Phân biệt COPD và hen phế quản để điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng chín 2024

Số lần xem:
243

COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản là hai bệnh hô hấp dễ bị nhầm lẫn. Hiểu đúng về bệnh sẽ giúp điều trị có hiệu quả và cách phân biệt hai bệnh này sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Tìm hiểu bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Tìm hiểu bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn là hai bệnh lý về đường hô hấp có triệu chứng gần giống nhau:

1.1. Hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường thở, gây phù nề, co thắt, hẹp đường dẫn khí trong phổi. Bệnh có biểu hiện, triệu chứng điển hình là các cơn khó thở tái phát nhiều lần, thở khò khè, đau tức ngực, lồng ngực co thắt.

1.2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?

COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do đường thở bị tắc nghẽn kéo dài. COPD là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường thở mãn tính do các phần tử và khí độc hại. Bệnh tiến triển theo thời gian và không có khả năng hồi phục hoàn toàn.

2. Phân biệt hen suyễn và COPD

Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của hen phế quản và bệnh COPD thì khó có thể phân biệt được hai loại bệnh này, vì đều bị khó thở, ho, căng tức ngực, thở khò khè, nhịp tim tăng cao,… Vì vậy, để phân biệt COPD và hen suyễn có thể dựa vào đặc trưng của từng loại bệnh như:

Phân biệt bệnh hen phế quản và COPD qua các dấu hiệu
Phân biệt bệnh hen phế quản và COPD qua các dấu hiệu

2.1. Giống nhau

Nguyên nhân gây bệnh: COPD và hen phế quản đều là tình trạng niêm mạc phế quản bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài tấn công như các chất độc hại, dị nguyên gây dị ứng, yếu tố môi trường, thời tiết thay đổi… Tình trạng này sẽ gây tổn thương niêm mạc đường thở, gây phù nề niêm mạc, co thắt phế quản, dịch nhầy tiết nhiều hơn.

Triệu chứng: Hai bệnh lý này đều có triệu chứng tương tự dễ gây nhầm lẫn:

  • Ho, khó thở, thở khò khè và các triệu chứng này càng rõ rệt khi thời tiết thay đổi.
  • Xuất hiện các đợt cấp nặng, các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện như suy hô hấp, rối loạn ý thức thậm chí gây tử vong.
  • Nghe thấy tiếng ran rít hai bên phổi khi áp tai vào ngực.
  • Người bệnh thấy đau tức ngực, nhịp tim đập nhanh hơn, mệt mỏi, lo âu.

Chẩn đoán: Để chẩn đoán thì cả hai bệnh lý này đều được chỉ định thực hiện các chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm:

  • Đo chức năng hô hấp khi có hiện tượng rối loạn thông khí tắc nghẽn.
  • Chụp X quang phổi để thấy hình ảnh phổi căng giãn.

2.2. Điểm khác nhau

Sự khác nhau giữa bệnh COPD và hen suyễn
Sự khác nhau giữa bệnh COPD và hen suyễn

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Bệnh COPD sinh ra do sự tấn công của các phần tử, khí độc có hại như khói thuốc, khói, bụi, chất hóa học.. Tình trạng tắc nghẽn đường thở biểu hiện liên tục và nặng dần theo thời gian.
  • Bệnh hen suyễn xuất hiện khi có sự tác động của các tác nhân dị ứng, Cơn hen và tắc nghẽn đường thở chỉ xảy ra từng cơn khi có sự xuất hiện của tác nhân dị nguyên, bệnh không gây tổn thương mô phổi, các tiểu phế quản vì thế mà không bị xẹp.
  • Viêm ở COPD chủ yếu ở đường thở nhỏ, còn viêm phế quản có thể lan tỏa ra toàn bộ niêm mạc. COPD thường gây tổn thương nhu mô phổi với biểu hiện là đứt gãy sợi liên kết bao quanh các phế nang, tiểu phế quản do đó gây xẹp các tiểu phế quản.

Triệu chứng:

Ngoài các triệu chứng giống nhau thì hai bệnh lý này còn có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau:

  • Các cơn hen phế quản cấp tính thường xuất hiện đột ngột, không liên tục và người bệnh gần như không có triệu chứng gì khi không có các cơn khó thở. Cong với COPD các triệu chứng xuất hiện liên tục ngay cả khi ở tình trạng ổn định do đó mà chức năng hô hấp gần như không thể phục hồi bình thường.
  • Người bệnh COPD có biểu hiện tâm phế mạn, còn người bệnh hen phế quản thì không.
  • Khi chẩn đoán thì phổi của người bệnh hen suyễn ran rít, thở khò khè nhưng âm thanh rì rào trong phế nang thường không nghe rõ. Nhưng đây là đặc biệt điển hình của COPD do hiện tượng xẹp phế nang.
  • COPD tạo nhiều đờm nhầy hơn bệnh hen suyễn và ho mãn tính kéo dài.
Đối tượng dễ mắc bệnh về đường hô hấp như hen, phổi
Đối tượng dễ mắc bệnh về đường hô hấp như hen, phổi

Đối tượng:

  • COPD thường xảy ra với người có tiền sử hút thuốc lâu năm, độ tuổi khởi phát bệnh khoảng từ 40 tuổi trở lên.
  • Hen phế quản thường xảy ra với trẻ em và mọi người ở mọi độ tuổi, người có tiền sử dị ứng và nếu trong gia đình có người bố hay mẹ mắc hen suyễn.

Chẩn đoán:

  • Chức năng hô hấp: Người bệnh COPD có hiện tượng rối loạn thông khí, đường thở tắc nghẽn không hồi phục. Còn người bệnh hen phế quản rối loạn hô hấp chỉ xảy ra khi các cơn hen xuất hiện.
  • X-quang phổi: Người bệnh hen suyễn chỉ xuất hiện căng giãn phổi khi cơn hen xuất hiện, triệu chứng này lại luôn xuất hiện ở người bệnh COPD.

3. Hội chứng chồng lấp giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Hội chứng chồng lấp giữa hen suyễn và bệnh COPD
Hội chứng chồng lấp giữa hen suyễn và bệnh COPD

Có một hội chứng mà không phải người bệnh nào cũng biết là có môt tỷ lệ lớn người bệnh có các triệu chứng của hen phế quản và COPD, tình trạng chồng chéo này gọi là hội chứng chồng lấp (ACOS) giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Đối tượng gặp hội chứng này thường là người lớn tuổi, tuy chiếm tỷ lệ đến 25% các bệnh lý hô hấp nhưng hiện vẫn chưa được nghiên cứu dựa trên các nhóm người bệnh. Triệu chứng điển hình của hội chứng ACOS chính là các đợt cấp xuất hiện nhiều hơn, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng, suy giảm nhiều hơn làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. [1]

Một số đặc điểm điển hình của hội chứng ACOS:

  • Tăng bạch cầu trung tính, bạc cầu ái toan: Phản ứng viêm giữa sự gia tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan ảnh hưởng tới chỉ số FEV1- thể tích thở trong giây đầu tiên.
  • Tăng bạch cầu ái toan trong đờm: Đây là chỉ số tiêu chuẩn xác ddingj người bệnh bị COPD, hen suyễn và ACOS.
  • Phản ứng phế quản hệ thống: Các triệu chứng phù nề niêm mạc, viêm, tăng tiết nhầy, độ dày đường dẫn khí tăng.
  • Tăng đáp ứng phế quản: Phản ứng co thắt khi các chất dị ứng tấn công như khói bụi, nấm, lông vật nuôi, khói thuốc… và đây cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng chồng lấp.

4. Nhầm lẫn giữa bệnh hen và COPD nguy hiểm như thế nào?

Nhầm lẫn giữa bệnh hen và COPD sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Nhầm lẫn giữa bệnh hen và COPD sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Việc chẩn đoán nhầm giữa hen suyễn và COPD khá nguy hiểm. Việc điều trị sẽ không có hiệu quả, chi phí tốn kém, người bệnh chán nản và có thể mất lòng tin với bác sĩ. Hậu quả cụ thể khi nhầm lẫn là:

  • Hậu quả chẩn đoán nhầm COPD thành bệnh hen
  • Sẽ làm dụng corticoid dạng xịt (ICS), dùng không đủ thuốc cường beta 2 hoặc kháng cholinergic cho điều trị COPD.
  • Sẽ thiếu các biện pháp cần thiết điều trị cho COPD như liệu pháp oxy phục hồi chức năng phổi…
  • Hậu quả chẩn đoán nhầm bệnh hen thành COPD
  • Không đủ ICS, dùng quá liều thuốc cường beta 2 hoặc thuốc kháng cholinergic cho người bệnh hen suyễn.
  • Đánh giá sai về khả năng cải thiện chức năng phổi.
  • Không tiên lượng đúng tình trạng cải thiện triệu chứng và mức độ kiểm soát hen.

5. Điều trị hen phế quản và COPD như thế nào?

COPD và hen phế quản hai bệnh lý có điểm tương đồng nhưng phương pháp điều trị sẽ khác nhau, cần phân biệt rõ:

Phương pháp điều trị bệnh hen phế quản và COPD
Phương pháp điều trị bệnh hen phế quản và COPD

5.1. Điều trị COPD

Phương pháp sử dụng thuốc giãn phế quản được ưu tiên trong liệu trình điều trị COPD. Với người bệnh COPD khó thở liên tục kéo dài thì cần cầm theo các loại thuốc giãn phế quản. Cùng với điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt như bỏ hút thuốc lá hay tránh xa khói thuốc.

5.2. Điều trị hen phế quản

Với người bệnh hen phế quản việc điều trị bằng thuốc cũng được ưu tiên nhằm kiểm soát triệu chứng. Các nhóm thuốc được sử dụng là thuốc corticosteroid làm giảm nhanh cơn hen phế quản, thuốc chủ vận beta tác dụng giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản. Người bệnh cũng cần theo dõi và thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh không phát triển nặng hơn.

Ngoài các điều trị này thì người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ xịt rửa mũi hàng ngày. Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng người bệnh biết phân biệt COPD và hen phế quản để tìm cách xác định bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khasm sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị, đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm: Phân biệt bệnh hen phế quản và viêm phế quản

Nguồn tham khảo:

  • Asthma vs. COPD: What’s the Difference?: https://www.webmd.com/lung/copd/asthma-vs-copd
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận