Hen suyễn và viêm phế quản đều là bệnh về hô hấp. Chúng có một số triệu chứng giống nhau như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Nhiều người chủ quan cho rằng hai căn bệnh này là một và có cách chữa trị giống nhau. Điều này hoàn toàn sai và việc phân biệt hen phế quản và viêm phế quản là rất quan trọng trong điều trị bệnh.
1. Đặc điểm chung của hen suyễn và viêm phế quản
Điểm chung của hen suyễn và viêm phế quản là đều gây viêm ống phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí bị co thắt, phù nề gây ho, tức ngực, khó thở và có tiếng khò khè khi thở. Tuy nhiên, hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau. Phân biệt hen phế quản và viêm phế quản giúp người bệnh được điều trị sớm và hiệu quả, tránh các nguy cơ biến chứng sau này. [1]
2. Hen suyễn và viêm phế quản khác nhau như thế nào?
Dưới đây là những điểm khác nhau chính giúp bạn phân biệt hen phế quản và viêm phế quản cực dễ.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên hen suyễn là do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc cơ địa bị dị ứng. Theo nghiên cứu nếu bố hoặc mẹ bị hen thì khả năng con sinh ra cũng bị hen là 30 – 50%, nếu cả bố và mẹ đều bị hen thì khả năng con sinh ra bị hen lên tới 50 – 70%. Ngoài ra một số người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với phấn hoa, hải sản, lông động vật,… cũng có thể lên cơn hen nếu ăn phải hoặc tiếp xúc với chúng.
Nguyên nhân gây viêm phế quản lại đến từ tác nhân bên ngoài, do đường hô hấp bị nhiễm trùng bởi các virus hay vi khuẩn,…
2.2. Diễn biến của bệnh
Hen phế quản là bệnh mãn tính, do đó sẽ khó điều trị dứt điểm. Bệnh nhân bị hen suyễn có thể phải sống chung với nó cả đời.
Viêm phế quản thì có thể khỏi sau 5 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể bị ho kéo dài khoảng vài tuần sau khi khỏi bệnh. Đối với những người hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải bụi bẩn, viêm phế quản có thể trở thành bệnh mãn tính. [2]
2.3. Các triệu chứng bệnh
Một điểm dễ phân biệt hen phế quản và viêm phế quản khác chính là xem xét các triệu chứng biểu hiện riêng của từng loại bệnh.
- Với hen suyễn: người bệnh thường hay lên cơn hen vào ban đêm, có triệu chứng ho, khó thở, hơi thở nhanh và gấp, tức ngực, thở khò khè, thở ra co kéo hõm ức. Bệnh sẽ nặng hơn khi thời tiết thay đổi hay khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Với viêm phế quản: người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, có đờm xanh hoặc vàng trong cổ họng và mũi, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh.
2.4. Đối tượng mắc bệnh
Đối tượng mắc bệnh hen suyễn thường là những người có tiền sử dị ứng như viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hoặc trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn.
Trong khi đó bệnh viêm phế quản có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là những người có sức đề kháng kém hay thường xuyên hít khói bụi. [3]
2.5. Chẩn đoán
Hen phế quản được bác sĩ chẩn đoán bằng cách đo thông khí phổi để xác định khả năng thở ra, mức độ tắc nghẽn đường hô hấp. Các kỹ thuật cận lâm sàng khác có thể được chỉ định như: X- quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, xét nghiệm miễn dịch,…
Viêm phế quản có hai loại là cấp tính và mãn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, các xét nghiệm cùng chụp X-quang phổi.
- Viêm phế quản mãn tính: khi bệnh nhân ho có đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm và kéo dài 2 năm liên tiếp. Để chính xác hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
2.6. Cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh khác nhau dẫn tới cách điều trị cũng khác nhau. Đây là một điểm cực quan trọng các bạn cần biết khi phân biệt hen phế quản và viêm phế quản.
Đối với viêm phế quản, nguyên nhân gây bệnh có thể tới từ virus hoặc vi khuẩn, nấm.
- Viêm phế quản do virus: bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ bổ dưỡng là bệnh sẽ tự khỏi.
- Viêm phế quản do vi khuẩn hoặc nấm: bệnh nhân nên hỏi bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống viêm corticoid, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc giãn phế quản,…
Đối với hen phế quản, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc cắt cơn nhanh, kiểm soát co thắt và viêm nhiễm. Nếu bệnh thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng viên dạng hít để dự phòng bệnh thời gian dài. Ngoài ra người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để tránh cơn hen bùng phát đột ngột.
3. Cách phòng tránh hen suyễn và viêm phế quản
Nguyên tắc việc phòng ngừa bệnh hen suyễn là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Và dưới đây là một số cách để hạn chế tối đa những tái phát của bệnh hen phế quản nhất là trong khoảng thời điểm giao mùa:
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Luôn mang theo thuốc hít tác dụng nhanh để ngừa cơn hen, hoặc sử dụng thuốc hít 30 phút trước khi tập thể dục theo khuyến cáo từ bác sĩ.
- Thăm khám thường xuyên hoặc khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm là việc làm cần thiết.
- Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi như chó, mèo, chim cảnh…
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường giúp tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá hay hóa chất độc hại trong không khí.
- Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi ăn các loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như: tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia…
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên đều đặn. Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, cũng như giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
Người bị bệnh về đường hô hấp có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi an toàn, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Xịt mũi này gồm có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em thì có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã biết cách phân biệt hen phế quản và viêm phế quản. Đây là hai bệnh lý khá phổ biến và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Hãy theo dõi các dấu hiệu bạn gặp phải và đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc một trong hai loại bệnh trên nhé.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Phân biệt COPD và hen phế quản để điều trị hiệu quả
Nguồn tham khảo:
- [1] What is the difference between asthma and bronchitis? https://www.vinmec.com/en/news/health-news/general-health-check/what-is-the-difference-between-asthma-and-bronchitis/
- [2] IS IT BRONCHITIS OR ASTHMA? https://khealth.com/learn/bronchitis/vs-asthma/
- [3] Bronchitis and Asthma https://www.verywellhealth.com/bronchitis-asthma-types-symptoms-200548
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn