăm sóc sức khỏe cho con và bản thân một cách tốt nhất. Một số gợi ý cho mẹ như thiền định, tập yoga, xông tinh dầu, gặp gỡ nói chuyện với bạn bè,…
3.4. Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày
Chị em sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bù lại khoáng chất đã mất trong quá trình sinh nở và giúp cơ thể nhanh hồi phục. Tích cực bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, canxi,… như: nấm, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu… Tăng cường các loại trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ… Đồng thời, nên uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít), bao gồm cả sữa, nước canh, nước ép hoa quả.
3.5. Massage, bấm huyệt
Nếu gặp tình trạng đau lưng sau sinh, các mẹ có thể tìm đến những trung tâm chăm sóc sau sinh để thực hiện massage, bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn, hỗ trợ cấu trúc cơ xương, khớp, lưng, hông được thư giãn, thoải mái. Nhờ đó các cơn đau lưng sẽ thuyên giảm.
3.6. Sử dụng phương thuốc nam
Một phương pháp giúp khắc phục đau lưng sau sinh hiệu quả và an toàn đó là sử dụng các loại thuốc nam. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như: lá ngải cứu, lá lốt, lá ớt cay và rượu trắng,… Đây là những loại lá thường được sử dụng để hỗ trợ các bệnh về xương khớp như: đau mỏi lưng, thoát vị đĩa đệm,… cũng như có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt.
3.7. Sử dụng phương pháp Tây y
Nếu tình trạng đau lưng sau sinh kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, bạn có thể điều trị bằng một số phương pháp Tây y như sóng laser, phẫu thuật, cao tần. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị đau lưng theo các phương pháp này.
3.8. Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng
Khi cơ thể đã hồi phục, mẹ có thể bắt đầu tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ. Tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện tâm trạng, điều hòa hormone nội tiết, nâng cao sức khỏe xương khớp, giảm đau lưng sau sinh hiệu quả.
3.9. Giảm cân
Như đã phân tích ở trên, việc tăng cân trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Do đó, chị em cần thực hiện chế độ giảm cân để lấy lại vóc dáng ban đầu và cải thiện tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá nôn nóng mà hãy tuân thủ theo chế độ ăn uống và tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài các phương pháp nêu trên, để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng sau sinh hiệu quả, các mẹ có thể kết hợp sử dụng loại sản phẩm chứa bộ 3 canxi nano, vitamin D3 và MK7. Canxi nano siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên tới hơn 200 lần, nhờ sự có mặt của vitamin D3 và MK7 mà canxi được đưa đến chỗ cần là xương, giúp xương chắc khỏe, giảm đau lưng hiệu quả sau sinh và giúp cung cấp đủ canxi cho em bé bú. Cùng với bộ ba này, viên uống còn có các dưỡng chất khác tốt cho xương khớp như Mangan, Magie, Silic, Kẽm, Sắt… Nhờ đó, giúp bảo vệ xương chắc khỏe từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng đau mỏi xương khớp cũng như đau lưng hiệu quả.
Một lưu ý quan trọng nữa cho chị em, đó là cần kết hợp bổ sung estrogen cho cơ thể để bằng nội tiết tố nữ sau sinh. Hơn thế, estrogen cũng có tác dụng giữ canxi trong xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Gợi ý cho mẹ bỉm sữa nên bổ sung estrogen từ thảo dược như EstroG-100 vừa an toàn, hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé yêu.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ những nguyên nhân, cũng như cách khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh. Từ đó, hãy luôn có các biện pháp phòng ngừa để có một sức khỏe thật tốt.
Bài viết liên quan: Đau lưng sau sinh mổ phải làm sao?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn