Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
6 Tháng tư 2024

Số lần xem:
682

Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không được kiểm soát tốt sẽ chuyển thành mạn tính. Lúc này, các triệu chứng viêm mũi lâu ngày không chỉ gây khó chịu mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang mạn tính, suy hô hấp. Do đó, khi có các triệu chứng, người bệnh cần đi thăm khám sớm để có một phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.

Những điều cần biết về phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng
Những điều cần biết về phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng

1. Các thể viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường được phân loại thành bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa (viêm mũi dị ứng) thường gây ra bởi chất gây dị ứng thực vật, và các chất thay đổi theo mùa. Các chất gây dị ứng thực vật thường gặp bao gồm:

  • Phấn hoa như cỏ đuôi mèo, cỏ ngọt, cây cúc Nga, cây anh đào,…
  • Do các bào tử nấm mốc trong không khí.

Viêm mũi dị ứng quanh năm do thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng ở nơi ở, nơi làm việc như  khói bụi, lông động vật, hóa chất độc hại,… hoặc bằng phản ứng rất mạnh với phấn hoa theo mùa liên tiếp.

2. Triệu chứng lâm sàng

  • Các triệu chứng cơ năng thường gặp: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ho, khò khè, tắc ngạt mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, mệt mỏi.
  • Soi mũi: niêm mạc phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, xung huyết, có nhiều dịch tiết, có thể có lệch vẹo vách ngăn, polyp, phì đại cuốn mũi…
  • Triệu chứng khác: chàm, nghe phổi có tiếng khò khè, thở rít…
Nhận biết rõ dấu hiệu để có phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phù hợp
Nhận biết rõ dấu hiệu để có phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phù hợp

3. Biểu hiện cận lâm sàng

Thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng nhận thấy:

  • Không có bất thường trong cấu trúc mũi.
  • Dịch mũi chứa các tế bào ái toan.
  • IgE trong máu tăng, ngoài ra không có bất cứ biểu hiện nào khác thường.

4. Điều trị viêm mũi dị ứng

Mục đích điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu là cải thiện triệu chứng, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Phác đồ điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc chống dị ứng, chống viêm dạng xịt và kháng sinh.

  • Thuốc chống dị ứng: Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thực chất là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các loại thuốc chống dị ứng được sử dụng là loại kháng histamine, có tác dụng ức chế thành phần trung gian, giúp giảm các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra. Một số thuốc chống dị ứng phổ biến gồm Cetirizin 10mg, Loratadine, Fexofenadine, Clorpheniramin 4mg. Dùng 60mg/ 2 lần/ ngày.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc thường được bào chế ở dạng xịt giúp làm giảm hiện tượng viêm ở niêm mạc mũi. Các dạng thuốc xịt có chứa corticosteroid, gồm có Rhinocort, Flixonase và Pivalon.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc này được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Các loại kháng sinh được dùng phổ biến bao gồm: Amoxicillin, Cefadroxil, Cefuroxim,…
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm cả việc sử dụng thuốc
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm cả việc sử dụng thuốc

5. Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng

Hiện nay, các bài thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Người bệnh cần đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, bốc thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

6. Chăm sóc và theo dõi

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần theo dõi biến chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc lá,…). Có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Bệnh nhân cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch xuyên dụng để bệnh sớm được cải thiện. Lưu ý không nên ngoáy mũi bằng tay để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Tích cực bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, nhất là vitamin C giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Đồng thời cần tránh ăn những thực phẩm có tính hàn và thực phẩm có thể gây dị ứng, bỏ hút thuốc lá.
  • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
  • Dọn dẹp nhà cửa, không gian sinh hoạt thật sạch sẽ. Thường xuyên thay vỏ chăn, ga, gối,… để hạn chế hít phải mạt bụi.
  • Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
  • Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Điều trị triệt để các ổ viêm nhiễm ở mũi xoang và vùng răng miệng.

Để bệnh mau khỏi và hạn chế tái phát, ngoài việc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.