Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ. Nhưng do tâm lý e ngại nên các chị em còn ngại ngùng trong việc thăm khám bác sĩ khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ.
1. Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ là gì?
Thông thường, một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh dao động trong khoảng 3 – 7 ngày và lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 20 – 80ml.
Tuy nhiên, nhiều chị em sau quan hệ tình dục lại gặp phải các bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như trễ kinh, mất kinh hay xuất huyết sau quan hệ, máu kinh có màu lạ… Đây đều là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau quan hệ thường gặp ở nữ giới.
Một số triệu chứng cho thấy chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Kỳ kinh đến sớm hoặc đến muộn hơn so với dự kiến, có thể 1 tháng có kinh 2-3 lần cũng có khi 2 tháng mới có kinh.
- Hiện tượng mất kinh sau khi quan hệ: Trong trường hợp quan hệ không dùng biện pháp an toàn thì đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng mất kinh sau khi “yêu” là triệu chứng của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Màu sắc máu kinh thay đổi: Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, nếu sau khi quan hệ máu kinh chuyển sang đỏ nâu hoặc màu đen, xuất hiện cục máu đông, máu ra lúc nhiều lúc ít… là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
- Xuất huyết âm đạo: Nữ giới sau khi quan hệ một vài ngày có thể thấy máu chảy ra âm đạo. Hiện tượng này không lặp lại thường xuyên thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng nếu chúng kéo dài trong một khoảng thời gian thì bạn cần lưu ý.
2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn sau khi “yêu”
Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ có những thay đổi tất yếu trong các giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Và có khá nhiều yếu tố tác động khiến chu kỳ kinh nguyệt gặp “trục trặc” như: rối loạn nội tiết, chế độ sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu chất, bệnh phụ khoa, tâm lý… Vì vậy, rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ tình dục cũng có thể là hệ quả của những tác động trên, cụ thể:
- Rối loạn nội tiết tố nữ khi “yêu”: Trong quá trình “thân mật” cơ thể tiết ra hormone oxytocin, hay gọi là hormone tình yêu có tác dụng gây hưng phấn cho cơ thể. Tuy nhiên hormone này lại ức chế quá trình sản xuất hormone estrogen. Chính sự rối loạn hormone này khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ.
- Tần suất quan hệ quá nhiều lần: Quan hệ tình dục đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thế nhưng quan hệ quá nhiều lần trong 1 ngày sẽ khiến chị em mệt mỏi, không còn hưng phấn và làm thay đổi hormone sinh dục. Điều này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng hàng tháng.
- Vùng kín bị tổn thương: Thường xảy ra khi đối tác quá mạnh bạo khiến “cô bé” bị tổn thương hoặc khi quan hệ không an toàn dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung… làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tâm lý bất an: Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, thấp thỏm thậm chí là stress khi quan hệ khiến cho hệ thần kinh bị ức chế, dẫn tới tiết ra nhiều hormone ức chế estrogen. Điều này dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ.
- Có thai: Nếu bạn bị chậm kinh khoảng 10 ngày sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp an toàn nào thì rất có thể bạn đã mang thai. Đây là nguyên nhân lớn nhất của của hiện tượng mất kinh sau quan hệ. Trong suốt 9 tháng mang thai, người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt và chúng sẽ trở lại sau khi sinh và ổn định khi bạn ngừng cho con bú.
- Thuốc tránh thai: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau quan hệ. Loại thuốc này thực chất là estrogen và progestin ở dạng tổng hợp, có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng và làm thay đổi ngày rụng trứng, do đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
3. Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ có sao không?
Một vài biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ như xuất huyết, chậm kinh, thưa kinh… nếu chỉ kéo dài vài ngày là hết thì không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Nhưng nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên thì chị em cần đến cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Rối loạn kinh nguyệt sau quan hệ nếu lặp đi lặp lại và liên tục gây một số ảnh hưởng sau:
- Đầu tiên, rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ khiến chị em không thể tính toán chính xác ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai hoặc tránh thai an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các hormone sinh dục và sự rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục làm thay đổi môi trường âm đạo và dễ dẫn tới viêm nhiễm vùng kín, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
- Rối loạn kinh nguyệt kéo dài làm mỏng niêm mạc tử cung, tăng nguy cơ dính buồng tử cung và gây sinh non trong trường hợp chị em mang thai.
- Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, vùng kín khó chịu nên thường ái ngại khi quan hệ với chồng. Thậm chí, nó còn làm mất cảm giác khi “yêu”, khó đạt được khoái cảm và làm nguội lạnh đời sống vợ chồng..
4. Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ
Rối loạn kinh nguyệt nói chung và rối loạn kinh nguyệt sau quan hệ nói riêng đều ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của chị em, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn nếu không được điều trị kịp thời. Cách tốt nhất là phái nữ nên đi khám khi thấy dấu hiệu kinh nguyệt có vấn đề để kịp thời điều trị.
Bên cạnh đó bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây có thể góp phần phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau quan hệ.
4.1. Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể
Theo các chuyên gia, nội tiết tố nữ suy giảm gây ra hàng loạt các vấn đề về tâm sinh lý, sức khỏe, sắc đẹp cho chị em phụ nữ và kinh nguyệt thất thường sau khi quan hệ là một trong những rối loạn đó. Chính vì thế, giải pháp cấp thiết là phải bổ sung và cân bằng lượng hormone này, nhất là chị em phụ nữ sau 30, sau khi sinh, phụ nữ tiền mãn kinh là những đối tượng bị suy giảm nội tiết tố nữ nghiêm trọng.
Cách bổ sung nội tiết tố hiệu quả, an toàn nhất hiện nay là sử dụng nguồn estrogen thảo dược như EstroG-100, kết hợp cùng các tiền nội tiết tố khác như Pregnenolone (tiền hormone progesterone) để cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể.
EstroG-100 có nguồn gốc từ 3 loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương Quy, Tục Đoạn và Cách Sơn Tiêu. Loại estrogen thảo dược này đã được Cục Quản lý Thực phẩm Và Dược Phẩm Mỹ và Bộ Y tế Canada công nhận là mang lại hiệu quả gấp 3 lần estrogen thông thường mà không gây tác dụng phụ.
Hiệu quả và tình an toàn của EstroG-100 đã được nghiên cứu và chứng minh trên các thử nghiệm lâm sàng. Loại estrogen thảo dược này sẽ giúp chị em cải thiện đáng kể các triệu chứng gây ra bởi sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, thường xảy ra ở phụ nữ ngoài 30, chị sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt, EstroG-100 còn giúp tăng cường sinh lý nữ, tăng khoái cảm, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và giữ gìn nhan sắc, giúp phụ nữ lưu giữ tuổi xuân.
4.2. Xây dựng những thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn uống khoa học và cân bằng các dưỡng chất: tích cực bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, cá có dầu, trứng, ngũ cốc… chứa nhiều vitamin và chất sắt giúp bổ máu và tốt cho sức khỏe.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay bằng nước ép rau củ quả
- Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê,… Hạn chế các đồ ăn cay, nóng, đồ ngọt,.. nhất là vào những ngày hành kinh.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đúng giờ, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Một số bài tập gợi ý như: yoga, đi bộ, aerobic, bơi lội…
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, quan hệ đúng cách, không nên thử các tư thế thô bạo, làm tổn thương vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ như bao cao su, miếng dán tránh thai… hạn chế dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Không quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” để tránh cho vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh viêm nhiễm.
Một điều quan trọng chị em cần ghi nhớ là ngay khi nhận thấy kinh nguyệt bất thường cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này.
Xem thêm: Có kinh 2 lần trong 1 tháng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Nguồn tham khảo
- [1] Sex and your menstrual cycle: Are they connected? https://flo.health/menstrual-cycle/sex/sexual-health/sex-and-menstrual-cycle-are-they-connected
- [2] Can Sex Change Your Period? https://knix.com/blogs/resources/can-sex-change-your-period
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn