Để điều trị rối loạn tiền đình cần có phác đồ với từng người bệnh, tình trạng bệnh nhưng đều dựa trên phác đồ điều trị rối loạn tiền đình chuẩn của Bộ Y tế. Cùng tìm hiểu về phác đồ dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình có nhiệm vụ giữ vai trò thăng bằng cho cơ thể và gồm hai cơ quan, trong đó một cơ quan nằm ở bên trong tai (rối loạn tiền đình ngoại biên) và một cơ quan nằm ở trung ương (tiền đình trung ương). Khi 1 trong 2 hoặc cả hai cơ quan này cùng bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như thiếu máu não, đau nửa đầu, chấn thương, va đập gây chảy máu não, tắc các mạch trong não, thoái hóa cột sống cổ gây rối loạn tiền đình…
Dấu hiệu, triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp như mất thăng bằng, dễ té ngã, hoa mắt, chóng mặt kèm theo ù tai, buồn nôn, nôn ói, nghe kém, suy giảm thị lực… Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm trong giai đoạn đầu, thường khi bệnh đã chuyển nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh mới được phát hiện. Do đó khi thấy các dấu hiệu của bệnh thì người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán, có phác đồ điều trị rối loạn tiền đình phù hợp.
2. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình của Bộ Y tế
2.1. Phác đồ dùng thuốc Tây trị rối loạn đình
Cinnarizin
Đây là một loại thuốc kháng histamin H1, cinnarizin được chỉ định để kiểm soát các cơn say tàu xe và điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình bao gồm chóng mặt, choáng váng và ù tai. Thuốc cũng có tác dụng với chứng đau nửa đầu và rối loạn tuần hoàn ngoại biên. Tác dụng phụ của Cinnarizin là gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng. Do đó người bệnh nên uống thuốc với nước sau khi ăn no để làm giảm thiểu tình trạng này.
Flunarizine
Thuốc Flunarizine được dùng để phòng ngừa và giảm đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não… Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Flunarizine có thể làm gia tăng triệu chứng buồn ngủ và trầm cảm, gây ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và làm gia tăng bệnh Parkinson.
Vinpocetin
Vinpocetin là thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh được chỉ định trong nhiều bệnh, đặc biệt đối với người bệnh mắc các bệnh về mạch máu não, có cả rối loạn tiền đình. Tác dụng phụ của thuốc là làm tim đập nhanh và hạ huyết áp. Người bệnh nên uống thuốc sau các bữa ăn và cho bác sĩ biết nếu bệnh không cải thiện hoặc chuyển biến xấu đi.
Acetyl-DL-leucine
Acetyl-DL-leucine là một hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Khi sử dụng sẽ giúp giảm các tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt do rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hay do thay đổi thời tiết. Thuốc cũng được dùng để điều trị các trường hợp chóng mặt không rõ nguyên nhân như chóng mặt sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật… Thuốc có tương tác với một số thuốc khác, do đó người bệnh nếu có đang sử dụng các loại thuốc khác thì nên thông báo cho bác sĩ biết.
2.2. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y
Theo Đông y thì rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, xuất hiện phổ biến ở những người trong độ tuổi trưởng thành. Đặc trưng của bệnh là hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, tức ngực, khó thở,… Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể là do thận hư, khí hư, huyết hư, chấn thương, mất máu quá nhiều, cảm nhiễm tà khí, sinh hoạt quá độ, chữa bệnh nhầm thuốc… gây tổn thương tinh huyết. Cũng theo Đông y để trị rối loạn tiền đình cần tập trung bồi bổ cơ thể, phục hồi khí hư, cân bằng âm dương, đào thải khí hư và tăng cường lưu thông máu lên não. Tùy theo chẩn đoán từng thể bệnh mà chuyên gia sẽ chỉ định áp dụng bài thuốc phù hợp. Người bệnh cần kiên trì và tuân thủ sử dụng để thuốc ngấm từ từ vào cơ thể, phát huy tác dụng tối đa, khắc phục các triệu chứng và trị dứt điểm tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình hiệu quả:
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: Bài thuốc có tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, đầu óc quay cuồng, dễ té ngã
- Nguyên liệu cần có: Thạch quyết minh sống 20g, hoàng cầm, hà thủ ô trắng, dạ giao đằng và đỗ trọng mỗi loại 10g, thục phần, ích mẫu, ngưu tất và câu đằng mỗi loại 12g.
- Thực hiện: Sắc tất cả cùng 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn 350ml, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Có tác dụng giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai, cải thiện trí nhớ, giảm mệt mỏi, tăng cường máu lên não, tái tạo hồng cầu, hạ huyết áo, ức chế cầu khuẩn, trực khuẩn để bảo vệ các tế bào gan, thận, chống ung thư…
- Nguyên liệu cần có: Sơn thù và sơn dược mỗi loại 160g, thục địa 320g, đan bì, bạch cúc hoa, phục linh và kỷ tử mỗi loại 120g.
- Thực hiện: Đem tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, trộn đều rồi vo thành từng viên nhỏ, bảo quản trong hũ thủy sử dụng dần. Mỗi lần dùng khoảng 8 – 16g pha vào ly nước ấm thêm một ít muối để tăng hiệu quả. Bài thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
Bài thuốc Nhị căn thang: Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ chứng đau đầu, hoạt huyết ứ, khử đờm, lợi thấp và chứng mất ngủ kéo dài.
- Nguyên liệu cần có: 12g xuyên khung, 10g bán hạ, 20g cát căn và 30g hải đới căn, ngoài ra có thể thêm đại giả thạch và thạch xương bồ mỗi loại 16g.
- Thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần uống và kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Chế độ ăn uống cho người rối loạn tiền đình
Trong phác đồ chữa rối loạn tiền đình, không thể thiếu việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn mà người bệnh rối loạn tiền đình cần là các thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là thực phẩm giàu axit folic, chất xơ, chất sắt và các loại vitamin cần thiết như A, B6, C, D, và E. Người bệnh có thể tìm thấy các dưỡng chất này ở các thực phẩm như các loại rau củ quả, các loại trái cây, các loại đậu và hạt, các loại thịt, cá, trứng, sữa … Hàng ngày, người bệnh chú ý uống đủ nước, từ 2 – 2,5 lít nước để giúp tinh thần tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn và hạn chế tình trạng mất nước.
Trong thời gian điều trị bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cũng nên lưu ý tránh những loại thực phẩm không có lợi dưới đây:
- Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho cơ thể người bệnh là mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… đều dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao.
- Các chất kích thích có trong cà phê và thuốc lá sẽ làm tăng chứng ù tai và làm giảm lượng máu cung cấp đến tai.
- Thực phẩm quá mặn, quá ngọt hoặc có ga sẽ làm tăng triệu chứng của tai trong và làm bệnh trở nặng hơn.
- Thực phẩm chứa axit amin như Tyramine có trong rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói sẽ làm tăng triệu chứng nhức đầu và nặng tai.
- Thức uống có cồn như rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt và mỏi mệt toàn thân.
2.4. Hướng dẫn điều trị thông qua các bài tập chuyên biệt
Để giúp điều trị rối loạn tiền đình thêm hiệu quả thì người bệnh nên thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình được các chuyên gia khuyến khích. Các bài tập này có tác dụng phục hồi sự cân bằng chức năng tiền đình, lấy lại khả năng giữ thăng bằng khi đi lại, vận động, sinh hoạt và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Các bài tập tốt cho người bệnh có:
- Bài tập Brandt – Daroff: Để thực hiện người bệnh ngồi ở mép giường, hai mắt nhìn thẳng, khi cảm nhận được cơn chóng mặt đang đến hãy quay đầu sang bên trái hoặc phải 45 độ rồi từ từ nằm xuống, xoay đầu sang bên còn lại rồi nghiêng hẳn người sang một bên, sau đó ngồi dậy trong tư thế ban đầu.
- Bài tập luyện mắt: Người bệnh ngồi thoải mái trên một mặt phẳng, dùng một đồ vật cụ thể giơ lên trước mắt với khoảng cách bằng với cánh tay. Di chuyển đồ vật sang trái rồi sang phải từ từ để mắt di chuyển theo. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng đau đầu, chóng mặt giảm hẳn đi thì ngưng.
- Bài tập lắc lư: Người bệnh đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau, hai mắt nhắm và lắc lư từ từ sang trái rồi sang phải, từ trước ra sau và ngược lại… trong vòng 1 – 2 phút. Lưu ý trong lúc tập cần giữ thẳng lưng, cố gắng sao cho phần vai và hông di chuyển cùng nhau. Bài tập này có tác dụng phục hồi chức năng tiền đình, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng giữ thăng bằng.
2.5. Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt
Trong thời gian thực hiện theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình chuẩn thì người bệnh cũng cần chú ý luyện tập thể dục thể thao, vận động vừa sức để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giải tỏa căng thẳng, chống lại các cơn mệt mỏi. Việc tập luyện này còn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, buồn nôn…
Đồng thời người bệnh cần điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp, lành mạnh bằng cách tăng cường lượng rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu các loại nhóm vitamin C, B6, C, D, E, folate, chất xơ… trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc… và tránh các thực phẩm, chất kích thích có trong cà phê, rượu, bia, thuốc lá… Nên bổ sung đủ nước, ít nhất 2 lít/ ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa tươi ít đường, ít béo…
Người bệnh cần xây dựng thời gian biểu sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đúng giờ, đúng giấc. Có thể ngâm chân nước nóng thảo dược, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, đọc sách thư giãn… nếu gặp tình trạng khó ngủ hay khi ngủ có thể kê gối có độ cao vừa phải, và nên nghiêng người sang trái…
Chú ý nên tránh thay đổi tư thế đột ngột như đang nằm hoặc ngồi và đứng bật dậy, xoay người, cúi người liên tục… Những tư thế này đều dễ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và dễ té ngã do máu không kịp lên não gây tụt huyết áp. Ngồi quá lâu một chỗ, đặc biệt ở quá lâu trong phòng máy lạnh, sử dụng máy tính nhiều giờ liên tục cần được hạn chế và nên đứng dậy đi lại hoặc thay đổi tầm mắt sang hướng khác trong vài phút để thần kinh được thư giãn, giảm nhức mỏi mắt…
Cùng với việc thực hiện theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình thì người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nên chọn sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Nhờ việc thăm khám cẩn thận tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị rối loạn tiền đình cụ thể mà việc điều trị sẽ tăng hiệu quả hơn, tránh cho bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn