Người bị rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng mỡ máu?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2912

Muốn cơ thể khỏe mạnh thì một chế độ ăn uống khoa học là không thể thiếu. Với người bị rối loạn lipid máu thì vai trò của chế độ dinh dưỡng càng quan trọng hơn. Vậy nên ăn gì để hết rối loạn lipid máu và ngăn ngừa bệnh tái phát? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây!

Tìm hiểu về chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu
Tìm hiểu về chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu

1. Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ hoặc mỡ máu cao. Đây là tình trạng cholesterol và triglyceride trong máu tăng lên một cách bất thường và làm giảm HDL–Cholesterol. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh nguy hiểm như: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…. thậm chí có thể dẫn tới đột quỵ do tai biến mạch máu não.

2. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh rối loạn lipid máu

Có nhiều nguyên nhân khiến mỡ trong máu tăng cao, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh rối loạn lipid máu chính xác nhất. Nhưng thông thường, nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống của người bệnh không khoa học. Ví dụ như tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, thức ăn chứa nhiều cholesterol hoặc chế độ ăn thừa năng lượng hay thường xuyên sử dụng chất kích thích đều có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu. Vì vậy, khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:

  • Giảm tổng năng lượng có trong thực đơn hàng ngày để giảm cân (theo chỉ số khối cơ thể BMI) nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Ở một số trường hợp, nếu người bệnh chỉ bị rối loạn lipid thể nhẹ thì khi thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, cân nặng có thể ổn định hơn. Theo nguyên tắc, người bệnh nên giảm khẩu phần ăn một cách từ từ, trung bình mỗi tuần chỉ nên giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn trước đó. Cứ từ từ như vậy sẽ giảm được lượng thức ăn và đạt được chỉ số năng lượng trong thực đơn tương ứng với chỉ số khối cơ thể BMI.
  • Giảm lượng chất béo trong thực đơn theo tiêu chuẩn BMI: Lượng chất béo tiêu chuẩn trong thực đơn chỉ nên chiếm từ 15% đến 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Những bệnh nhân bị rối loạn lipid nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa mà thay vào đó nên sử dụng các chất béo không bão hòa để tốt cho sức khỏe.
  • Khẩu phần ăn hàng ngày luôn đảm bảo lượng protein nạp vào cơ thể là 12% đến 20% trong tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật và thực vật. Người bệnh có thể nạp protein bằng cách ăn các loại thịt ít béo và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành. Bởi những nguồn thực phẩm này có chứa rất nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng rất tốt trong việc giảm nồng độ cholesterol toàn phần cũng như LDL – cholesterol và triglyceride có trong cơ thể.
  • Không sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày để làm giảm tối đa lượng cholesterol nạp vào cơ thể. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol bệnh nhân rối loạn lipid máu cần tránh như: phủ tạng động vật, da động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản (chứa nhiều cholesterol nhất là gạch tôm, gạch cua,…).
  • Bổ sung thêm ngũ cốc và các loại khoai củ vào thực đơn. Các loại thực phẩm đó có thể chiếm 55% đến 65% năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bị rối loạn lipid máu nên sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng để cung cấp thêm chất xơ, tăng đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế lượng đường, muối trong đồ ăn và đồ uống hàng ngày.

Để phác đồ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả tốt nhất, ngoài những nguyên tắc kể trên, người bệnh không thể quên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý ăn nhiều rau và hoa quả, cùng những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Một số nguồn thức ăn giàu vitamin E, beta – carotene, vitamin C, selen,… là những nguồn thức ăn có lợi mà người bệnh có thể tham khảo.

Thêm nữa, khẩu phần ăn của người rối loạn lipid máu cũng cần được chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn cách nhau 3 tiếng và nên có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Bữa ăn nào của người bệnh cũng cần áp dụng đầy đủ những nguyên tắc trên đó là giảm lượng chất béo và tăng rau, trái cây ít ngọt trong khẩu phần.

3. Bệnh nhân rối loạn lipid máu nên ăn gì?

Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gì?
Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gì?

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống phản khoa học là nguyên nhân chính gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần xây dựng một thực đơn ăn theo nguyên tắc và kết hợp với các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Vậy bệnh nhân rối loạn lipid máu nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm được khuyến cáo:

  • Ngũ cốc chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô,…): đây là những thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, bên cạnh đó, ngũ cốc còn giúp người bệnh có cảm giác no lâu và điều chỉnh cân nặng rất tốt.
  • Sữa không béo: người bị rối loạn lipid máu nên ưu tiên những sản phẩm sữa không béo và cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như: các vitamin nhóm B, A, C, E, kẽm, magie,…. hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da chứa hàm lượng cholesterol thấp. Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, ngan, vịt thay cho những loại thịt đỏ. Bên cạnh đó, người bị máu mỡ cao cũng nên ưu tiên ăn các loại cá.
  • Các loại hạt có dầu: một số loại hạt như đậu đen, đậu đỗ, đậu nành, đậu đỏ,… là những loại hạt giàu axit béo omega 6 và nhiều khoáng chất khác rất tốt đối với người bị mỡ máu.
  • Cá béo: sử dụng tối thiểu 2 lần/tuần với các loại cá như: cá chích, cá ngừ, cá chép, cá hồi,….
  • Dầu thực vật không bão hòa: một số loại dầu thực vật cũng có omega 6 tốt cho sức khỏe như: dầu mè, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hướng dương,….
  • Tỏi: là loại thực phẩm có tác dụng làm tăng HDL – Cholesterol, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – Cholesterol máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tốt trong việc dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Tuy vậy, bệnh nhân rối loạn lipid sử dụng quá nhiều tỏi có thể dẫn đến viêm mí hoặc viêm kết mạc và tổn hại đến sức khỏe của dạ dày. Vì vậy nếu bệnh nhân có những chứng viêm mắt thì không nên dùng.
  • Hành tây: công dụng làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện tốt tình trạng xơ vữa động mạch giảm độ nhớt của máu tương tự như thuốc aspirin.
  • Đậu tương: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn 100g đậu tương mỗi ngày sẽ giúp giảm 20% hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là giảm nồng độ LDL – cholesterol. Các loại đậu như đậu tương, đậu đen, đậu nành,… và các chế phẩm từ đậu đều có tác dụng rất tốt cho người bệnh rối loạn lipid máu.
  • Dưa leo: là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và hấp thu cholesterol vào cơ thể.
  • Rong biển: đây là thực phẩm có chứa nhiều i-ốt và magie. Vì vậy rong biển có thể ngăn ngừa hình thành các mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Thêm nữa, laminaria polysaccharide có trong rong biển còn giúp giảm cholesterol toàn phần và triglyceride.
  • Ớt: chứa hàm lượng vitamin C cực lớn, hỗ trợ cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, giảm cholesterol trong máu.
  • Súp lơ: 2 loại súp lơ trắng và xanh đều có những thành phần dinh dưỡng tương đồng: hàm lượng chất xơ cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là chất có tác dụng làm sạch lòng mạch, tiêu trừ các cholesterol còn lắng đọng ở thành mạch. Bên cạnh đó, súp lơ còn giúp ngăn chặn ngưng tiểu cầu, giảm phát sinh các bệnh có liên quan đến tim mạch.
  • Mướp đắng: là thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin C và rất nhiều các loại khoáng chất khác. Vì vậy, mướp đắng có thể làm giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.
  • Mầm đậu xanh: chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ đào thải các chất độc hại trong cơ thể, đặc biệt là chất béo. Nhờ đó, giúp người rối loạn lipid máu giảm cholesterol máu và lắng đọng cholesterol ở thành động mạch.
  • Cà rốt: giàu beta-carotene và các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
  • Các loại nấm: một số loại nấm như: nấm hương, linh chi, mộc nhĩ có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu
  • Táo: loại quả có chứa nhiều pectin, giúp giảm mỡ trong máu.
  • Kiwi: hàm lượng arginin cao trong kiwi có khả năng giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,….
  • Chuối: là loại quả có tác dụng chủ yếu là thanh lọc trường vị, điều trị chứng táo bón, thanh nhiệt nhuận phế,…. Bên cạnh đó, cuống của quả chuối còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
  • Cần tây: là loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, nên cần tây hỗ trợ rất tốt những bệnh nhân bị rối loạn lipid máu trong việc loại bỏ lượng mỡ thừa.

Trên đây là một vài gợi ý về những loại thực phẩm mà bệnh nhân rối loạn lipid máu nên sử dụng trong khẩu phần ăn của mình.

Thực phẩm cho người rối loạn lipid máu
Thực phẩm cho người rối loạn lipid máu

4. Bệnh nhân rối loạn lipid máu nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị mỡ máu cao nên tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: thịt mỡ, thị có gân, da động vật, nội tạng…
  • Thực phẩm có chứa chất béo no như: mỡ, bơ, nước luộc thịt,….
  • Các loại đồ uống có còn thể làm tăng triglyceride trong máu
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có chứa đường.
  • Giảm dần lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày xuống dưới 6g/ngày bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tránh ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với thuốc lá.
  • Hạn chế ăn uống lúc tối muộn bởi thức ăn không tiêu hóa kịp có thể tổng hợp thành cholesterol tích tụ trong các mô mỡ, thành mạch.

Như vậy với người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid máu cần lưu ý đến chế độ ăn uống để bệnh không chuyển biến xấu và gây biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tìm hiểu những sản phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để giữ nồng độ cholesterol trong cơ thể được ổn định và phòng ngừa những biến chứng tim mạch. Trong đó, sản phẩm được bác sĩ khuyến cáo người bị rối loạn lipid máu nên sử dụng là Omega 3.

Omega 3 được biết tới là nhóm acid béo không bão hoà rất tốt cho sức khỏe. Acid béo này giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn loại Omega 3 dạng Triglycerid được bào chế từ dấu cá tinh chế với nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn, chất lượng và sự ổn định trong quá trình dùng cao hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bệnh nhân rối loạn lipid máu ý thức hơn trong việc ăn uống hàng ngày, bởi đó chính là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần nhớ tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trên và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để thể duy trì cân nặng cũng như giảm được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.