Viêm đại tràng là một bệnh lý tiêu hóa cực kỳ đáng lo ngại khi có đến 20% dân số Việt Nam mắc phải. Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về cách chữa trị đúng cách, an toàn và hiệu quả.
1. Nhận định về viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến và có tổn thương thực thể, liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Do vậy mà Bộ Y tế đưa ra nhận định về bệnh viêm đại tràng như sau:
1.1. Đặc điểm của viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng do nguyên nhân nào thì đều có chung đặc điểm và triệu chứng lâm sàng tương tự, đó là:
- Đau bụng do đại tràng, cơn đau xuất hiện ở bụng dưới bên trái ngang hoặc thấp hơn rốn một chút.
- Rối loạn nhu động ruột và nhu cầu đi đại tiện.
- Tính chất phân bất thường.
- Dễ bị chẩn đoán nhầm trên lâm sàng.
Tuy nhiên bệnh viêm đại tràng ở nước ta có sự khác biệt như:
- Viêm đại tràng có tổn thương thực thể.
- Nguyên nhân nhiễm trùng dẫn đến viêm đại tràng tương đối phổ biến.
- Viêm đại – trực tràng xuất huyết chiếm tỷ lệ rất ít.
- Các bệnh lý khối u, túi thừa ở đại tràng thường không phổ biến.
Biến chứng phổ biến mà người bệnh viêm đại tràng có thể gặp:
- Xuất huyết: Khoảng 60% người bệnh bị xuất huyết, thường là xuất huyết âm ỉ, ít khi xuất huyết ồ ạt.
- Ung thư: Nguy cơ ung thư sau 10 năm phụ thuộc vào loại polyp đại tràng, kích thước và mức độ viêm.
1.2. Các loại viêm đại tràng và nguyên nhân
Bệnh viêm đại tràng được phân thành các loại phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đó là:
- Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là bệnh lý mãn tính, gây viêm, loét và chảy máu bên trong niêm mạc ruột già. Tình trạng này thường bắt đầu ở trực tràng và lan đến đại tràng. Viêm loét đại tràng là loại viêm đại tràng phổ biến nhất và thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn và các chất khác trong hệ thống tiêu hóa.
- Viêm đại tràng giả mạc: Viêm đại tràng giả mạc xảy ra do vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff) phát triển quá mức. Vi khuẩn này thường sống trong ruột nhưng không gây ra bất cứ vấn đề gì do sự cân bằng của hệ thống vi sinh vật. Nhưng khi người bệnh dùng một số loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn khỏe mạnh, khiến vi khuẩn C.diff phát triển quá mức, dẫn đến viêm đại tràng.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đại tràng bị cắt đứt hoặc hạn chế và cục máu đông là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên một số bệnh như xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo trong các mạch máu cũng có thể dẫn đến viêm đại tràng. Hoặc cũng liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong đó có ung thư ruột kết.
- Viêm đại tràng vi thể: Đây là bệnh lý chỉ có thể xác định bằng cách xem xét một mẫu mô của đại tràng dưới kính hiển vi.
- Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Viêm đại tràng dị ứng thường xảy ra trong những tháng đầu sau khi sinh, có thể dẫn đến trào ngược, khạc nhổ nhiều, quấy khóc và có đốm máu trong phân của trẻ.
Ngoài các nguyên nhân này thì viêm đại tràng có thể xảy ra do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus hay việc điều trị các bệnh lý ruột già bằng bức xạ cũng có thể gây viêm hoặc tổn thương ruột già.
2. Chẩn đoán trước khi xây dựng phác đồ điều trị viêm đại tràng
Bác sĩ sẽ căn cứ vào chẩn đoán để có thể xây dựng được phác đồ điều trị viêm đại tràng phù hợp cho từng người bệnh. Cách chẩn đoán bệnh thường được tiến hành như sau:
2.1. Chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu lâm sàng
Nếu niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau bụng âm ỉ, cơn đau xuất hiện ở hố chậu trái, phải hoặc đau dọc theo khung đại tràng
- Đi ngoài ra máu
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đôi khi táo lỏng xen kẽ
- Chướng bụng, đầy hơi
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Một số trường hợp bị sốt
2.2. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng
Cùng với các chẩn đoán lâm sàng, người bệnh còn được chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương trong đại tràng gồm có:
- Xét nghiệm công thức máu (CBC)
- Xét nghiệm phân
- Điện giải đồ
- Chụp X – quang, CT, MRI
- Nội soi đại tràng
3. Nguyên tắc của phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế
Để cải thiện các triệu chứng, giảm đau, phục hồi sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa các biến chứng liên quan thì người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị. Nguyên tắc điều trị theo phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế như sau:
- Chú ý giảm lượng dầu mỡ từ các món ăn, hạn chế ăn rau sống và rau quả xanh.
- Điều chỉnh nhu động ruột: Tùy theo triệu chứng táo bón hay tiêu chảy thì sử dụng thuốc. Nếu táo bón thì có thể chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng, tốt nhất là nhóm xơ thực vật hoặc thuốc Macrogol và các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu khác. Nếu tiêu chảy có thể sử dụng thuốc băng niêm mạc đại tràng phù hợp.
- Điều trị các triệu chứng: Để giảm đau dạ dày, đau đại tràng, điều chỉnh nhu động ruột, chống co thắt. Điều trị bổ sung với các liệu pháp tâm lý, trấn an, giúp người bệnh an tâm và có tinh thần thoải mái.
4. Chi tiết về phác đồ điều trị viêm đại tràng
Người bệnh có thể tìm hiểu phác đồ điều trị viêm đại tràng chi tiết dưới đây:
4.1. Phác đồ điều trị viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính là giai đoạn bệnh lý nhẹ nhất, nếu phát hiện sớm để điều trị thì có tỷ lệ hồi phục cao, ít tốn kém về mặt chi phí. Có thể nhận biết tình trạng này qua các biểu hiện lâm sàng như:
- Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ bên trái, bên phải hoặc đau cả vùng bụng dưới.
- Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, bị tiêu chảy, phân có chất nhầy hoặc máu đi kèm.
- Cơ thể bị suy nhược kèm trạng thái sốt cao.
Với người bệnh viêm đại tràng cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như chụp X quang đại tràng, nội soi đại tràng, trực tràng và xét nghiệm phân. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể được sử dụng là:
- Thuốc cải thiện triệu chứng đau bụng như carbogast, hyoscin, loperamide, atropine,…
- Thuốc cải thiện tình trạng táo bón như lactulose, macrogol hoặc sorbitol.
Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng người bệnh cũng cần chú ý:
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.
- Ăn nhiều chất xơ, prebiotics, chất béo có lợi và protein.
- Không sử dụng chất kích thích, đồ chua, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, hạn chế sử dụng sữa và thực phẩm chưa qua chế biến.
4.2. Phác đồ điều trị viêm đại tràng mãn tính
Điều trị viêm đại tràng mãn tính sẽ khó khăn hơn cấp tính do bệnh lý đã có nhiều chuyển biến phức tạp và các triệu chứng có:
- Người bệnh có cảm giác đau bụng dữ dội, luôn bị chướng bụng, có cảm giác muốn đi đại tiện, sau khi đi thì cơn đau giảm dần hoặc biến mất.
- Người bệnh đi tiêu có phân khác so với bình thường, có thể ở dạng lỏng, có máu hoặc táo bón,…
- Cơ thể suy nhược, sức khỏe suy giảm, khẩu vị không tốt, mất tập trung,…
Khi chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ sẽ kết hợp triệu chứng bệnh lâm sàng và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như nội soi trực tràng, xét nghiệm máu, phân, chụp CT, sinh thiết, chụp X quang,… để chẩn đoán, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác như ung thư đại tràng, đại tràng kích thích hoặc hội chứng hấp thu kém.
Sau khi xác định được căn nguyên gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng người bệnh phác đồ điều trị phù hợp. Đối với trường hợp viêm đại tràng do amibe sẽ tiến hành điều trị như sau:
- Thuốc Chloroquin, Ornidazole, Fasigyne, Emetin hydroclorid,… để loại bỏ amip mô.
- Sử dụng Diloxanide furoat để loại bỏ amip ở ruột.
Sau đó sử dụng Quinolon kết hợp Diloxanide, Paranomycin, Idées,…
Đối với trường hợp điều trị viêm đại tràng mãn tính do viêm túi thừa có thể dùng:
- Điều trị nội trú bằng cách cung cấp chất điện giảm qua các loại thuốc như Quinolone, Cephalosporin,…
- Điều trị nội trú bằng các loại thuốc như Ampicillin, sulfamethoxazole, metronidazole và cephalexin.
- Nếu viêm đại tràng mãn tính do lao gây ra sẽ sử dụng thuốc Prednisone kết hợp với corticoid để chống viêm, giảm đau.
4.3. Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt là tình trạng khá phổ biến hiện nay với các triệu chứng điển hình như:
- Người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có sự khác thường.
- Thường xuyên có cảm giác đau bụng, cơn đau sẽ giảm sau khi đi tiêu.
- Bị chướng bụng, khó chịu, bụng căng cứng thi thoảng có biểu hiện ợ chua.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng trước khi đưa ra phác đồ điều trị như thực hiện xét nghiệm là chụp X quang, CT, nội soi đại tràng, sinh thiết, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,…để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.
Chẩn đoán phân biệt cũng sẽ được thực hiện để tránh có sự nhầm lẫn giữa viêm đại tràng co thắt với ung thư trực tràng, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm co thắt cấp và mãn tính… Sau khi xác định nguyên nhân bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y Tế để người bệnh phối hợp thực hiện. Trong quá trình điều trị sẽ kết hợp dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động trị liệu để đạt hiệu quả cao hơn. Các thuốc hay được dùng trong phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt có:
- Thuốc giảm triệu chứng đau bụng như loperamide, spasmaverine, hyoscin,…
- Thuốc cải thiện tình trạng táo bón như lactulose, macrogol, sorbitol.
- Thuốc hỗ trợ thần kinh như sulpiride hoặc diazepam.
Người bệnh viêm đại tràng co thắt cần chú ý tăng cường chất xơ, vitamin, protein để cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt. Đồng thời nên hạn chế ăn đồ chiên dầu, tránh ăn thức ăn nhanh và không dùng chất kích thích.
Hỗ trợ điều trị hiệu quả thì người bệnh có thể áp dụng trị liệu và nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa cải thiện sức đề kháng vừa tăng cường tính dẻo dai, linh hoạt như đi bộ, bơi lội, yoga,… Phương pháp diện chẩn có thể áp dụng được trong trường hợp điều trị thể bệnh này.
4.4. Phác đồ điều trị viêm đại tràng kích thích
Người bệnh bị viêm đại tràng kích thích sẽ có các triệu chứng lâm sàng như đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ, cơn đau sẽ giảm hoặc biến mất sau khi đi tiêu, đại tiện khác thường, sức khỏe và tinh thần suy giảm,…
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng qua các xét nghiệm như máu, phân, ion đồ, đường huyết, nội soi đại tràng và chẩn đoán phân biệt viêm đại tràng kích thích hay là những bệnh lý khác. Phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y Tế trường hợp này sẽ sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc ngăn ngừa tiêu chảy như Loperamide, Diphenoxylate,…
- Thuốc ngăn ngừa táo bón như: Mucilage, phloroglucinol, alverin, mebeverine,…
- Thuốc hỗ trợ phục hồi và duy trì đường ruột: Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii, attapulgite mormoiron,…
- Thuốc chống trầm cảm: Sulpiride, Benzo Diazepam và Amitriptyline.
Người bệnh cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể, tránh ăn những loại thực phẩm không đảm bảo. Nếu thấy điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm đại tràng trở nặng hơn sau khi dùng thuốc thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định áp dụng phẫu thuật bằng cách:
- Mổ hở qua một đường đủ lớn để tiếp xúc với vùng viêm nhiễm, cắt bỏ đại tràng bị bệnh và khâu lại.
- Mổ nội soi qua một vết rạch nhỏ để camera có thể quan sát được và bác sĩ sẽ nhìn qua hình ảnh thu được kết hợp thao tác với dụng cụ y khoa để thực hiện cuộc phẫu thuật.
Phẫu thuật có thể có biến chứng nguy hiểm do đó khi thấy dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng người bệnh nên điều trị ngay tránh để bệnh phát triển nặng, làm việc điều trị khó khăn, mất thời gian.
4.5. Phác đồ điều trị mọi thể bệnh đại tràng từ tinh hoa Y học cổ truyền
Theo YHCT viêm đại tràng có tên gọi là tiết tả, kiết lỵ và nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này chủ yếu là do ngoại cảm làm tổn thương tỳ vị, ăn uống không hợp lý, can khí uất hại, tỳ dương hư… Do đó để giải quyết dứt điểm các vấn đề về đại tràng, người bệnh sẽ phải thanh nhiệt, hóa thấp, hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ, kiện tỳ, ích vị, kiện tỳ, ích vị,…
5. Chế độ dinh dưỡng theo phác đồ điều trị viêm đại tràng
Để điều trị viêm đại tràng hiệu quả thì việc người bệnh ăn uống gì cũng góp phần điều trị thêm hiệu quả. Không có chế độ ăn uống cụ thể cho người bệnh viêm đại tràng nhưng người bệnh cần tránh một số thực phẩm làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng và thực hiện chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế:
- Chuẩn bị thức ăn và lập kế hoạch cho bữa ăn.
- Ghi nhật ký thực phẩm và phản ứng của cơ thể với loại thực phẩm đó. Nếu loại thực phẩm tiêu thụ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của đại tràng, hãy tránh sử dụng sản phẩm.
- Thực hiện chế độ ăn ít chất xơ. Thực phẩm ít chất xơ dễ tiêu hóa, có thể làm chậm nhu động ruột và hạn chế tình trạng tiêu chảy. Người bệnh vẫn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và giữ mức tiêu thụ chất xơ ở mức 10 gram mỗi ngày.
- Ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn chính.
- Người bệnh rất dễ bị mất nước nên cần uống nhiều nước và nên tránh caffeine, rượu do đồ uống này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị viêm đại tràng theo phác đồ của Bộ Y tế hiệu quả:
- Nên tăng cường bổ sung chất xơ, probiotic, vitamin, omega – 3, chất đạm, cellulose,…
- Có thể ăn thành nhiều bữa thay vì ăn 3 bữa chính.
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, không nên ăn đồ ăn chưa được chế biến kỹ, ưu tiên ăn các món hấp hoặc luộc dễ tiêu hóa.
- Tránh hút thuốc, uống bia rượu, hạn chế đồ ngọt, chất béo và sản phẩm có chứa lactose.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, cân bằng và tránh suy nghĩ nhiều để tình trạng bệnh lý được cải thiện tốt hơn.
- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng với cường độ hợp lý để cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, hồi phục chức năng tiêu hóa tốt hơn,…
7. Theo dõi sau điều trị
Viêm đại tràng là bệnh mãn tính nên dễ tái phát, trở nặng hơn do đó mà người bệnh nên lưu ý:
- Nên ghi chú lại những thực phẩm mà sau khi ăn dẫn đến các triệu chứng.
- Thay đổi lượng chất xơ và trao đổi về lượng chất xơ có thể tiêu thụ.
- Tăng mức độ hoạt động nếu có thể.
- Tham khảo các biện pháp kiểm soát cảm xúc và căng thẳng như thiền, yoga và các bài tập chánh niệm.
- Sử dụng thuốc theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ.
- Nên đến bệnh viện ngay nếu thấy một lượng máu đáng kể trong phân.
Bên cạnh các điều trị này để giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn, giữ được cân bằng vi sinh đường ruột sau thời gian sử dụng thuốc điều trị lâu dài thì người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung lợi khuẩn an toàn và hiệu quả từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế giúp chẩn đoán bệnh sớm nhất và người bệnh có kế hoạch chăm sóc, phục hồi sức khỏe phù hợp. Nếu thực hiện đúng cách có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bài viết liên quan:
- 5 bài tập chữa viêm đại tràng đơn giản, hiệu quả nhất
- [CẨM NANG] Khám viêm đại tràng ở đâu tốt và uy tín?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn