Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này nhé!
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn được biết đến với tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu là bàng quang và niệu đạo.
Nữ giới có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau nhức ở người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy thận, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu…
2. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
Đa số các ca mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu đều do tác nhân vi khuẩn E.Coli. Mặc dù, cơ thể đã tạo ra một hệ thống ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ trong hệ tiết niệu. Nhưng những thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc một số nguyên nhân khách quan khiến “hệ thống” phòng thủ của hệ tiết niệu trở nên vô hiệu.
2.1. Các yếu tố nguy cơ
Tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Theo thống kê của tổ chức y tế, hơn 50% phụ nữ đã từng mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ phát đi phát lại lên đến 20 – 30%. Dưới đây là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra căn bệnh này ở phụ nữ và đàn ông:
- Đặc điểm cấu tạo sinh học: Cấu tạo sinh hoạt hệ tiết niệu của phụ nữ thường ngắn hơn đàn ông và theo phương thẳng đứng. Chiều dài của niệu đạo cũng như khoảng cách từ hậu môn đến hệ bài tiết thường ngắn hơn so với nam giới. Vì thế, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và di chuyển đến các cơ quan thuộc hệ bài tiết như bàng quang, niệu quản… gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Sinh hoạt tình dục không lành mạnh và an toàn: Những người có tần suất quan hệ tình dục thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc liên tục đổi bạn tình cũng gia tăng nhiễm bệnh viêm đường tiết niệu. Khi giao hợp không sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su cũng gia tăng khả năng lây lan bệnh nhiễm trùng đường tiểu cũng như những bệnh lý khác như giang mai, lậu…
- Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Lượng estrogen trong cơ thể đột ngột suy giảm trong thời kỳ mãn kinh gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Phụ nữ mang thai đi sinh nở: Khi sinh nở, một số người lựa chọn phương pháp mổ đẻ cũng tăng nguy cơ mắc phải bệnh này.
2.2. Các yếu tố nguy cơ khác
Bên cạnh các yếu tố trên, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
- Đặt ống thông tiểu
- Đường tiết niệu bị tật bẩm sinh
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Hệ miễn dịch bị suy giảm
- Kiểm tra tiết niệu hoặc phẫu thuật bằng dụng cụ y tế
3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu biểu hiện qua từng giai đoạn. Thời gian mắc bệnh càng lâu, tình trạng nhiễm khuẩn càng nặng thì các dấu hiệu càng rõ ràng. Cụ thể như sau:
3.1. Dấu hiệu chung
Nhìn chung, những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu đều có những triệu chứng phổ biến như sau:
- Tiểu nhiều, tần suất tiểu tiện một ngày tăng bất thường nhưng lượng nước tiểu lại rất ít.
- Nước tiểu thường có màu vàng đục xen lẫn cặn và có mùi khai nồng rất khó chịu.
- Phụ nữ thường đau nhức vùng xương chậu, trong khi nam giới đau mỏi khu vực trực tràng.
- Một số triệu chứng khác như: buồn nôn, ớn lạnh, sốt…
3.2. Dấu hiệu viêm bể thận cấp tính
Bệnh nhân bị bể thận cấp tính thường có những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, rét lạnh toàn thân, nước tiểu có mủ. Những khu vực như hông và thận xuất hiện tình trạng đau quặn thắt từng cơn.
3.3. Dấu hiệu viêm bàng quang
Triệu chứng của người bị viêm nhiễm bàng quang thường tiểu nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu lại rất ít. Đồng thời, bệnh nhân có cảm giác nóng rát, ê buốt khi tiểu tiện, nước tiểu có xen lẫn máu và mùi hôi nồng. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị sốt nhẹ, khu vực xương chậu đau mỏi…
3.4. Dấu hiệu viêm niệu đạo
Người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự như trên như tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu đêm, ớn lạnh, sốt cao… Đối với nam giới, khi tiểu tiện sẽ xuất hiện tinh dịch, máu. Khi xuất tinh, người bệnh cảm thấy đau nhức, ở bẹn nổi hạch. Ở phụ nữ, dịch tiết âm đạo khi quan hệ có dấu hiệu bất thường.
4. Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhiễm trùng tiết niệu hiếm khi dẫn đến biến chứng. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, điều trị không dứt điểm bệnh có thể trở nên trầm trọng và gây ra nhiều phiền toái như:
- Viêm nhiễm có thể lây lan đến thận và gây viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, suy thận cấp,…
- Nguy hiểm nhất là biến chứng nhiễm trùng huyết, có khả năng dẫn đến tử vong.
- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể gây đẻ non, sảy thai, trẻ thiếu cân hoặc nhiễm trùng sơ sinh,…
- Viêm niệu đạo tái phát gây hẹp niệu đạo, nhất là ở nam giới.
5. Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:
- Phân tích mẫu nước tiểu: nhằm tìm ra tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn.
- Cấy nước tiểu: giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Tổng phân tích tế bào máu: với việc tăng số lượng tế bào bạch cầu trong máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và phát hiện biến chứng nếu có.
- Siêu âm đường tiết niệu: có thể phát hiện vị trí sỏi, chít hẹp trên đường tiết niệu hoặc các ổ áp xe, ứ mủ, ứ nước quanh thận.
- Nội soi bàng quang: giúp bác sĩ chẩn đoán được vị trí và mức độ tổn thương trong một số trường hợp.
6. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nếu được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng chữa dứt bệnh càng dễ dàng. Người bệnh để tình trạng nhiễm trùng lây lan dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng sẽ khó chữa trị hơn.
6.1. Nhiễm trùng đơn giản
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu đơn giản, bác sĩ thường kê các thuốc như: Trimethoprim, Fosfomycin, Cephalexin, Nitrofurantoin, Ceftriaxone…
Thông thường, các triệu chứng viêm sẽ giảm rõ rệt sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh có thể phải dùng thuốc trong một tuần hoặc nhiều hơn.
6.2. Nhiễm trùng thường xuyên
Với trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ phác hoạ các liệu trình điều trị đặc biệt. Cụ thể, bệnh nhân sẽ phải sử dụng kháng sinh liều thấp trong suốt 6 tháng hoặc kéo dài lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm.
Hoặc người bệnh có thể uống một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục, nếu việc nhiễm trùng tiết niệu của bạn liên quan đến hoạt động tình dục.
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu do thay đổi lượng estrogen thì bác sĩ sẽ áp dụng thêm liệu pháp estrogen.
6.3. Nhiễm trùng nặng
Trường hợp người bệnh mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng, bác sĩ sẽ kết hợp thuốc kháng sinh cùng liệu pháp tiêm tĩnh mạch.
7. Cách phòng chống tái nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình, ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giúp việc lọc bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường niệu được dễ dàng hơn.
- Tránh nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có cảm giác muốn đi.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn hoặc chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nên vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín, dương vật trước và sau khi quan hệ.
- Ưu tiên chọn quần lót may từ chất liệu cotton thoáng mát.
- Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thụt rửa có mùi thơm và các sản phẩm tắm có mùi thơm – chúng chỉ làm tăng kích ứng.
Bài viết đã chia sẻ chi tiết về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các triệu chứng và phương pháp điều trị. Đây là căn bệnh nguy hiểm để lại nhiều nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân có bất cứ triệu chứng nào, bạn hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Nguồn tham khảo
- [1] Urinary tract infection (UTI). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447
- [2] Urinary Tract Infections. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9135-urinary-tract-infections
- [3] Urinary tract infections (UTIs). https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA