Sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, nhiều chị em gặp phải các hiện tượng như: căng tức ngực, ra máu khu vực âm đạo, đặc biệt là tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai… Vậy hiện tượng này có bình thường không và nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Xem ngay thông tin trong bài viết dưới đây!
1. Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai có nguy hiểm không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi ngừng thuốc tránh thai thì tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt diễn ra là bình thường. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó chính là:
- Chậm rụng trứng trở lại: Một trong những cơ chế của các loại thuốc tránh thai bằng nội tiết tố đó là là cho khả năng rụng trứng ít hơn. Theo đó, khi bạn ngừng sử dụng thuốc thì cơ thể sẽ cần một khoảng thời gian để quá trình rụng trứng có thể trở lại bình thường. Cho đến khi đó thì kinh nguyệt của chị em sẽ tạm thời mất.
- Thiếu nội tiết tố: Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi dừng thuốc tránh thai đó chính là do thiếu nội tiết tố. Bởi một số phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố có thể giúp bạn điều chỉnh kinh nguyệt vào đúng ngày đều đặn các tháng dù cho bạn không rụng trứng. Do đó, khi không còn thuốc trong máu, cơ thể sẽ cần điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và hệ sinh sản có thể mất một khoảng thời gian nhất định.
2. Những hiện tượng có thể gặp phải khi ngừng thuốc tránh thai
Một số hiện tượng khác mà chi em phụ nữ có thể gặp phải khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai đó là:
- Tác dụng phụ tạm thời: ra máu âm đạo giữa các kỳ kinh, căng ngực, thay đổi da hoặc tóc, đau đầu.
- Tác dụng có lợi: tăng ham muốn tình dục, bớt đau đầu, cải thiện tình trạng, bớt buồn nôn.
- Một số triệu chứng trước đây quay trở lại: nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt thì một số hiện tượng mà bạn có thể gặp phải đó là: thống kinh, kinh nguyệt không đều, cường kinh, rong kinh, tâm trạng thay đổi thất thường, da mụn hoặc dầu, đau nửa đầu liên quan đến kinh nguyệt. Ngoài ra, nếu bạn uống thuốc vì lý do kiểm soát các tình trạng trạng sức khỏe thì bạn có thể thấy một số triệu chứng của các bệnh lý như: hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang.
Do vậy, trong một số trường hợp, khi sử dụng thuốc tránh thai có thể làm hạn chế khi chẩn đoán các hiện tượng kể trên. Tuy nhiên, nếu chị em vẫn gặp những triệu chứng nghiêm trọng này kể cả khi đã ngừng uống thuốc tránh thai, thì đây có thể là một bệnh lý thực thể hơn là chức năng.
3. Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại sau khi ngừng thuốc tránh thai?
Tùy theo từng người và tình trạng sức khỏe mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai sẽ khác nhau. Các yếu tố như: tâm lý căng thẳng, chế độ tập luyện hay trọng lượng cơ thể đều có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu sức khỏe của bạn ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định lại sau 3 tháng. Đồng thời, đối với chị em phụ nữ, khả năng mang thai cũng sẽ bình hưởng và ổn định trong vòng 1 năm hoặc sớm hơn.
4. Các nguyên nhân khác dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai
Bên cạnh một số nguyên nhân kể trên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai còn có thể xuất hiện do một số yếu tố khác như:
- Đang mang thai.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tiền mãn kinh.
- Tâm lý thường xuyên căng thẳng.
- Cân nặng cơ thể nhẹ hoặc lên xuống thất thường.
- Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
- Có bệnh lý tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp.
- Rối loạn chức năng tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
- Suy buồng trứng sớm.
- Có một số tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh viêm ruột.
5. Bí quyết cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai?
Việc ngưng thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số cách như:
5.1. Quản lý căng thẳng hiệu quả
Sau khi ngưng uống thuốc tránh thai, cơ thể cần một thời gian nhất định để điều hòa lại nội tiết tố. Lúc này, chị em phải đối mặt nhiều với trạng thái căng thẳng, sẽ làm tăng tiết hormone cortisol gây ức chế hoạt động của buồng trứng.
Do đó, để hạn chế tình trạng này, chị em phụ nữ nên áp dụng các các phương pháp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng như thiền, yoga, đọc sách, tập thể dục, đi bộ, nghe nhạc,… điều này sẽ giúp duy trì kinh nguyệt đều đặn.
5.2. Xây dựng chế độ ăn uống cân đối
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng góp phần đáng kể vào quá trình cải thiện sức khỏe, điều hòa kinh nguyệt. Chị em nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đồng thời cần lưu ý tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và các chất kích thích.
5.3. Duy trì cân nặng hợp lý
Việc tăng cân quá nhanh hay siết cân cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì thế, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, kết hợp với tập luyện hợp lý để giữ cân nặng luôn ổn định, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
5.4. Thường xuyên theo dõi tình trạng nội tiết tố
Chị em hãy đi kiểm tra nội tiết tố của mình theo định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, hiện nay có bộ công cụ dự đoán rụng trứng, theo dõi progesterone,… giúp bạn có thể tự kiểm tra và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và biết đâu là thời gian rụng trứng.
Như vậy, để cải thiện hiện tượng rối loạn kinh nguyệt do ngừng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ cần duy trì lối sống lành mạnh, tâm lý thoải mái và duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Cùng với đó, chị em cũng có thể tham khảo các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tăng cường nội tiết tố có chứa thành phần tự nhiên như EstroG-100 (hỗn hợp thảo dược đương quy, tục đoạn, cách sơn tiêu). Đây là thành phần khá an toàn được nhiều chị em sử dụng để tăng cường nội tiết tố, cải thiện các biểu hiện suy giảm nội tiết tố nữ.
Như vậy, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt do ngừng uống thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường. Với những chị em phụ nữ có cơ địa khỏe mạnh, chế độ ăn uống hợp lý thì kinh nguyệt sẽ bình thường sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên khi kỳ kinh nguyệt vắng mặt, nó vẫn có thể là nguyên nhân tiềm ẩn cảnh báo bạn có thai, do đó trước khi đi ra kết luận bạn bị rối loạn kinh nguyệt do đâu thì bạn nên thử thai nếu vẫn chưa thấy kinh sau 4 tuần.
Xem thêm: Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi tháo vòng tránh thai phải làm gì?
Nguồn tham khảo
- [1] When will my periods come back after I stop taking the pill? https://www.nhs.uk/conditions/contraception/when-periods-after-stopping-pill/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn