Prebiotic là gì? Vai trò của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
28 Tháng bảy 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
6751

Bên cạnh probiotic (lợi khuẩn), prebiotic cũng là một thành phần quan trọng đối với hệ tiêu hóa của con người. Vậy prebiotic là gì, có vai trò như nào và khác probiotic ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Prebiotic là gì? Vai trò của prebiotic đối với hệ tiêu hóa
Prebiotic là gì? Vai trò của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

1. Prebiotic là gì?

Chúng ta thường nghe tới thuật ngữ probiotic hay còn gọi là vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Còn prebiotic (chất xơ hòa tan) có thể hiểu đơn giản chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn này.

Khái niệm về prebiotic lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1995 do Glenn Gibson và Marcel Roberfroid giới thiệu. Ông chỉ ra rằng prebiotic là dạng thực phẩm không thể tự tiêu hóa được ở dạ dày và ruột non. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng kích thích sự tăng trưởng, phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể ở trong ruột già. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của con người được cải thiện, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.

Hiện nay, có 2 dạng prebiotic phổ biến, được nghiên cứu nhiều nhất đó là:

  • Galacto-oligosaccharides (GOS): là prebiotic có nguồn gốc từ động vật. Thành phần cơ bản gồm có galactose và lactose liên kết với nhau.
  • Inulin/Fructo-oligosaccharides (FOS): là prebiotic có nguồn gốc từ thực vật. Thành phần gồm glucose và fructose liên kết với nhau.

Prebiotic có nhiều trong sữa mẹ đặc biệt là nguồn sữa non. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung chất này từ các nguồn thực phẩm hàng ngày khác.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Tác dụng của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

    Để hiểu rõ hơn về prebiotic, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các tác dụng cụ thể của chúng đối với hệ tiêu hóa, đó là:

    2.1. Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột

    Trong hệ tiêu hóa của con người luôn tồn tại song song cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Ở điều kiện bình thường, hệ vi sinh đường ruột cân bằng thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì cả. Tuy nhiên, khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ, các vi khuẩn xấu sẽ có cơ hội phát triển. Một số vi khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể (receptor) oligosaccharide trong ruột, liên kết với bề mặt niêm mạc. Từ đó, gây ra các bệnh về dạ dày. Lúc này, prebiotic đóng vai trò như các thụ thể ở ruột và khiến vi khuẩn có hại liên kết với chúng thay vì niêm mạc ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.

    Ngoài ra, prebiotic còn kích thích sự phát triển những vi khuẩn có lợi của đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli, làm tăng số lượng lợi khuẩn trong cơ thể. Các lợi khuẩn này sẽ ức chế sự hình thành, phát triển nhiều vi khuẩn gây hại. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng lại.

    2.2. Giảm khả năng ung thư ruột kết

    Một số lợi khuẩn trong đường ruột có thể tạo thành vitamin K và axit béo chuỗi ngắn. Chúng trở thành nguồn dinh dưỡng cho các tế bào lót trong ruột kết, giúp hình thành một hàng rào có khả năng ngăn chặn các vi khuẩn, virus, loại bỏ chất độc hại và bảo vệ đường ruột.

    Lúc này vai trò kích thích sự phát triển lợi khuẩn của prebiotic sẽ được phát huy tác dụng. Các tế bào đường ruột khi được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ gây ung thư ruột kết ở người.

    2.3. Giảm cholesterol trong máu

    Prebiotic còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn này sẽ giúp làm giảm mức cholesterol trong máu ở người.

    2.4. Tăng cường hấp thu khoáng chất

    Theo một số nghiên cứu khoa học, prebiotic có khả năng làm gia tăng sự hấp thu canxi, sắt, magie, đồng,… ở ruột kết. Ngoài ra, các thí nghiệm ở chuột cho thấy, prebiotic còn kích thích các vi khuẩn thủy phân acid phytic, từ đó hỗ trợ hấp thu khoáng chất ở cơ thể.

    2.5. Cải thiện bệnh viêm ruột

    Prebiotic sẽ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào lót thành ruột. Chúng là thực phẩm tốt để hỗ trợ các lợi khuẩn trong đại tràng phát triển. Từ đó, chúng hỗ trợ tạo nên một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm đường ruột.

    2.6. Giảm dị ứng

    Trẻ sơ sinh thường bị dị ứng lần đầu tiên trong đời ở hình thức viêm phong da. Với những bé đã phát triển viêm phong da thì sẽ có nguy cơ sau này bị dị ứng cao hơn. Lúc này, prebiotic sẽ giúp giảm sự phát triển của viêm phong da một cách tích cực, hiệu quả, hạn chế tình trạng dị ứng ở hiện tại và trong tương lai cho trẻ.

    2.7. Phòng ngừa táo bón

    Ngoài ra, prebiotic đặc biệt dạng FOS và GOS còn có tác dụng nhuận tràng. Vì thế, chúng giúp người dùng có thể ngăn ngừa táo bón, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.

    Tác dụng của prebiotic đối với hệ tiêu hóa
    Tác dụng của prebiotic đối với hệ tiêu hóa

    3. Phân loại prebiotic

    Prebiotic chủ yếu là các carbohydrate oligosaccharide. Có rất nhiều loại prebiotic khác nhau như:

    3.1. Fructan

    Fructan là một loại carbohydrate được tạo ra bởi một chuỗi các phân tử fructose được nối với nhau. Loại prebiotic này có thành phần chủ yếu là inulin và fructo-oligosaccharide (oligofroza). Fructan có chủ yếu trong các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc. Fructan có thể kích thích vi khuẩn axit lactic một cách chọn lọc và là nơi phát triển của nhiều loại vi khuẩn có ích khác.

    3.2. Galacto-Oligosaccharide

    Galacto-Oligosaccharide (viết tắt là GOS)prebiotic có nguồn gốc từ động vật. Đây là sản phẩm của quá trình lên men đường sữa. GOS chủ yếu được chiết xuất từ lactose trong sữa bò, sữa dê.

    GOS là một nguồn thức ăn tốt cho các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, loại prebiotic này cũng hỗ trợ kích thích sự hấp thu canxi, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư,… cả ở người lớn và trẻ nhỏ.

    3.3. Oligosaccharide có nguồn gốc tinh bột và glucose

    Một loại Oligosaccharide có nguồn gốc glucose là Polydextrose. Chúng gồm có các glucan với rất nhiều nhánh và liên kết glycosid. Đây chính là các tinh bột đề kháng có tác dụng như nguồn dinh dưỡng cho các lợi khuẩn ở ruột già. Vì vậy, chúng cũng được coi là một loại prebiotic, giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.

    3.4. Các Oligosaccharide khác

    Ngoài ra, một số Oligosaccharide cũng được coi là prebiotic có thể có nguồn gốc từ một loại polysaccharide. Chúng được gọi là pigic hay pectin.

    3.5. Oligosaccharide không phải carbohydrate

    Bên cạnh những carbohydrate thì một số hợp chất khác cũng được xếp là các prebiotic. Có thể kể đến như: flavonoid có nguồn gốc từ ca cao. Theo một số thí nghiệm khoa học, flavonoid có thể là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho vi khuẩn axit lactic trong cơ thể sống.

    4. Phân biệt prebiotic với probiotic

    Prebioticprobiotic đều là những thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, hai khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa probiotic và prebiotic đó là probiotic là các vi khuẩn sống trong đường ruột, có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn này vào cơ thể thông qua các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung.

    Còn prebiotic thường có trong các loại carbs mà con người không thể tiêu hóa (thường là chất xơ). Khi tới ruột già, chúng trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi (probiotic) trong đường ruột. Đặc biệt, prebiotic không có sẵn trong đường ruột mà được bổ sung từ bên ngoài.

    5. Prebiotics có trong những thực phẩm nào?

    Prebiotic được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc, đặc biệt là những loại có chứa carbohydrate (carbs). Bạn có thể bổ sung prebiotic bằng thực phẩm sau:

    • Trái cây: chuối, táo, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi…)
    • Các loại rau xanh
    • Các loại cây họ đậu (legumes): đậu nành, đậu lăng, đậu gà, đậu thận, đậu phộng,…
    • Tỏi, hành tây, hành tím, hành ba rô…
    • Lúa mạch, yến mạch, lúa mì…
    • Rễ cây diếp xoăn
    • Măng tây
    • Rong biển
    • Sữa bột trẻ em, sữa chua
    Prebiotics có trong những thực phẩm nào?
    Prebiotics có trong những thực phẩm nào?

    6. Probiotics có trong thực phẩm nào?

    Probiotic thông thường sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm lên men. Một số loại thực phẩm giàu probiotic bạn có thể tham khảo đó là:

    • Sữa chua: Sữa chua được tạo thành do vi khuẩn lactic lên men sữa. Bên cạnh nguồn probiotic dồi dào, sữa chua chứa nhiều khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm…
    • Sữa lên men kefir: Tương tự như sữa chua nhưng kefir được lên men bằng nấm men và có lượng probiotics rất cao.
    • Sữa nguyên chất: Các loại sữa nguyên chất như sữa bò, sữa dê, sữa cừu có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic.
    • Kim chi: Kim chi là món ăn rất nổi tiếng của Hàn Quốc, được muối từ cải thảo. Trong quá trình lên men, sẽ sản sinh ra chủng probiotic chỉ riêng món ăn này mới có gọi là lactobacillus kimchi và các loại men lactic có tác dụng lớn đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.
    • Dưa muối: Dưa muối được ngâm trong dung dịch muối và nước. Khi được lên men trong một thời gian, các vi khuẩn axit lactic khiến cho dưa có vị chua. Đây là một nguồn chứa vi khuẩn probiotic tự nhiên lành mạnh, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Do đó, người ta thường sử dụng loại dưa này để ăn kèm trong bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn.
    • Nấm thủy sâm – Kombucha (nuôi trong dung dịch trà đường)
    • Một số loại phô mai cũng chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotics. Bên cạnh đó, chúng rất giàu protein và khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin B12, phốt pho và selen.
    • Các chế phẩm sinh học như men vi sinh cũng là 1 sự lựa chọn để bổ sung cả prebiotic và probiotic.

    7. Lợi ích của prebiotics và probiotics với sức khỏe đường ruột?

    Có thể thấy rằng prebiotic và probiotic là 2 thành phần khác nhau, song có quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau và đóng vai trò rất quan trọng với hệ tiêu hóa của con người, cụ thể:

    7.1. Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    Khi bổ sung probiotic tức là bạn đang bổ sung một lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Những lợi khuẩn này sẽ đảm bảo sự cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hóa. Chúng ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Cùng với đó, khi bổ sung đồng thời cả prebiotic, lúc này lợi khuẩn (hay probiotic) sẽ được cung cấp nguồn dinh dưỡng, là cơ hội để chúng phát triển về cả số lượng và chất lượng, giúp bảo vệ đường ruột.

    7.2. Hỗ trợ tiêu hóa

    Không chỉ có vậy, các prebiotic và probiotic với tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn có hại, tăng lượng lợi khuẩn nên sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

    7.3. Cải thiện và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa

    Ngoài ra, khi bổ sung prebiotic và probiotic, người dùng cũng sẽ hạn chế được các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. Với những ai mắc các trường hợp trên thì cũng nên bổ sung hai thành phần này, chúng sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh tình mau chóng và hiệu quả.

    Bên cạnh các nguồn thực phẩm giàu prebiotic và probiotic như đã kể trên, bạn còn có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm bổ sung đang có mặt trên thị trường như men vi sinh. Đặc biệt, hiện nay đã có loại men vi sinh với thành phần kết hợp cả probiotic (phân lập từ Kim chi Hàn Quốc)prebiotic (dạng FOS) rất tiện lợi, được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro. Chỉ với một sản phẩm bạn đã có thể bổ sung cho cơ thể cả 2 dưỡng chất quan trọng này. Ưu điểm của sản phẩm này đó là:

    • Chứa probiotic có nguồn gốc từ tự nhiên nên an toàn, cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
    • Thành phần có chứa chất xơ hòa tan nên giúp nhuận tràng, hạn chế rối loạn tiêu hóa.
    • Sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác ăn ngon miệng.
    • Nâng cao sức đề kháng cho người dùng.
    • Áp dụng công nghệ chế tạo hiện đại giúp nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống của lợi khuẩn khi vào cơ thể người.
    • Đối tượng sử dụng đa dạng cả người lớn tới trẻ nhỏ.

    Prebiotic là gì và tác dụng tuyệt vời của chúng sẽ giúp mỗi chúng ta biết cách bổ sung chúng hiệu quả cho cơ thể.

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.