Thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để mầm mống gây bệnh tiêu chảy bùng phát. Chính vì vậy, việc phòng bệnh tiêu chảy là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
1. Tổng quan về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy trong tiếng Anh có tên là Diarrhea, được định nghĩa là tình trạng đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng và chứa nhiều nhiều nước. Bệnh được chia thành 2 dạng chính đó là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong khoảng một vài ngày, nguyên nhân là do ăn phải thực phẩm hỏng, nước bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn E.coli, tả, hoặc do virus Rota. Ngược lại, tiêu chảy mạn tính thì tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và thường đi kèm nguyên nhân bệnh lý nào đó.
Phạm vi hoạt động của mầm bệnh tiêu chảy rất rộng, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi. Vì vậy ai cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, không phân biệt độ tuổi, giới tính… Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn cả thường là:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm
- Người cao tuổi
- Người sinh sống ở khu vực vệ sinh kém
- Những người có lối sống không lành mạnh, thói quen giữ vệ sinh cá nhân kém…
Ở mỗi giai đoạn cũng như phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng của tiêu chảy cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung các biểu hiện thường thấy của bệnh là:
- Tăng số lần đại tiện hoặc tiêu són, mót rặn
- Phân lỏng hoặc toàn nước, phân có lẫn máu trong trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn
- Buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đau đầu
- Đầy hơi, chướng bụng
- Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
- Da khô và lạnh tái
- Mất nước, khát nước liên tục
- Sốt kèm mệt mỏi, uể oải
- Ở trẻ em thì thường quấy khóc, khóc không có nước mắt hoặc có rất ít.
2. Cách phòng bệnh tiêu chảy
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả, bạn nên lưu ý một vài biện pháp sau đây:
2.1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ba mẹ cũng nên rèn cho trẻ thói quen này từ sớm.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn và những đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
- Mỗi gia đình cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, đi tiêu đúng nơi quy định; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa qua xử lý để tưới rau.
- Quét dọn nhà cửa thường xuyên, dọn dẹp vệ sinh xung quanh môi trường sống, nhất là vũng nước đọng, ao tù.
- Hạn chế tập trung đông người ở những vùng đang có dịch tiêu chảy.
2.2. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh có thể trú ngụ trong nước và thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống như tiết canh, gỏi, rau sống…; sử dụng nguồn nước sạch cũng như thực phẩm đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng.
- Thức ăn chế biến xong phải che đậy kỹ để tránh ruồi bọ. Nếu không ăn hết thì cần bảo quản trong tủ lạnh. Không sử dụng thức ăn đã để lâu hoặc nấu đi nấu lại, thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng, ôi thiu…
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn. Dụng cụ chế biến cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
2.3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
- Hầu hết dịch tiêu chảy cấp xuất phát từ nguồn nước uống và sinh hoạt. Do đó, đảm bảo nguồn nước sạch giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình và cộng đồng.
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, thường xuyên cọ rửa và vệ sinh bồn chứa nước, đậy nắp kín không để sinh vật lạ bay vào. Không sử dụng nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối…
- Ở những nơi đang có dịch tiêu chảy thì nguồn nước sinh hoạt đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
- Phải xử lý nước nhiễm bẩn đúng cách trong trường hợp khẩn cấp (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn), không có nước sạch.
- Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…
2.4. Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp:
- Khi trong gia đình có người thân bị tiêu chảy thì cần phải cho người bệnh cách ly. Hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh để tránh lây bệnh tiêu chảy.
- Chất thải cần được xử lý an toàn và nhanh chóng, đảm bảo những vật dụng như khăn, ga giường… phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Người chăm sóc cũng cần rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc.
Đối với trẻ:
- Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi nên tích cực cho bú sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hiệu quả nhất.
- Trẻ nhỏ cần tiêm phòng sởi và vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus đầy đủ để ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và cách phòng tiêu chảy hiệu quả từ bên trong là sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại và phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả. Nên chọn men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics cùng công nghệ bào chế Lab2Pro.
Trong đó, chức năng của Probiotics là tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để bảo vệ đường ruột trước những tác nhân gây bệnh. Còn Prebiotics là những chất xơ hòa tan từ thực vật, đây chính là “thức ăn” của lợi khuẩn. Hai thành phần này kết hợp với nhau giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, nâng cao miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, phòng ngừa tiêu chảy cũng như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Trên đây là tất cả những cách phòng chống bệnh tiêu chảy. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và cả người thân trong gia đình.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn