Việc nhầm lẫn giữa trĩ nội và trĩ ngoại sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị căn bệnh khó nói này. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh phân biệt được chứng trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Bệnh trĩ thường chia làm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bệnh phát triển bên trong trực tràng sẽ được gọi là trĩ nội còn bệnh phát triển bên ngoài trực tràng được gọi là bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ có thể gây tổn thương lên các mạch máu khiến các tính mạch bị phình gây đau đớn và chảy máu ở người bệnh khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ hiện nay đang vô cùng phổ biến và khiến nhiều người đau đầu khi gặp phải khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh trĩ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em đến người già mà biểu hiện ban đầu có thể kể đến là chứng táo bón lâu ngày.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
2.1. Chảy máu hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ, các búi trĩ sẽ xuất hiện gây sưng tấy và xung huyết. Lúc này khi người bệnh cố gắng “rặn” khi đi đại tiện sẽ khiến phân cọ vào búi trĩ gây chảy máu hậu môn. Bạn có thể nhìn thấy máu khi chùi bằng giấy vệ sinh. Lâu dần, máu sẽ chảy thành giọt hoặc bắn thành tia khiến mỗi lần đi đại tiện trở thành một “cực hình” với người mắc bệnh. Có những trường hợp chảy máu nhưng lại đọng lại trong trực tràng khiến khi đi ngoài máu sẽ chảy ra thành từng cục máu đông.
2.2. Sa búi trĩ
Búi trĩ sẽ bị sa sau một thời gian dài người bệnh mắc chứng đi cầu ra máu. Theo thời gian, búi trĩ sẽ phát triển và sa hẳn ra ngoài. Lúc ban đầu, búi trĩ có thể tự co lên nhưng nếu không được điều trị kịp thời búi trĩ sẽ không co lên được mà người bệnh phải tự dùng tay để đẩy lên. Lúc này, khi hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến hậu môn dễ bị nhiễm trùng gây hoại tưt và đau đớn cho người bệnh.
2.3. Đau rát hậu môn
Mỗi khi đi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy vùng hậu môn vô cùng đau rát. Vì lúc này các búi trĩ bắt đầu hình thành khiến phân cọ vào. Tuy chưa chảy máu nhưng cũng khiến người bệnh đau rát khó chịu.
2.4. Chảy dịch
Mỗi lần chúng ta đi đại tiện, hậu môn sẽ tiết ra một lượng chất dịch giúp việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh trĩ búi trĩ bị sa khiến các cơ vòng hậu môn bị hở làm chất dịch chảy từ trong hậu môn ra kèm theo phân khiến hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt và khó chịu. Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ qua triệu chứng này.
2.5. Ngứa hậu môn
Vùng hậu môn ngứa ngáy, khó chịu cũng là một trong những biểu hiện để phát hiện bệnh trĩ nhanh chóng. Tình trạng ngứa hậu môn chủ yếu là do lượng dịch chảy ra nhiều và các búi trĩ đang hình thành khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy. Nếu các bạn đang gặp phải tình trạng ngứa hậu môn, không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời vì đây là một trong những biểu hiện của bệnh trĩ.
3. Thế nào là bệnh trĩ nội?
Hiện nay, lượng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Vậy thế nào là bệnh trĩ nội?
Thực chất, trĩ nội là trường hợp các chân búi trĩ nằm trên đường lược. Lúc này, các búi trĩ hình thành trong ống hậu môn. Bệnh trĩ nội có 4 mức độ, tùy thuộc theo mức độ mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán rõ về tình trạng bệnh:
- Trĩ nội độ 1: Lúc này, các tĩnh mạch trĩ sẽ bị giãn nhẹ, đội niêm mạc lên và lồi vào thành trực tràng. Người bệnh sẽ chưa bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Các tính mạch trĩ đã giãn ra nhiều hơn tạo thành các búi trĩ lớn. Mỗi khi đi ngoài búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài cơ thắt hậu môn nhưng vẫn tự co lại được.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ trở lên to dần và sa ra ngoài nhiều hơn. Lúc này người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong chứ búi trĩ không còn khả năng tự co lại.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ.
Thông thường, người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn 3 hoặc 4 khiến trĩ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, ngay từ khi thấy dấu hiệu ban đầu của bệnh người bệnh nên kịp thời đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám chữa, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
4. Thế nào là bệnh trĩ ngoại?
Nếu trĩ nội là trường hợp các chân búi trĩ nằm trên đường lược thì trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất phát từ khoang cạnh hậu môn dưới da và chân búi trĩ nằm dưới đường lược. Lúc này, các búi trĩ bị phồng to, sẫm màu và xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch bị căng giãn và gấp khúc lòi ra bên ngoài hậu môn.
Trĩ ngoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh vì thường tiết dịch và ẩm ướt. Chính vì vậy, người mắc bệnh trĩ ngoại dễ bị viêm nhiễm, phù nề, đau đớn vùng hậu môn nhất là mỗi khi đi đại tiện.
Khi bị trĩ ngoại người bệnh sẽ đi cầu ra máu vì các tính mạch ở hậu môn bị giãn to tạo thành các búi trĩ thò ra ngoài hậu môn. Nếu bệnh trĩ ngoại không được điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng huyết.
5. Phân biệt trĩ nội trĩ ngoại – khác nhau như thế nào?
Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại chúng ta cần chú ý qua những vấn đề như sau: vị trí, bề mặt trĩ, biểu hiện, dây thần kinh cảm giác, các mức độ.
5.1. Về vị trí
- Trĩ nội: xuất hiện ở phía trên đường lược
- Trĩ ngoại: Xuất hiện phía dưới đường lược
5.2. Về bề mặt trĩ
- Trĩ nội: Là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Trĩ ngoại: Là những mô thành lát tầng
5.3. Về biểu hiện
- Trĩ nội: Người bệnh sẽ bị ra máu tươi, sa nghẹt búi trĩ, viêm da quanh vùng hậu môn.
- Trĩ ngoại: Phần búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn, đau rát và chảy máu.
5.4. Các mức độ
Trĩ nội: Chia làm 4 mức độ
- Giai đoạn một: Búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn
- Giai đoạn hai: Búi trĩ có thể sa ra khỏi hậu môn và tự co lên ngay sau đó
- Giai đoạn ba: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và người bệnh cần dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong
- Giai đoạn bốn: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể co vào trong
Trĩ ngoại: Chia làm 4 thời kỳ
- Thời kỳ một: Búi trĩ hình thành ở bên ngoài mép hậu môn hoặc ngay lỗ hậu môn
- Thời kỳ hai: Búi trĩ phát triển lớn có thể kèm theo các đường tĩnh mạch trĩ bao quanh
- Thời kỳ ba: Búi trĩ có thể đạt đến kích thước nhất định, gây tắc lỗ hậu môn, tắc mạch hoặc chảy máu
- Thời kỳ bốn: Có thể gây ra bệnh trĩ huyết khối, gây đau đớn nghiêm trọng hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
Dù là trĩ ngoại hay trĩ nội đều khiến người bệnh đau đớn khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, ngay khi có bất cứ biểu hiện ban đầu nào người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần thăm khám kịp thời.
6. Trĩ nội trĩ ngoại có chữa được không?
Bệnh trĩ rất khó để điều trị dứt điểm, thế nhưng người bệnh đều có thể cải thiện được nếu như phát hiện kịp thời. Việc chữa bệnh trĩ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của người bệnh. Nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón.
Vì trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau cho nên khi điều trị các bác sĩ cũng sẽ tiến hành các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là:
6.1. Điều trị trĩ nội
Khi người mắc bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ trong khoảng từ độ 1-3 thì các y bác sĩ sẽ yêu tiên sử dụng các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc, bôi thuốc để làm giảm sự đau đớn, viêm nhiễm cũng như cải thiện tình trạng bệnh.
Còn trong trường hợp người bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng, khi sử dụng thuốc cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Lúc này, các bác sĩ sẽ buộc phải thực hiện các phương pháp ngoại khoa đó là phẫu thuật cắt trĩ bằng các phương pháp như: Sóng cao tần HCPT, Phương pháp PPH, Phương pháp Longo, Phương pháp Milligan Morgan, Phương pháp khoanh niêm mạc.
6.2. Điều trị trĩ ngoại
Cũng giống với trĩ nội, những người mắc bệnh trĩ ngoại sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị dựa trên các mức độ khác nhau của bệnh. Khi nhận thấy người bệnh đang ở mức độ quá nặng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ sẽ được áp dụng.
Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý thực hiện một vài cách giúp cải thiện bệnh trĩ tại nhà như:
- Bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày, nhất là trong rau xanh và trái cây.
- Ngâm nước ấm: Để giảm bớt đau rát, khó chịu vùng hậu môn người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày.
- Chườm lạnh: Sử dụng túi nước đá hoặc khăn lạnh vào hậu môn sẽ giúp làm giảm các cơn đau.
- Có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian như lá thầu dầu, lá vông, lá diếp cá…
Cho dù trĩ nội hay trĩ ngoại, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định chính xác và có phác đồ điều trị cụ thể, đồng thời kết hợp sử dụng bổ sung viên uống bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược rất an toàn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Các thảo dược tự nhiên rất an toàn như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin,… giúp giảm đau rát hậu môn, nhanh liền vết thương, hết táo bón nhanh chóng và khiến người bệnh nhanh chóng phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh trĩ nội, trĩ ngoại bạn nên lắng nghe Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn TẠI ĐÂY.
Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, việc tìm hiểu về căn bệnh này sẽ góp phần giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời khi phát hiện tình trạng bệnh.
>> Bài viết liên quan: Trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA