Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 là dấu hiệu của mãn kinh?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
7 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
518

Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 là một trong những dấu hiệu khi cơ thể nữ giới chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng trên có thể kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chị em. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp chị em hiểu rõ về tình trạng này và có cách vượt qua dễ dàng!

1. Do đâu chị em bị rối loạn kinh nguyệt từ tuổi 40?

Hầu hết tất cả phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên đều bắt đầu có các biểu hiện của tiền mãn kinh, phổ biến nhất là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Trong giai đoạn này, cơ thể chị em có sự thay đổi lớn do lượng hormone estrogen (nội tiết tố nữ) mà buồng trứng tiết ra ngày càng ít đi. Vì vậy, chị em sẽ gặp phải những thay đổi như: chu kỳ kinh thất thường, dài hoặc ngắn hơn; lượng máu kinh ít hay nhiều; vòng kinh tự nhiên thưa hơn, có thể 1 tháng rưỡi, 2 tháng rưỡi, thậm chí lên tới 3 tháng và lượng kinh nguyệt ra ít dần.

1.1. Do rối loạn nội tiết

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 do rối loạn nội tiết
Chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 do rối loạn nội tiết

Khi bước sang tuổi 40, hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng bắt đầu suy thoái theo quy luật tự nhiên. Từ đó, quá trình sản sinh các hormone nội tiết, mà chủ yếu là estrogen và progesterone bị chậm lại.

Nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng tới sự rụng trứng. Thời gian rụng trứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường. Chu kỳ kinh cũng trở nên bất ổn và thưa dần, thời gian hành kinh, lượng máu kinh và các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt dần không ổn định như trước.

1.2. Do một số bệnh lý

Một số bệnh lý tiềm ẩn cũng rất có thể là lý do dẫn tới rối loạn nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi 40, chẳng hạn như đái tháo đường, suy tuyến giáp, cường giáp, tăng sản nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu… Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của buồng tử cung, buồng trứng, gây chèn ép, chảy máu, nhiễm trùng bên trong, từ đó dẫn đến các vấn đề rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh dữ đội, mất máu nhiều,… thậm chí vô kinh.

1.3. Do stress, căng thẳng kéo dài

Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 do bị stress kéo dài
Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 do bị stress kéo dài

Sự căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng có thể góp phần gây nên rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi 40. Ở độ tuổi này, hầu hết phụ nữ đã và đang trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống: thay đổi về sức khỏe, công việc, gia đình, chăm sóc con cái… để dung hòa mọi thứ đôi khi khó tránh khỏi stress, có thể tác động đến nội tiết của cơ thể, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

1.4. Do sử dụng thuốc không đúng cách, từng nạo phá thai nhiều lần

Một nguyên nhân khác khiến chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt sớm ngay từ tuổi 40 đó là thói quen lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc có tác động tới quá trình sản sinh, điều tiết nội tiết tố. Đồng thời, việc nạo phá thai nhiều lần ở những độ tuổi trước đó cũng làm ảnh hưởng tới phần nội mạc tử cung sau này, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sớm, mãn kinh sớm.

2. Những dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40

Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 xuất hiện những dấu hiệu gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 xuất hiện những dấu hiệu gì?

Tuy nhiên, các triệu chứng khi bị rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ tuổi 40 không phải của ai cũng giống nhau. Mỗi người sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, chị em cần phải chú ý các biểu hiện này:

  • Màu sắc máu trong khi kinh nguyệt thay đổi.
  • Lượng máu kinh có thể ra nhiều hơn (gọi là cường kinh) hoặc ít hơn hẳn so với lúc trước (còn gọi là thiểu kinh).
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có lúc dài lúc ngắn, thậm chí có khi vài tháng mới có kinh một lần (vô kinh) hoặc chỉ trong 15 – 20 ngày đã thấy kinh nguyệt trở lại (kinh mau).
  • Đau bụng kinh (thống kinh) nhiều hơn, cơ thể căng thẳng, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, mệt mỏi nhiều hơn.

Ngoài các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể sẽ gặp phải những triệu chứng bất thường khác ở cơ thể mình thường xuyên: dễ bị viêm nhiễm âm đạo, nóng bừng mặt, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi đêm, thường xuyên mất ngủ,…

Bên cạnh những triệu chứng trên, nếu như chị em có những dấu hiệu sau cũng là cảnh báo cơ thể đang bước tới giai đoạn tiền mãn kinh như chị em trở nên trầm mặc, lo âu, chán nản, khó kiềm chế cảm xúc, dễ bực bội hay cáu gắt.

Theo nghiên cứu, có đến 56% phụ nữ thời kỳ mãn kinh bị mất ngủ, mệt nhọc, vận động chậm chạp, mất hứng thú hoặc không còn muốn quan hệ vợ chồng.

3. Cần khắc phục, cải thiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng nếu như chị em chú ý hơn trong cuộc sống hàng ngày. Bởi khi bước đến ngưỡng tuổi này, nữ giới đã không còn lo lắng nhiều đến chức năng sinh đẻ nên mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn.

Các biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40
Các biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40

Dưới đây là một số cách hữu ích mà mọi người có thể áp dụng để cho cuộc sống sinh hoạt sau tuổi 40 luôn ổn định với cơ thể khỏe mạnh nhất:

  • Cân bằng nội tiết tố bằng việc bổ sung estrogen hay sử dụng các loại thuốc để kích thích buồng trứng sản xuất estrogen và giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh khiến cho tình trạng rối loạn trở nên trầm trọng.
  • Các chị em cần điều chỉnh giữa công việc và nghỉ ngơi để giữ tinh thần vui vẻ, tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress, ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Nếu có tâm sự hay lo lắng hãy chia sẻ với người thân hay bạn bè để giảm bớt suy nghĩ tiêu cực, giúp tinh thần lạc quan hơn.
  • Ăn uống lành mạnh: Tránh ăn thực phẩm gây lạnh bụng vì có thể làm cơn đau trầm trọng hơn. Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Nên uống nhiều nước ấm, ăn nhiều thịt nạc, ngũ cốc, rau quả xanh, tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với âm đạo để loại bỏ mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
  • Không thụt rửa sâu vào âm đạo hay ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
  • Khi đi vệ sinh mà có dùng giấy thì nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn có điều kiện lây ngược lên âm đạo do vệ sinh sai cách, cần dùng loại giấy vệ sinh an toàn, không có hương liệu tổng hợp.
  • Đến chu kỳ kinh nguyệt phải thường xuyên thay băng vệ sinh và rửa âm đạo cho thật sạch sẽ.
  • Mặc đồ lót có chất liệu mềm mại, co giãn tốt, phải thay ra và giặt thường xuyên rồi phơi khô, tránh để trong môi trường ẩm mốc.
  • Chị em nên chủ động khám phụ khoa định kỳ 6 – 12 tháng/ lần để sàng lọc và phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe bất thường, từ đó xác định rõ nguyên nhân và có phương hướng điều trị kịp thời và đúng cách.

Mong rằng những thông tin về chứng rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 có trong bài viết trên đã giúp cho chị em hiểu hơn về các bất thường của cơ thể khi đến ngưỡng tuổi trung niên. Đây là quy luật không thể tránh khỏi, do đó, chị em hãy chú ý theo dõi những thay đổi dù là nhỏ nhất để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.

>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên khắc phục như thế nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận