9 Cách phục hồi trí nhớ sau tai biến hiệu quả nhanh chóng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
387

Mất trí nhớ sau tai biến là tình trạng nhiều người bệnh gặp phải nhưng lại không biết cách để khắc phục. Với 9 phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ hữu ích với người bệnh khi gặp vấn đề này.

1. Tai biến mạch máu não gây mất trí nhớ như thế nào?

Thông tin cần biết về tình trạng mất trí nhớ sau tai biến?
Thông tin cần biết về tình trạng mất trí nhớ sau tai biến?

Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do lưu lượng máu lên não bất ngờ ngưng trệ hay giảm mạnh, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Tình trạng này khiến các chức năng do vùng não đó điều khiển sẽ không thể hoạt động chính xác, gây nên những di chứng như liệt, mờ mắt, méo miệng,… và mất trí nhớ cũng là một trong số những di chứng của tai biến mạch máu não mà người bệnh có thể gặp phải.

Theo nghiên cứu tại Mỹ năm 2012 trên 5.514 người mắc chứng mất trí nhớ trước hoặc sau khi bị tai biến, kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh mắc chứng mất trí nhớ sau tai biến mạch máu não là từ 9,6 – 14,4%. Tỷ lệ này tăng lên 29,6 – 53,1% ở những người bị tái phát cơn tai biến. Các nhà khoa học khẳng định tai biến mạch máu não là một yếu tố nguy cơ của chứng mất trí nhớ. Tình trạng mất trí nhớ sau tai biến mạch máu não chia làm 3 loại:

  • Mất trí nhớ đơn vùng: Người bệnh dễ mắc chứng mất trí nhớ đơn vùng khi bị tai biến thể nhồi máu não nặng, một số vùng não bị chết do thiếu oxy.
  • Mất trí nhớ đa vùng: Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã trải qua nhiều cơn tai biến mạch máu não nhẹ. Theo thời gian, chúng tích tụ tổn thương tại nhiều vùng não, dẫn đến chứng mất trí nhớ đa vùng.
  • Mất trí nhớ dưới màng cứng: Di chứng sa sút trí tuệ não mạch thường liên quan đến nhồi máu não lỗ khuyết – một dạng tai biến nguy hiểm. Nhồi máu não lỗ khuyết xảy ra khi các động mạch nhỏ nằm sâu trong não bị tắc, dẫn đến mất trí nhớ dưới màng cứng.

2. Biểu hiện của chứng mất trí nhớ sau tai biến mạch máu não

Dấu hiệu nhận biết chứng mất trí nhớ sau tai biến
Dấu hiệu nhận biết chứng mất trí nhớ sau tai biến

Mỗi người bệnh bị tai biến do nguyên nhân khác nhau nên biểu hiện của chứng mất trí nhớ sau tai biến mạch máu não cũng có thể khác nhau. Có thể nhận biết tình trạng mất trí nhớ của người bệnh qua một số dấu hiệu sớm chứng bệnh này là:

  • Gặp khó khăn khi lập kế hoạch.
  • Khó làm theo chỉ dẫn như khi nấu ăn hoặc lái xe.
  • Chậm chạp, hay quên.
  • Khó tập trung, lãng đãng hoặc thờ ơ.
  • Khó xác định không gian và phương hướng.
  • Khó nói.
  • Hay buồn phiền, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường.

3. Các phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến

Các biện pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến ai cũng cần biết
Các biện pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến ai cũng cần biết

Tới nay chưa có loại thuốc đặc trị nào cho chứng mất trí nhớ sau tai biến mạch máu não. Thường thì người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc cho những người mắc bệnh Alzheimer, là thuốc tăng dẫn truyền thần kinh. Cùng với việc dùng thuốc thì người bệnh có thể thực hành các phương pháp sau để phục hồi trí nhớ sau tai biến:

  • Để lại giấy note: Hãy viết những điều cần lưu ý vào giấy nhớ và dán ở mọi nơi trong nhà, đồng thời dùng tính năng nhắc nhở trên điện thoại về các cuộc hẹn và thời gian uống thuốc. Đây là cách giúp người bệnh thiết lập lại bộ nhớ và  nếu làm tất cả những việc này như một thói quen sẽ hữu ích với người bệnh.
  • Sắp xếp đồ đạc có trật tự: Việc sắp xếp đồ đạc có trật tự sẽ giúp người bệnh không quên hay bỏ lỡ được việc mình cần làm như khi nhìn thấy bàn chải đánh răng thì nhớ cần đánh răng.
  • Nhắc lại thông tin nhiều lần: Khi tiếp nhận một thông tin mới, người bệnh đừng ngần ngại lặp lại nó nhiều lần và cũng đừng ngại viết nó một cuốn sổ tay luôn mang theo bên mình. Khi đã chắc chắn thực sự hiểu nó thì người bệnh sẽ nhớ nó lâu hơn.
  • Kích thích hoạt động của não bộ: Có thể kích thích hoạt động của não bằng một số trò chơi vận động trí não, từ đơn giản đến phức tạp như cờ vua, cờ caro,…
  • Trị liệu ngôn ngữ: Phương pháp này kích thích khả năng diễn đạt của người bệnh, thông qua việc khôi phục chức năng ngôn ngữ sẽ giúp trí nhớ của người bệnh sớm được phục hồi.
  • Tăng cường vận động: Người bệnh có thể tăng cường vận động bằng những bài tập nhỏ như vung tay chân trên giường bệnh, đi lại quanh phòng cũng là cách giúp khí huyết lưu thông, phục hồi chức năng não, từ đó cải thiện trí nhớ.
  • Lên kế hoạch: Người bệnh hoặc người nhà hãy lên kế hoạch cho người bệnh thực hiện công việc hàng ngày vào những thời điểm cụ thể, nhất định theo một thói quen. Điều này sẽ giúp người bệnh nhớ những gì cần làm và khi nào làm như tập thể dục vào buổi sáng, uống sữa trước khi đi ngủ vào ban đêm…
  • Lặp lại và luyện tập: Khi có thông tin mới, hãy lặp lại nó nhiều lần, khi cần lấy đồ vật hãy thực hiện thao tác này nhiều lần hay nếu cần trao đổi vấn đề gì đó, hãy chia nhỏ các ý chính cần diễn đạt để dễ nhớ hơn.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây tươi, rau quả và các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi,… không chỉ giúp người bệnh cải thiện trí nhớ sau tai biến mạch máu não mà còn khiến tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Qua những chia sẻ trên đây, người bệnh và người nhà đã nắm được 9 phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến để áp dụng hiệu quả tại nhà, hãy kiên trì thực hiện để cải thiện sức khỏe và trí nhớ nhé.

>> Xem thêm: Tai biến liệt nửa người và cách phục hồi hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận