Tất tần tật về phác đồ điều trị đột quỵ chuẩn theo Bộ Y tế bạn cần biết

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng Sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1432

Để nâng cao khả năng hồi phục, hạn chế biến chứng sau đột quỵ, bạn cần hiểu rõ những yếu tố cốt lõi về phương pháp điều trị đột quỵ. Vậy hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây về phác đồ điều trị đột quỵ của Bộ Y tế nhé.

Phác đồ điều trị đột quỵ chuẩn theo Bộ Y tế bạn cần biết
Phác đồ điều trị đột quỵ chuẩn theo Bộ Y tế bạn cần biết

1. Tìm hiểu chung về bệnh đột quỵ

Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não) là nguyên gây tử vong thứ 3 và là nguyên nhân gây tàn phế thứ nhất. Đột quỵ não được chia thành 2 loại là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ do xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ xuất huyết não hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu não xảy ra khi một mạch máu não bị tắc do có cục máu đông ngăn chặn. Còn đột quỵ xuất huyết não thì xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra dẫn đến các mô não bị tổn thương.

Bên cạnh đó, một số người còn gặp trường hợp thiếu máu thoáng qua. Đây là cơ thiếu máu giống y hệt định nghĩa của đột quỵ, tuy nhiên các triệu chứng lại chỉ kéo dài dưới 24 giờ. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài trong 60 phút.

2. Chẩn đoán bệnh đột quỵ

Chẩn đoán bệnh đột quỵ là bước đầu tiên để đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Lúc này, các chuyên gia xem xét một người có thực sự bị bệnh đột quỵ hay không. Việc chẩn đoán sẽ được quyết định dựa trên một các yếu tố sau: bệnh sử, khám lâm sàng chẩn đoán, thăm dò cận lâm sàng chẩn đoán và thăm dò cận lâm sàng thực hiện có chọn lọc hoặc trì hoãn.

2.1. Bệnh sử gợi ý đột quỵ

Các chuyên gia sẽ kiểm tra xem bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau hay không:

  • Khiếm khuyết vận động, mất cảm giác nửa người
  • Bệnh nhân bị rối loạn ý thức, rối loạn ngôn ngữ

2.2. Khám lâm sàng chẩn đoán

Quá trình khám lâm sàng chẩn đoán thường kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Trong giai đoạn này, các chuyên gia sẽ xác định các yếu tố sau:

  • Thời điểm chính xác khởi phát, tiến triển của triệu chứng.
  • Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của người bệnh: bệnh nhân có bị mắc các bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh mạch máu ngoại biên, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu,….
  • Tìm hiểu về những lần nhập việc trước đó của bệnh nhân và những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Khám thần kinh đầy đủ, đánh giá ý thức và tìm chấn thương đầu, cổ, âm thổi ở tim, âm thổi động mạch cảnh,…

2.3. Thăm dò cận lâm sàng đoán khẩn

Giai đoạn này các chuyên gia sẽ thực hiện một vài xét nghiệm liên quan đến hình ảnh và xét nghiệm máu. Cụ thể như sau:

  • CT scan não không có cản quang, thực hiện ngay khi bệnh nhân được đưa đến cấp cứu và đảm bảo sinh hiệu.
  • X quang tim phổi, điện tim.
  • Kiểm tra độ bão hòa oxy, monitor liên tục trong vòng 24 giờ đầu.
  • Xét nghiệm máu khẩn: kiểm tra công thức máu, chức năng đông máu, đường huyết, điện giải đồ, chức năng thận.

2.4. Thăm dò cận lâm sàng thực hiện có chọn lọc hoặc trì hoãn

Đây là những phương pháp được thực hiện chọn lọc ở bệnh nhân có các biểu hiện như co giật, tắc mạch máu từ tim, bao gồm:

  • Kiểm tra chức năng gan, khí máu động mạch, dịch não tủy, bilan lipid máu, chức năng tuyến giáp, đánh giá tình hình tăng động, phân tích nước tiểu.
  • Đo điện não nếu bệnh nhân có biểu hiện co giật.
  • Siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch đốt sống. Tốt nhất nên thực hiện trong 24 giờ đầu khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh.
  • Siêu âm tim ở những bệnh nhân nghi ngờ thuyên tắc từ tim.
  • Doppler xuyên sọ, MRI, MRA, mạch não đồ nếu có chỉ định.
Chẩn đoán bệnh đột quỵ và quy trình khám bệnh đột quỵ chuẩn
Chẩn đoán bệnh đột quỵ và quy trình khám bệnh đột quỵ chuẩn

3. Các phương pháp điều trị đột quỵ não

3.1. Vận chuyển bệnh nhân

Đột quỵ não là một cấp cứu nội khoa rất khẩn cấp nên bệnh nhân cần được vận chuyển nhanh nhất đến cơ sở y tế. Tốt nhất là bệnh nhân nên đến các đơn vị có chuyên môn về đột quỵ não, hồi sức tích cực hoặc phòng cấp cứu nội khoa.

Trước khi vận chuyển bệnh nhân, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lại các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân như: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân. Nếu các chỉ số của bệnh nhân đe dọa tử vong thì không nên vận chuyển bệnh nhân. Bởi khi đó, bệnh nhân có thể chết trên đường vận chuyển. Thay vào đó, người xung quanh cần điện thoại cho các tuyến viện trên để xin chi viện tại chỗ.

Trong khi vận chuyển bệnh nhân đến viện và ngay cả khi vận chuyển trong viện, các bác sĩ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu sinh tồn, hút đờm dãi, kiểm tra các ống thông dây dẫn,….

3.2. Cấp cứu theo quy trình ABC

Quy trình ABC được hiểu như sau:

  • A (Airway support – lưu thông đường thở): cần điều chỉnh bệnh nhân ở tư thế đầu nằm cao 30 độ và để đầu nghiêng về một bên để bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Tránh trường hợp chất trào ngược vào đường hô hấp.
  • B (Breathing support – đảm bảo thở thỏa đáng): Luôn đảm bảo các chỉ số thở của bệnh nhân.
  • C (Circulation Control – Điều chỉnh tim mạch và huyết áp): Cần theo dõi trên máu theo dõi 24/24 giờ các chỉ tiêu mạch và huyết áp.

3.3. Chống phù não tích cực

Thông thường sau khoảng 2 đến 3 giờ đột quỵ, hiện tượng phù não sẽ xuất hiện. Hiện tượng này sẽ tồn tại và kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Hiện tượng phù não sẽ gây tăng áp lực nội sọ, giảm áp lực tưới máu não và có thể gây tụt, kẹt não.

Đặc điểm của phù não trong đột quỵ: Đầu tiên là phù độc tế bào do tăng tính thấm màng tế bào; tích tụ calci, natri và gây chết tế bào. Sau đó làm phù mạch, phù ngoại bào.

3.4. Điều trị theo thể đột quỵ

Chảy máu não và chảy máu dưới nhện

Sử dụng các biện pháp tác dụng đến quá trình đông máu như uống thuốc hoặc truyền tĩnh mạch. Biện pháp can thiệp sâu hơn thì sẽ cần phẫu thuật để lấy ổ tụ máu. Cần tìm nguyên nhân của chảy máu não để từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết, phù hợp với từng bệnh nhân.

Điều trị nhồi máu não

Để phục hồi tuần hoàn máu não bị tắc có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

  • Điều trị tiêu cục máu đông.
  • Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.
  • Điều trị chống đông.
  • Lấy cục máu đông thông qua phương pháp can thiệp nội mạch.
  • Sử dụng các thuốc bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh có tác dụng kéo dài cửa sổ điều trị.

3.5. Bù dịch và điện giải

Thông thường, cơ thể của người trưởng thành sẽ cần trung bình 2 đến 2,5 lít nước một ngày. Đối với bệnh nhân bị đột quỵ não do nước qua đường tiết niệu tăng, sốt, mồ hôi, hơi thở càng tăng, nên từ đó lượng dịch đưa vào cũng cần tăng lên.

Bệnh nhân bị đột quỵ cần truyền dung dịch natriclorua 0,9%, đồng thời phải bổ sung đủ điện giải. Tùy tình trạng bệnh nhận mà sẽ phải bổ sung thêm các dung dịch cung cấp chất đạm, lipid để đảm bảo số calo trong ngày.

3.6. Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát

Triệu chứng đầu tiên báo hiệu bệnh nhân bị nhiễm phổi chính là sốt. Tuy nhiên đối với người già, có trường hợp bệnh nhân chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Bởi vậy, các bác sĩ cần tìm ra các nguyên nhân gây sốt như:

  • Viêm phổi.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu do đặt ống thông tiểu.
  • Nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn rối loạn tiêu hóa.
Điều trị theo thể đột quỵ và cách phòng tránh
Điều trị theo thể đột quỵ và cách phòng tránh

4. Theo dõi và điều trị các biến chứng cấp

Người bị đột quỵ thường gặp các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng hô hấp: Xoay trở người cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân tập thở. Nếu bệnh nhân bị viêm phổi, cần để bệnh nhân sử dụng kháng sinh.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Đặt sonde tiểu khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Biến chứng này có thể phòng ngừa bằng cách cho bệnh nhân vận động, ngồi và rời giường sớm. Tiêm thuốc chống đông ở những người có nguy cơ cao.
  • Phù não và tăng áp lực nội sọ: Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao 30 độ. Trường hợp xấu nhất cần can thiệp để phẫu thuật dẫn lưu não thật hoặc giải ép và lấy mô não cho nhồi máu tiểu não lớn.
  • Co giật: Đối với bệnh nhân bị 1 đến 2 cơn co giật trong tuần đầu không cần điều trị lâu dài, thông thường sẽ chỉ mất khoảng 3 tháng.
  • Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sớm: Bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu sớm ngay khi có sức khỏe ổn định hơn.

5. Phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ tái phát

Giai đoạn cuối cùng trong phác đồ điều trị đột quỵ đó chính là phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ tái phát. Để có thể làm được điều này, bệnh nhân cần tuân thủ các điều sau đây:

  • Phòng và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường,….
  • Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent nếu động mạch cảnh bị hẹp nặng.
  • Điều chỉnh rối loạn xơ máu và ổn định mảng xơ vữa.

Bên cạnh đó để cải thiện tình trạng đột quỵ tái phát, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được các bác sĩ khuyên dùng. Thông thường các sản phẩm này sẽ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ bảo vệ thần kinh, cải thiện tình trạng tê bì chân tay, giảm đau do thoái hóa xương khớp…. Một số thành phần chính giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ ở sản phẩm bạn có thể tham khảo như: Cao Blueberry, Ginkgo biloba, …..

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên phó giám đốc Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phác đồ điều trị bệnh đột quỵ để có thể cải thiện bệnh tình tốt hơn. Chúc bạn sức khỏe!

>>Xem thêm: Top 10+ loại thuốc chống đột quỵ hiệu quả nhất hiện nay

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.