Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở nữ giới khi bắt đầu có kinh. Nếu chủ quan không chú ý tình trạng này, chị em rất có thể sẽ bỏ lỡ thời gian trị liệu những bệnh lý nguy hiểm. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trường hợp này như thế nào?
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là một cách gọi những bất thường trong một chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Thông thường, rối loạn kinh nguyệt sẽ được chị em nhận biết thông qua một số biểu hiện về số lượng ngày kinh không ổn định, lượng máu kinh trong chu kỳ ít hoặc nhiều hơn bất thường…
Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý do nội tiết tố gây ra. Do vậy, khi bị rối loạn kinh nguyệt, các chị em cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân hoặc đến ngay các phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và có hướng can thiệp y khoa kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
Bạn được chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt nếu có những biểu hiện dưới đây:
- Vòng kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc ngắn dưới 21 ngày (kinh mau), thậm chí có thể không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
- Số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn bình thường lên đến trên 7 ngày.
- Trung bình lượng máu mất đi ở mỗi kỳ hành kinh là 50 – 150ml, khi bị rối loạn kinh nguyệt, lượng máu mất có thể sẽ ít dưới 5ml hoặc nhiều trên 150ml hoặc rong kinh, cường kinh, máu chảy ồ ạt.
- Máu kinh có lẫn máu cục hoặc có màu lạ (đỏ tươi, hồng nhạt, thâm đen, nâu).
Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng dưới khi hành kinh (cơn đau xuyên qua cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng), đau tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, mệt mỏi, sinh hoạt và lao động thường ngày bị ảnh hưởng,…
3. Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến
Một số dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến mà chị em cần biết đó là:
3.1. Rong kinh
Trong một chu kỳ kinh, lượng máu kinh bình thường sẽ rơi vào khoảng 50 – 150ml. Nếu bạn chảy máu nhiều hơn gấp 10 – 25 lần lượng máu thông thường thì có lẽ bạn đã gặp phải hiện tượng rong kinh, một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
3.2. Vô kinh
Ngược lại với rong kinh đó chính là vô kinh. Đây là hiện tượng mà chị em phụ nữ không thấy có kinh hoặc có thể coi là mất kinh. Tình trạng vô kinh có thể được xem là bình thường ở giai đoạn trước tuổi dậy thì, đang mang thai và sau mãn kinh.
Có 2 loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát được hiểu là trường hợp nữ giới đã bước sang tuổi 16 nhưng vẫn chưa có kinh. Còn vô kinh thứ phát là trường hợp người đang có kinh đều đặn bỗng đột ngột mất kinh trong 3 tháng liên tiếp hoặc lâu hơn.
3.3. Đau bụng kinh
Thông thường,tình trạng đau bụng kinh thường xuất hiện trước và trong kỳ kinh nguyệt. Có những trường hợp, chị em phụ nữ sẽ bị đau bụng kinh nhẹ nhàng khi đến tháng, tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài và đau dữ dội thì chị em cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến bác sĩ để chăm sóc sức khỏe đúng cách.
3.4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Một số triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể kể đến như: đầy bụng, căng tức ngực, táo bón, lo lắng, trầm cảm… Thông thường các triệu chứng thường sẽ xuất hiện trước khoảng 5 – 7 ngày khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
3.5. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Đây là một dạng nghiêm trọng trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Theo thống kê, có khoảng 3% – 8% phụ nữ trải qua các triệu chứng của PMDD dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của họ.
Một số triệu chứng phổ biến của PMDD có thể kể đến như: lo lắng, dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường…
4. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể gặp phải:
4.1. Sự thay đổi nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ thường sẽ xảy ra ở một vài giai đoạn trong cuộc đời như: dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.
>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách xử lý
4.2. Các nguyên nhân thực thể
- Thai kỳ phát sinh các bất thường như: mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai…
- Phụ nữ mắc các bệnh lý về phụ khoa như: polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, quá sản nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
- Một số bệnh lý viêm nhiễm: viêm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
- Mắc một số bệnh lý khác như: đái tháo đường, u tuyến giáp, u tuyến yên…
4.3. Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt
Nguyên nhân phổ biến cuối cùng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt đó chính là do các thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Chế độ ăn uống: thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, thiếu hụt dinh dưỡng, giảm cân…
- Tập luyện thể dục thể thao quá mức.
- Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, ao huyết áp…
Xem thêm:
- Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì tốt nhất?
- Uống thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt là do đâu?
5. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt nếu diễn ra một thời gian dài thì có thể dẫn đến những nguy hiểm liên quan đến sức khỏe như:
- Thiếu máu: tình trạng cường kinh, ring kinh kéo dài thường sẽ gây thiếu máu, khiến da mặt xanh xao, cơ thể mệt mỏi, loạn nhịp tim… các trường hợp thiếu máu nặng có thể gây tử vong.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ khoa: thời gian hành kinh kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây ra các bệnh phụ khoa.
- Tăng nguy cơ khó đậu thai: khi chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khiến chị em khó căn được chu kỳ tịnh trứng thụ thai thành công.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: chu kỳ kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của chị em phụ nữ khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí là không thể quan hệ tinh dục do đến ngày “rụng dâu”.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Bởi vậy, khi nội tiết tố bị ảnh hưởng đồng nghĩa với việc nhan sắc của chị em cũng bị ảnh hưởng: da kém mịn màng, dễ nóng nảy, cáu gắt…
- Dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh ký phụ khoa nghiêm trọng như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…
6. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, thăm khám ban đầu gồm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP. Chị em nên ghi lại và thông báo cho bác sĩ đầy đủ những thông tin về kỳ kinh nguyệt của mình, gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kinh, lượng máu kinh và các triệu chứng gặp phải.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ chỉ định riêng. Một số trường hợp có thể cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm bổ sung để gia tăng kết quả chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nội tiết tố.
- Siêu âm.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Nội soi buồng tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung.
- Nội soi ổ bụng.
7. Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nghe lời khuyên, chỉ đỉnh từ các bác sĩ có chuyên môn. Một số biện pháp có thể được áp dụng:
- Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị ngoại khoa.
8. Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?
Để phòng ngừa hiện tượng kinh nguyệt rối loạn, chị em cần lưu ý những điều sau:
- Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể dục thể thao điều độ.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ ngon, đủ giấc.
- Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh. Cần thay băng vệ sinh sau mỗi 4-6 giờ để tránh gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai hoặc biện pháp tránh thai phù hợp, không gặp tác dụng phụ.
- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa EstroG-100 được bào chế từ hỗn hợp hỗn hợp thảo dược đương quy, tục đoạn, cách sơn tiêu khá lành tính và an toàn để cải thiện nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ chị em giảm lão hóa da và giúp làn da sáng mịn, căng bóng hơn.
Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em phát hiện sớm các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt để có thể thăm khám và phát hiện kịp thời.
Xem thêm:
- Chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai do đâu?
- Stress gây rối loạn kinh nguyệt: Cần làm gì để khắc phục?
- Có kinh 2 lần trong 1 tháng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn