Những điều cần biết về sốt xuất huyết

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
4 Tháng chín 2024

Số lần xem:
58

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm ai cũng có thể mắc nhưng có thể đề phòng. Cùng tìm hiểu những điều liên quan đến bệnh lý này để phòng và điều trị bệnh đúng cách, hiệu quả.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết hay còn gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên và muỗi vằn là trung gian đưa bệnh từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn ủ bệnh

Muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người khoẻ mạnh và sau khi nhiễm virus từ muỗi, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh này kéo dài từ 4 – 7 ngày hoặc cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể khác nhau ở mỗi người phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Sau giai đoạn này sẽ thấy phát bệnh sốt xuất huyết.

Giai đoạn sốt

Giai đoạn này thường kéo dài trong 3 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, đau hai hốc mắt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, chán ăn, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Sẽ thấy xuất hiện các nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm thường kéo dài 3-4 ngày
Giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm thường kéo dài 3-4 ngày

Giai đoạn này thường kéo dài 3-4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Lúc này người bệnh thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, các nốt ban đỏ nổi lên ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, lợi và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng như chảy máu dạ dày, xuất huyết não, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim.

Giai đoạn hồi phục

Qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh bước vào giai đoạn hồi phục, thường xảy ra 1-2 ngày sau giai đoạn hồi phục và kéo dài trong 2-3 ngày. Lúc này thể trạng bệnh nhân tốt dần lên. Người bệnh hết sốt, cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều. Trong giai đoạn này nhịp tim người bệnh còn chậm và điện tâm đồ thay đổi.

Biến chứng của bệnh

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, hàng năm có khoảng 500 – 1000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong mỗi tuần trên cả nước. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển nặng hơn và có thể gặp phải các biến chứng dẫn đến tàn tật vĩnh viễn thậm chí tử vong.

Sốc do mất máu

Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị chảy máu ở mũi, chân răng. Virus Dengue làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu khi đến một ngưỡng nhất định, người bệnh sẽ bị sốc và đẩy máu ra ngoài. Nặng nhất là người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng như nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh…

Mù đột ngột, xuất huyết trong dịch kính mắt

Biến chứng mù đột ngột, xuất huyết trong dịch kính mắt
Biến chứng mù đột ngột, xuất huyết trong dịch kính mắt

Trong giai đoạn sốt xuất huyết, mắt của người bệnh dễ bị tổn thương. Cụ thể là người bệnh bị xuất huyết võng mạc, làm cho mạch máu của võng mạc bị tổn hại, thị lực giảm sút. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng xuất huyết trong dịch kính mắt. Đây là loại dịch trong nhãn cầu hỗ trợ con người nhìn rõ mọi thứ nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có nguy cơ bị mù.

Các chức năng tim, gan, thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Khi tim không đủ sức bơm máu, cùng với dịch huyết tương bị xuất huyết sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.

Viêm đường hô hấp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là viêm đường hô hấp hay còn gọi là tràn dịch màng phổi. Huyết tương trong cơ thể bị tràn ra, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Hội chứng thần kinh

Biến chứng sốt xuất huyết có thể gây hội chứng thần kinh
Biến chứng sốt xuất huyết có thể gây hội chứng thần kinh

Dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch, gây phù não và các hội chứng về thần kinh dẫn đến hôn mê.

Vận động khó khăn

Khi bị xuất huyết, huyết áp giảm đột ngột, người bệnh chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Đồng thời người bệnh còn cảm thấy đau đầu dữ dội và nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị xuất huyết não.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết dễ gặp các biến chứng như trong những ngày đầu của giai đoạn sốt, thân nhiệt bà bầu sẽ tăng cao, nhịp tim thai đập nhanh hơn, sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Bà bầu cũng có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sảy thai. Sốt xuất huyết trong những tuần cuối của thai kỳ có thể bà bầu sẽ lây virus sang thai nhi.

Phòng và điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết nên chủ yếu dùng thuốc điều trị các triệu chứng như hạ sốt khi sốt cao và bù nước bù điện giải.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Thuốc hạ sốt

Người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt rất cao nên đầu tiên cần điều trị hạ sốt. Khi sốt trên 38 độ C thì có thể dùng khăn ấm chườm vùng nách, bẹn, trán và mặc quần áo rộng, thoáng mát, kết hợp dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 -15mg/kg cân nặng. Tuyệt đối không được dùng Ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì sẽ làm tình trạng sốt xuất huyết thêm nặng.

Thuốc hạ sốt Paracetamol khá phổ biến nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc, hoại tử gan cấp và các biến chứng nguy hiểm khác nên nếu người bệnh sốt xuất huyết không hạ sốt sau khi đã dùng thuốc hoặc sốt lại liên tục sau khi đã dùng đến liều thuốc tối đa cho phép thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Đối với trẻ em, có thể chọn các dạng bào chế khác nhau của Paracetamol như thuốc viên, siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn…. Khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau như dùng thuốc hạ sốt dạng bột hoặc siro khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn khi trẻ ngủ … Cần lưu ý tổng liều thuốc trong ngày không được vượt quá liều tối đa cho phép nhằm tránh ngộ độc do quá liều. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Thời gian dùng thuốc hạ sốt sẽ từ khoảng 4 – 6 giờ mới được dùng một liều tiếp theo, tuyệt đối không được dùng với khoảng cách ngắn hơn hay tăng liều vì nghĩ rằng sẽ mau chóng giảm sốt.

Bù nước

Bù nước và điện giải cho người bị sốt xuất huyết
Bù nước và điện giải cho người bị sốt xuất huyết

Khi người bệnh sốt xuất huyết sốt cao thì cùng với việc uống thuốc hạ sốt cũng cần bổ sung chất điện giải và bù nước do sốt cao gây ra. Có thể dùng oresol hoặc hydrit để bù nước và điện giải. Chú ý nên pha oresol đúng tỷ lệ và pha bằng nước đun sôi để nguội. Người bệnh cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây để bù nước. Nếu trường hợp không uống được bù nước và điện giải thì có thể truyền dung dịch Nacl 0,9%.

Sốt xuất huyết lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạng qua vết đốt của muỗi vằn chứa virus. Do đó để phòng bệnh sốt xuất huyết thì bạn cần lưu ý:

Muốn hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết cần có cách phòng tránh muỗi đốt. Biện pháp hữu hiệu nhất là loại bỏ môi trường sinh sản, đẻ trứng của muỗi sẽ giảm nguồn lây. Nhờ đó sẽ giảm hoặc loại bỏ được lượng trứng muỗi, loăng quăng, bọ gậy nên giảm lượng muỗi trưởng thành gây bệnh. Bạn có thể ngăn ngừa muỗi thường đẻ trứng bằng cách đậy kín thùng, chậu chứa nước sinh hoạt hay nước mưa. Cọ rửa thùng chứa nước thường xuyên để loại bỏ trứng muỗi, ấu trùng thành muỗi nếu có. Có thể dùng muối hay thuốc diệt côn trùng vào thùng chứa nước ngoài trời hay thả cá vào các thùng chứa nước. Nên mặc quần áo dài, mắc màn khi ngủ, dùng thuốc chống muỗi, phun xịt thuốc muỗi định kỳ…

Bên cạnh đó có thể chọn cách tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh sốt xuất huyết cũng như các bệnh do virus gây ra. Bạn có thể tăng sức đề kháng cho mình và gia đình từ thực phẩm ăn hàng ngày hoặc chọn dùng sản phẩm tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả. Sản phẩm này có chứa các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo… sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Trong đó hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hiệp đồng giúp ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen ARN. Cơ chế hoạt động của các thảo dược này như sau:

  • Ức chế sự gắn kết giữa virus và tế bào giúp ngăn chặn sự xâm nhập tế bào của các hạt virus.
  • Ức chế hoạt tính của enzyme protease 3 CLpro làm ngưng quá trình nhân lên của các hạt virus đã xâm nhập vào tế bào chủ.
  • Kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào T, đại thực bào, sản sinh các cytokine, …).
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận