Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, gây mất nhiều máu và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em phụ nữ. Có nhiều lời truyền miệng rằng có thể sử dụng rau ngót chữa rong kinh. Vậy loại rau này có thực sự chữa được rong kinh như lời đồn hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thực hư chuyện dùng rau ngót chữa rong kinh
Rau ngót là một loại rau quen thuộc, xuất hiện nhiều trong những bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam. Theo Đông y, rau ngót có tính hàn, vị ngọt. Thành phần của rau ngót chứa nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, sắt, canxi, các loại vitamin A, B, C,…
Chính vì vậy, loại rau này thường được sử dụng như một vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết hay sát khuẩn. Trong dân gian, rất nhiều người cho rằng có thể sử dụng rau ngót chữa rong kinh. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Bên cạnh đó, do có đặc tính hàn nên khi ăn rau ngót trong thời gian hành kinh sẽ khiến lượng máu kinh bị thay đổi, gây rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, trong rau ngót có chứa papaverine. Hoạt chất này có thể gây ra hiện tượng co bóp dạ con, làm tăng cảm giác đau bụng kinh so với bình thường. Đồng thời, rau ngót có tính hàn, nếu ăn trong những ngày hành kinh có thể khiến lượng máu ra không đều. Vì vậy, với câu hỏi “Rau ngót chữa rong kinh được không?” thì câu trả lời là KHÔNG. Các chị em không nên sử dụng rau ngót để chữa rong kinh hoặc điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là những người bị thiếu canxi, kém ăn, mất ngủ và phụ nữ có thai.
2. Một số thảo dược chữa rong kinh an toàn
Thay vì dùng rau ngót chữa rong kinh, nếu muốn chữa rong kinh bằng các loại thảo dược, chị em có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
2.1. Gừng
Gừng được biết đến là một loại thực phẩm có vị cay, tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ tác động vào 3 kinh phế, tỳ, vị, giúp tán hàn, ôn trung, trừ đàm, hành thủy, giải độc, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, vừa giúp thải độc tố theo máu kinh thoát ra ngoài. Ngoài ra, gừng tươi còn giúp các cơ tử cung co thắt bình thường, từ đó giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh đi kèm rong kinh.
Hướng dẫn dùng gừng chữa rong kinh tại nhà:
- Cách 1: Uống nước gừng đã đun sôi.
- Cách 2: Giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng bụng.
2.2. Ngải cứu
Ngải cứu vừa là một loại rau quen thuộc vừa là một cây thuốc với nhiều công dụng như: lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu,… Bên cạnh đó, ngải cứu cũng thường được sử dụng để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ.
Cách dùng ngải cứu chữa rong kinh như sau:
- Cách 1: Rửa sạch một nắm ngải cứu rồi đun với nước để uống. Bạn nên uống trước khi tới kỳ kinh 1 tuần.
- Cách 2: Rửa sạch ngải cứu (16g) cùng các nguyên liệu hy thiêm (12g), ích mẫu (12g) rồi phơi khô. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu đun với 600ml đến khi cạn còn ¼ nước thì dùng để uống 2 lần/ngày.
- Cách 3: Sử dụng ngải cứu để chế biến thành các món ăn như: trứng ngải cứu, gà hầm ngải cứu,…
2.3. Nhọ nồi
Nhắc tới cây nhọ nồi chắc chắn không thể không nói đến công dụng cầm máu. Chính vì vậy, nhọ nồi cũng là một loại thảo dược chữa rong kinh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này còn có nhiều công dụng khác như: thanh nhiệt, bổ huyết, dưỡng thận âm,…
Cách thực hiện mẹo trị rong kinh bằng cây nhọ nồi như sau:
- Chuẩn bị một nắm nhọ nồi rửa sạch, xay nhuyễn.
- Vắt phần nhọ nồi trên để lấy nước cốt.
- Sử dụng nước cốt để uống trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Ngoài ra, các chị em cũng có thể kết hợp nhọ nồi với lá sen, hoa hòe rồi đun thành nước thuốc uống mỗi ngày.
2.4. Huyết dụ
Đây là loại thảo dược chứa các thành phần như: acid amin, phenol, flavonoid,… Huyết dụ có tính mát, vị đắng và hơi nhạt. Lá cây huyết dụ thường được sử dụng để cầm máu, đả thông kinh mạch, bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
Để chữa rong kinh với cây huyết dụ, thực hiện như sau:
- Sử dụng lá cây này thái nhỏ rồi đun trực tiếp để lọc lấy nước cốt và uống.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp đun huyết dụ với xơ mướp, gừng, rễ cỏ tranh.
- Lưu ý, nên uống 2 lần/ngày và uống trước khi tới chu kỳ từ 2 – 3 tuần.
2.5. Quế
Quế là loại thảo dược có công dụng tăng tuần hoàn máu, loại bỏ tạp chất thừa trong cơ thể và đặc biệt tốt với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt (giảm đau bụng kinh, cải thiện tình trạng rong kinh).
Cách chữa rong kinh chỉ bằng quế rất đơn giản:
- Bạn có thể sử dụng bột quế pha với nước ấm và mật ong, uống 2 lần/ngày.
- Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại trà quế có sẵn để hỗ trợ điều trị rong kinh.
2.6. Ích mẫu
Một loại thảo dược khác được sử dụng chữa rong kinh khá phổ biến là ích mẫu. Đặc điểm của cây này là thành phần có chứa leonurin và alkaloid. Đây là những hoạt chất có công dụng cải thiện tình trạng tắc kinh, rong kinh; tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể.
Với cách dùng ích mẫu chữa rong kinh, làm theo các bước sau:
- Bạn sử dụng khoảng 30g và đun với 300ml.
- Khi nước cạn còn một nửa thì bạn ngừng đun và lấy nước đó để uống 2 lần/ngày.
3. Lưu ý khi chữa rong kinh bằng mẹo dân gian
Nhìn chung, các bài thuốc chữa rong kinh bằng thảo dược sẽ không gây tác dụng phụ, lành tính và chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, không phù hợp với người bị rong kinh nặng. Song cần lưu ý rằng nếu không tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, việc áp dụng sai cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Hiệu quả của việc sử dụng thảo dược điều trị rong kinh cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, khi chữa rong kinh bằng các mẹo dân gian, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có thể sử dụng những loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và duy trì được độ pH âm đạo.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong quá trình bị rong kinh.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho hồng cầu, giàu sắt như: thịt bò, trứng, nấm hương, táo,…
- Không sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế vận động mạnh.
- Không nên làm việc quá sức và cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh, chị em có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược có công dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường nội tiết tố nữ chứa thành phần EstroG-100 kết hợp Gamma-Oryzanol, Collagen, DHEA, Chiết xuất từ củ mài đắng, Cao củ sắn dây,… Sản phẩm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của rong kinh cũng như giúp chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định hơn.
Bên cạnh đó, phụ nữ bị rong kinh cũng nên bổ sung thêm sản phẩm sắt hữu cơ với các thành phần tạo máu như: acid folic, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano,… Việc sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách chủ động và có kiểm soát, hạn chế tình trạng thiếu máu do rong kinh khiến người bệnh mệt mỏi. Lưu ý, bổ sung viên uống sắt có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Vì vậy, các chị em nên chọn sản phẩm có thêm dầu mè đen để hạn chế tình trạng trên.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ thực hư vấn đề “Có nên sử dụng rau ngót chữa rong kinh không?”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như mẹo hay giúp cải thiện tình trạng rong kinh thật hiệu quả.
Phần tiếp theo: Cây nhọ nồi chữa rong kinh liệu có hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn