Khi nào nên thực hiện phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
31 Tháng Ba 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3132

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng do mức độ nặng nhẹ khác nhau mà có cách điều trị thích hợp, trong đó phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là một phương pháp được bác sĩ chỉ định cho nhiều người bệnh. Vậy khi nào nên áp dụng cách điều trị này cho người nứt kẽ hậu môn?

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn và những lưu ý
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn và những lưu ý

1. Nứt kẽ hậu môn là gì và những dấu hiệu thường gặp

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện vết cắt nhỏ hoặc vết rách ở niêm mạc hậu môn. Những vết rách này gây đau, chảy máu trong và sau khi đại tiện. Có nhiều trường hợp vết rách sâu còn có thể nhìn thấy mô cơ phía dưới.

Những dấu hiệu thường gặp khi bị nứt kẽ hậu môn:

  • Người bệnh sẽ thấy đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện, đau rát có thể kéo dài vài giờ.
  • Người bệnh sẽ thấy có tình trạng chảy máu , máu dính trên giấy vệ sinh hay trên bồn cầu. Máu tách biệt không lẫn với phân.
  • Người bệnh thấy ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn.
  • Thấy có nứt da xung quanh hậu môn hay mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn.

2. Khi nào nên phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Thông thường nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng uống thuốc với những trường vết nứt nhỏ chưa bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì bệnh sẽ khỏi. Khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, các vết nứt lớn, sâu, bị viêm nhiễm kèm theo hiện tượng đau rát, chảy máu hậu môn và tái đi tái lại nhiều lần thì người bệnh nên làm phẫu thuật nứt kẽ hậu môn để cắt cơ vòng, giảm sự co thắt hậu môn.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    3. Các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

    3.1. Nong hậu môn

    Bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp này với trường hợp người bệnh bị nứt kẽ hậu môn do hậu môn nhỏ hoặc chít hẹp gây khó khăn khi đi đại tiện.

    3.2. Cắt cơ vòng hậu môn

    Đây là phương pháp có tác dụng mở rộng hậu môn bằng cách rạch một đường tại vết nứt. Phương pháp thường gây đau cho người bệnh khi thuốc tê hết tác dụng và nguy cơ nhiễm trùng từ phân cũng khá cao.

    3.3. Thủ thuật STARR

    Thủ thuật này thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn. Kỹ thuật cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn sẽ được bác sĩ thực hiện. Để thực hiện thủ thuật này kẹp phẫu thuật sẽ được sử dụng để cắt mô thừa trong trực tràng. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, đại tiện không kiểm soát, lỗ rò…

    Thủ thuật STARR phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
    Thủ thuật STARR phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

    4. Những lưu ý sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

    Sau khi thực hiện phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần lưu ý những điều sau để khỏi hẳn nứt kẽ hậu môn, không lo bệnh tái phát:

    • Người bệnh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên nhất là sau khi đại tiện. Người bệnh nên rửa hậu môn bằng nước ấm, sau đó dùng bông gòn để tẩm oxy già vệ sinh vết thương.
    • Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý vừa để khỏe mạnh và phòng tránh táo bón. Hàng ngày người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng táo bón hay đại tiện khó, gây ảnh hưởng tới vết mổ.
    • Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích vì sẽ gây kích ứng lên niêm mạc hậu môn, trực tràng.
    • Hàng ngày người bệnh nên uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước, sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể và làm phân hình thành mềm, nhỏ, dễ đào thải hơn.
    • Nên chọn mặc quần áo có chất liệu thoáng mát rộng rãi, đặc biệt là tránh mặc quần lót chật, bó.
    • Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh, dẻo dai, nhất là các bài tập cơ bụng rất tốt để chống táo bón.
    • Duy trì tinh thần thoải mái, tránh stress.
    • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để vết thương mau lành, không nên ngồi làm việc quá lâu, sau hai tiếng nên đứng dậy đi lại và thư giãn khoảng 5 phút.
    • Tái khám đúng lịch hẹn của các bác sĩ để kiểm tra tình hình hồi phục của vết thương và đảm bảo vết thương đã lành, không bị viêm nhiễm.

    Để quá trình chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả, không lo tái phát người bệnh nên dùng thêm sản phẩm có chứa cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… trong đó có nứt kẽ hậu môn.

    Cùng với viên uống này, người bệnh có thể dùng thêm gel để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò, nứt hậu môn. Gel này có các thành phần như nghệ nano, cao diếp cá, cao trầu không, cao nhọ nồi

    >> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi tình trạng nét kẽ hậu môn và chảy máu khi đi cầu TẠI ĐÂY.

    Bài viết liên quan:

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

      TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA