Rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết có thể xảy ra khi bị sốt xuất huyết – bệnh nhiễm trùng cấp tính do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành. Nên làm gì trước nguy cơ gặp tình trạng này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây nên từ vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Bệnh có thể phát triển thành dịch vào thời gian từ tháng 7 – tháng 9 hàng năm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển mạnh.
Bệnh sốt xuất huyết gồm có 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần, do mỗi một lần mắc một tuýp khác nhau và sau mỗi lần mắc cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể miễn dịch với tuýp đã mắc.
Người bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua 4 giai đoạn gồm giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Bệnh lý này có các dấu hiệu lâm sàng khá đa dạng như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn… Bệnh cũng diễn biến khá nhanh theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Sốt, xuất huyết và thoát huyết tương ra khỏi thành mạch có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết, suy tạng… nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí có thể dẫn đến tử vong.
2. Rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn đông máu do sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ của bệnh:
- Giai đoạn 1: Bệnh nhân bị sốt cao, cả người mệt mỏi, toát mồ hôi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn;
- Giai đoạn 2: Bắt đầu có biểu hiện xuất huyết thành nốt, đám, mảng; xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu mũi;
- Giai đoạn 3: Bệnh nhân vật vã, li bì, xuất huyết nặng hơn ở hệ tiêu hóa, âm đạo, suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt/tụt huyết áp, da lạnh ẩm;
- Giai đoạn 4: Suy đa tạng, xuất huyết nội tạng, sốc nặng, mạch huyết áp không thể đo được.
Rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết là hiện tượng trong lòng mạch xuất hiện những cục máu đông li ti, làm tắc vi mạch, suy các phủ tạng. Các yếu tố đông máu và tiểu cầu giảm sẽ dẫn đến chảy máu không cầm được, gây sốc nặng và tử vong. Ở giai đoạn 1 và 2, các yếu tố đông máu bị kích hoạt làm tăng đông máu trong lòng mạch hay còn gọi là tình trạng máu đông rải rác. Khi bệnh chuyển sang độ 3 và 4, máu sẽ giảm đông do suy giảm các yếu tố đông máu và giảm hụt số lượng tiểu cầu.
3. Lưu ý gì trước nguy cơ rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết?
Để ngăn ngừa rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết kịp thời cần thực hiện sớm, không để sốt xuất huyết chuyển sang độ 3 – 4 và nhanh hồi phục, tránh để bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân tử vong trong bệnh sốt xuất huyết liên quan đến nhiều yếu tố như xuất huyết gây chảy máu, vỡ hồng cầu, thoát mạch, sốt xuất huyết đông máu nội mạch lan tỏa, thiếu hụt lượng máu lưu hành. Nên ngoài việc hạ sốt và bù nước cho cơ thể để cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết, tránh để rối loạn đông máu kéo dài.
Truyền dịch điện giải, truyền máu tươi, khối tiểu cầu… sử dụng thuốc chống viêm, vitamin, thuốc an thần và các biện pháp theo dõi chặt chẽ đề phòng biến chứng sốc có thể giúp ngăn chặn nguy cơ tử vong. Người bệnh sốt xuất huyết lưu ý tuyệt đối không được xông hơi, xông bằng lá xông… do tình trạng thiếu máu, cơ tim bị viêm nên xông hơi thoát dịch sẽ khiến bệnh nặng thêm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Một biện pháp được chuyên gia khuyên áp dụng sớm để hạn chế các bệnh mạch máu nói chung là bổ sung Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega -3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega-3 thì có thể dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Rối loạn đông máu trong sốt xuất huyết rất nguy hiểm, do đó mà người bệnh chớ chủ quan, hãy đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết bằng cách tiêu diệt trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn