Đâu là phác đồ điều trị bệnh trĩ cho hiệu quả cao?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
29 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2073

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, việc áp dụng đúng phác đồ điều trị bệnh trĩ sẽ giúp bạn “xóa sổ” bệnh tình trong thời gian ngắn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đâu là phác đồ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất?
Đâu là phác đồ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất?

1. Đại cương bệnh trĩ

Trĩ là đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh vùng hậu môn – trực tràng, tạo lớp đệm cho hậu môn. Khi các tĩnh mạch này bị co giãn quá mức và phình to ra hình thành bệnh trĩ.

Căn cứ vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, bệnh được chia thành 3 dạng gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ là một bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, chủ yếu là lứa tuổi trung niên trở nên. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở độ tuổi từ 45 – 50 là 50%.

Hiện nay, tỷ lệ những người trẻ đang trong độ tuổi từ 25 – 30 bị trĩ khá cao bởi các yếu tố nguy cơ như:

  • Táo bón kéo dài
  • Hội chứng lỵ
  • Tăng áp lực ổ bụng: ho nhiều, tiểu khó,báng bụng, có thai, khuân vác nặng,…
  • U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: u hậu môn trực tràng, u vùng tiểu khung.
  • Tư thế đứng nhiều, ngồi lâu.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên tiêu thụ thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

2. Chẩn đoán bệnh trĩ

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

2.1. Chẩn đoán xác định

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng:

  • Đi cầu ra máu
  • Sa búi trĩ ngoài hậu môn
  • Đau rát, ngứa…

Cận lâm sàng:

  • Soi hậu môn bằng ống cứng để quan sát trực tiếp các búi trĩ
  • Nội soi đại trực tràng để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ, đồng thời phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng.

2.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Sa niêm mạc trực tràng: Lòi ra một khối ở hậu môn khi đi đại tiện, chiều dài của khối trực tràng sa có thể chỉ 1-2cm, có thể 10-15cm.
  • U hậu môn trực tràng: Có thể là những khối u nhú do bệnh trĩ, áp xe hậu môn hoặc do các bệnh xã hội. Bệnh nhân cần nội soi trực tràng cũng như xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác.
  • Polyp hậu môn trực tràng: Những khối polyp nằm ở phần thấp của bóng trực tràng, khi đại tiện có thể lòi ra ngoài ống hậu môn nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Để chẩn đoán chính xác thì người bệnh phải soi hậu môn trực tràng.
  • Ung thư ống hậu môn và ung thư bóng trực tràng: Triệu chứng thường gặp là đại tiện ra máu nên rất dễ nhầm lẫn với trĩ. Máu chảy do ung thư không có màu đỏ thắm mà thường đỏ lờ lờ kèm theo nhầy.

3. Phác đồ điều trị bệnh trĩ

Áp dụng đúng phác đồ điều trị sẽ giúp bệnh trĩ nhanh khỏi
Áp dụng đúng phác đồ điều trị sẽ giúp bệnh trĩ nhanh khỏi

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Trước khi điều trị đặc hiệu, cần điều trị các rối loạn đại tiện.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng mức độ.
  • Ưu tiên điều trị nội khoa và áp dụng các phương pháp ít xâm lấn trước.
  • Nếu có các thương tổn khác đi kèm có thể phối hợp điều trị cùng lúc.
  • Không được gây nên các hậu quả xấu hơn các rối loạn do bệnh trĩ gây nên.

3.2. Điều trị

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa áp dụng cho tất cả các cấp độ bệnh trĩ. Trong đó, bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định và thay đổi chính thói quen sống của bản thân để thay đổi tình trạng bệnh.

Thuốc tây

Thuốc tây có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ là: thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống phù nề, thuốc chống và ngăn ngừa viêm tại chỗ, thuốc làm co mạch… Mỗi loại sẽ có hiệu quả riêng nên tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.

Kem bôi trĩ

Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc đặt hoặc kem bôi trực tiếp vào hậu môn. Những thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước của búi trĩ hiệu quả, giảm các triệu chứng sưng đau, khó chịu tạm thời.

Chế độ ăn uống khoa học

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học góp phần cải thiện bệnh trĩ hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học góp phần cải thiện bệnh trĩ hiệu quả
  • Tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… Đồng thời, ưu tiên những thực phẩm giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giảm táo bón như khoai lang, diếp cá, chuối, đu đủ…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước trắng có thể sử dụng thêm nước ép trái cây, nước canh…
  • Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Tránh xa rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích khác.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Hình thành thói quen đi đại tiện vào giờ cố định, không đi tiêu quá lâu, không rặn mạnh. Có thể uống nước buổi sáng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Đặc biệt là những bài tập giúp co búi trĩ.
  • Hạn chế làm công việc nặng. Tránh ngồi lâu một chỗ. Đối với nhân viên văn phòng cần vận động nhẹ nhàng sau 1-2 giờ làm việc.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế cảm xúc tiêu cực.

Điều trị ngoại khoa

Các can thiệp thủ thuật

Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật được áp dụng để cho bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.
Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật được áp dụng để cho bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.

Một số thủ thuật điều trị trĩ được áp dụng cho bệnh nhân trĩ cấp độ 1, 2 có thể kể đến như:

  • Thắt dây chun
  • Tiêm xơ
  • Quang đông hồng ngoại
  • Đốt laser búi trĩ

Dù được đánh giá là khá hiệu quả, tuy nhiên do đây là các phương pháp can thiệp ngoại khoa nên thường gây đau sau khi điều trị. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ ngoại khoa.

Phẫu thuật cắt búi trĩ

Phẫu thuật cắt búi trĩ thường được chỉ định đối với bệnh nhân trĩ độ 4 hoặc khi có biến chứng như huyết khối trĩ, sa nghẹt búi trĩ… Một số phương pháp mổ trĩ hiện đại thường được các bác sĩ khuyên sử dụng là:

  • Sóng cao tần HCPT
  • Phương pháp PPH
  • Phương pháp Longo
    ….

Ngoài việc tập luyện, ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn có thể tìm hiểu một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên uống thảo dược được nhiều người dùng lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao. Sản phẩm này chứa các thành phần như: cao diếp cá, cao đương quy, rutin, magie,… mang lại tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, chảy máu; tăng sức bền tĩnh mạch; giúp nhuận tràng, giảm táo bón… rất tốt đối với người đang bị trĩ hoặc đã phẫu thuật trĩ.

Bên cạnh việc sử dụng viên uống, đối với những người bị trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, búi trĩ sa ra ngoài cần kết hợp sử dụng cả gel bôi trĩ để giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong các trường hợp viêm, sưng, đau rát, ngứa ngáy và nứt hậu môn. (Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây).

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị bệnh trĩ mà bạn có thể tham khảo. Hãy lên kế hoạch điều trị trong thời gian sớm nhất, tránh để lâu vì bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường!

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA