Viêm họng và viêm amidan là hai bệnh lý khá phổ biến ở đường hô hấp mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt các bệnh lý này qua những chia sẻ dưới đây để tránh nhầm lẫn và điều trị đúng cách.
1. Hậu quả việc nhầm lẫn viêm amidan và viêm họng
Bệnh lý đường hô hấp nói chung không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ khiến bệnh kéo dài, khó khăn trong điều trị hoặc có thể có biến chứng nguy hiểm. Bệnh viêm họng và amidan đều là bệnh đường hô hấp khá phổ biến, dễ nhầm lẫn với nhau mặc dù viêm amidan và viêm họng có mức độ phát triển bệnh, mức độ nguy hiểm và mức độ thể hiện, phát tán bệnh khác nhau nhưng ở giai đoạn phát bệnh rất dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này.
Sự nhầm lẫn này có thể khiến bạn có phương pháp điều trị viêm họng, viêm amidan không đúng cách. Bệnh viêm họng có thể giảm các triệu chứng và không dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng ngược lại, viêm amidan không hề “lành tính” như thế vì bệnh có thể tiến triển nhanh nên khi điều trị sai cách sẽ khiến viêm amidan trở nên trầm trọng hơn. Do đó bạn cần phân biệt giữa viêm amidan và viêm họng để việc điều trị được hiệu quả.
2. Phân biệt viêm amidan và viêm họng
2.1. Điểm giống nhau
Bạn có thể thấy các điểm giống nhau của bệnh viêm họng và amidan qua vị trí tổn thương của hai bệnh lý này và nguyên nhân gây bệnh:
Cấu trúc, vị trí của amidan và họng
Cấu trúc và vị trí phát bệnh là điểm giống nhau đầu tiên của viêm amidan và viêm họng. Do amidan nằm ở vùng họng nên có mối liên quan đến nhau. Vì cả vùng họng được cấu tạo bởi một khối cơ nhỏ liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và bộ phận thanh quản nên khi bị viêm amidan hay viêm họng sẽ khiến bạn có cảm giác đau cả vùng họng, chính vì thế dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm họng và amidan là do các loại virus, vi khuẩn. Môi trường ẩm mốc và ô nhiễm bên ngoài trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Vi khuẩn Streptococcus nhóm A là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng và viêm amidan, đồng thời khi cơ thể có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch không đủ khả năng chống và kháng bệnh cũng khiến cho amidan và họng bị viêm dễ viêm nhiễm.
2.2. Điểm khác nhau
Dù dễ nhầm hai bệnh lý này với nhau do một vài dấu hiệu nhưng vẫn có điểm khác nhau dễ nhận biết nếu bạn chú ý:
Khái niệm và vị trí viêm nhiễm
Những tổ chức hạch bạch huyết có hình oval màu hồng, nằm ở bên phải và bên trái, trong hố amidan của thành bên họng chính là amidan. Tổ chức amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer là amidan khẩu cái, dùng đèn soi khi khám có thể quan sát được bằng mắt thường. Amidan có chức năng là khả năng miễn dịch, giúp các vi sinh vật không xâm nhập vào sâu bên trong đường hô hấp dưới. Nên tổ chức amidan sẽ có nhiều vi sinh vật cư trú thường xuyên gây tình trạng viêm amidan, nhất là trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm tại tổ chức amidan khẩu cái do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus… gây nên tình trạng viêm amidan.
Trong khi đó viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng do chủng vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra, hay gặp nhất là liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh có thể gặp ở các đối tượng nhưng viêm họng thường xảy ra ở trẻ em, do các nguyên nhân từ virus khiến bệnh thường nghiêm trọng hơn. Các biến chứng như viêm cầu thận cấp và thấp tim sẽ xảy ra nếu không điều trị viêm họng đúng cách và kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm amidan:
- Viêm amidan do các nguyên nhân như adenovirus, virus cúm, virus herpes, virus Epstein – Barr…
- Do vi khuẩn: có tới 15-30% nguyên nhân gây viêm amidan là do liên cầu khuẩn nhóm A, ngoài ra còn có tụ cầu, lậu cầu, chlamydia…
- Các yếu tố thuận lợi khác: độ tuổi hay gặp nhất là trẻ nhỏ từ 5 – 15 tuổi, tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Viêm họng:
- Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn liên cầu có tên khoa học là streptococcus gây nên, thường gặp nhất là vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A.
- Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm họng liên cầu: Trẻ em từ 5 – 15 tuổi và thời điểm dễ viêm họng là mùa xuân và thu.
- Virus gây bệnh amidan thông thường sẽ tấn công theo đường thở, lợi dụng quá trình ăn uống, khi thức ăn mắc ở hốc amidan để cư trú, lây lan và phát triển.
Triệu chứng của viêm amidan và viêm họng
Viêm amidan:
- Viêm amidan cấp tính: Bạn sẽ sốt cao trên 38,5 độ C, toàn thân rã rời và mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau khi nuốt, vùng họng đau nhiều kèm theo cảm giác đau nhói hai bên tai.
- Viêm amidan mạn tính: Bạn thường xuyên sốt, mức độ sốt vặt, ho khan nhiều hơn, hơi thở có mùi hôi khi các mủ rơi vỡ ra bên ngoài, cảm giác ngứa, đau rát họng và tưởng chừng như có dị vật bên trong họng.
- Viêm amidan mạn quá phát: Bạn sẽ thấy có các triệu chứng của viêm amidan mạn tính kèm theo khó thở, thở khò khè, ngáy khi ngủ.
Viêm họng: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nên sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau.
- Viêm họng do virus: Bạn sẽ thấy vùng cổ họng và niêm mạc họng đau rát dữ dội, kèm theo sốt, chảy nước mũi liên tục và nghẹt mũi, vùng niêm mạc họng sưng tấy đỏ, ho thành từng cơn, ăn uống khó khăn và đau, khàn tiếng…
- Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus: Có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, uể oải kéo dài, đau nhiều khi nuốt (ăn, uống, nuốt nước bọt đều đau), hạch ở cổ sưng to và đau gây chứng ói mửa, buồn nôn liên tục, dịch nhầy ở lưỡi xuất hiện nhiều.
Mức độ nguy hiểm bệnh
Viêm amidan:
- Viêm amidan có mức độ xuất phát điểm và tiến triển bệnh cao hơn so với viêm họng.
- Biến chứng viêm amidan không xảy ra trực tiếp như viêm họng mà gián tiếp thông qua viêm amidan hốc mủ, amidan xơ teo, amidan quá phát. Viêm amidan có liên quan đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa… và được phân theo từng dạng như biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng toàn thân.
Viêm họng
- Xuất phát điểm của bệnh viêm họng không nhanh và mức độ tiến triển của các biến chứng của bệnh viêm họng cũng chậm hơn nhiều so với viêm amidan nên việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên viêm họng cũng sẽ gây biến chứng trực tiếp và nguy hiểm nhiều lần so với viêm amidan nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
- Các biến chứng của viêm họng là viêm tai giữa, viêm phổi và bệnh tim.
3. Phương pháp điều trị viêm amidan và viêm họng
3.1. Điều trị viêm amidan
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm amidan nên việc điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Với trường hợp viêm amidan do virus thì sẽ điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng là chính.
- Với trường hợp sốt nhẹ thì bạn không cần dùng thuốc, chỉ cần mặc quần áo thoáng mát, chườm vùng nách, cổ, bẹn bằng nước ấm.
- Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C, thường dùng paracetamol, liều từ 10 – 15mg/kg cân nặng.
- Nên uống nhiều nước hoặc chất điện giải bằng oresol.
- Súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm hằng ngày.
- Bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước hoa quả, nhất là những quả chứa nhiều vitamin C.
Với trường hợp viêm amidan do vi khuẩn thì điều trị triệu chứng tương tự như nguyên nhân do virus.
- Điều trị nguyên nhân: Cần sử dụng thuốc kháng sinh với thời gian uống từ 5 – 7 ngày. Các dấu hiệu sẽ giảm dần trong vòng từ 1 – 2 ngày sau khi dùng thuốc kháng sinh, khi thấy bệnh không thuyên giảm bạn cần tái khám để được đổi thuốc cho phù hợp với tác nhân gây bệnh.
- Điều trị nội khoa sẽ không cải thiện khi viêm amidan xảy ra thường xuyên, tái phát nhiều lần dẫn tới biến chứng cản trở đường hô hấp hay gây viêm tai giữa thường xuyên. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan nhằm hạn chế biến chứng không tốt.
3.2. Điều trị viêm họng
- Điều trị nguyên nhân: Cần điều trị bằng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp hạn chế được nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị triệu chứng: Áp dụng phương pháp tương tự như điều trị viêm amidan.
4. Khi nào cần tới cơ sở y tế để thăm khám?
Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị ngay khi thấy các triệu chứng sau:
- Các triệu chứng bệnh kéo dài trên 4 ngày, Sau khi điều trị mà không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn.
- Sốt kéo dài trên 39 độ C.
- Khó thở, co giật do sốt cao.
- Khó khăn khi ăn uống, đau họng nhiều.
Viêm amidan và viêm họng đều xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện, hướng điều trị cũng khác nhau nên cần phải phân biệt rõ ràng để điều trị phù hợp, tránh tình trạng nhầm lẫn dẫn tới việc sử dụng kháng sinh không cần thiết hoặc nhận biết sai biến chứng. Tuy nhiên bạn có thể chọn dùng xịt họng hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan hiệu quả do có tác dụng tại chỗ là họng của bạn. Xịt họng này có thành phần thảo dược nên an toàn và hiệu quả, đó là Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà. Khi xịt họng sẽ có tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Đồng thời có tác dụng phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Thậm chí có thể dùng cho phụ nữ mang thai và người cho con bú.
Bài viết liên quan: Cẩn thận những biến chứng viêm họng
Nguồn tham khảo:
[1]. Pharyngitis and Tonsillitis. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis-and-tonsillitis
[2]. Pharyngitis and Tonsillitis. https://www.childrenshospital.org/conditions/pharyngitis-and-tonsillitis
[3]. Pharyngitis and Tonsillitis. https://www.cincinnatichildrens.org/health/p/pharyngitis-tonsillitis
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn