Rối loạn tiền đình là bệnh lý người già hay gặp nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó mà nhiều người bệnh băn khoăn rối loạn tiền đình có di truyền không? Cùng tìm câu trả lời trong nội dung sau.
1. Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình còn gọi là hội chứng tiền đình – bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… Rối loạn tiền đình rất hay tái phát và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn tiền đình được phân loại theo nguồn gốc gây bệnh gồm 2 loại là:
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này và bệnh có nguồn gốc ngoại biên là do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Bệnh thường có các triệu chứng rầm rộ như chóng mặt và mất thăng bằng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Tình trạng bệnh này thường ít gặp và triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lý loại này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tiền đình?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình, đó là:
- Căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc, lo toan trong cuộc sống…
- Bệnh lý tim mạch như huyết áp thấp, thiếu máu, các bệnh về van tim, suy tim, huyết khối động mạch cảnh…
- Bệnh thoái hóa cột sống cổ, chèn ép vào hệ thống mạch sống nền cũng làm giảm lượng máu cung cấp cho não gây rối loạn tiền đình
- Các bệnh u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm… có thể gây chèn ép, tổn thương tiền đình ốc tai, tổn thương các nhân tiền đình gây ra bệnh cảnh rối loạn tiền đình.
- Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não đều có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
- Lão hóa của cơ thể, thoái hóa các tế bào thần kinh trung ương ở người cao tuổi có thể dẫn đến bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng lạnh đột ngột), ít vận động thể lực hoặc lao động thể lực gắng sức kéo dài…
3. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Có thể nhận biết rối loạn tiền đình qua những triệu chứng sau:
Dấu hiệu hội chứng tiền đình ngoại vi
Người bệnh thấy có triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, choáng váng đầu óc, cơ thể loạng choạng mất phương hướng, rối loạn cả thị giác, nhìn thấy mọi thứ quay cuồng, ù tai, nghe kém,…. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến điếc tai, nghe tiếng côn trùng kêu trong tai, nhãn cầu rung giật, mất ngủ, tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, không tập trung, nôn mửa,…
Dấu hiệu hội chứng tiền đình trung ương
Với tình trạng bệnh này sẽ thấy chóng mặt dữ dội kèm theo cảm giác bồng bềnh, ù tai, nghe kém, rung giật nhãn cầu, không thể đi thẳng hay làm chính xác các động tác đơn giản, thay đổi giọng nói,…
4. Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Trước đây rối loạn tiền đình được coi là bệnh lý của người trung niên và người cao tuổi nhưng hiện nay thì bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gia tăng. Nên nhiều người bệnh thắc mắc liệu rối loạn tiền đình có di truyền không?
Theo các nhà nghiên cứu thì về mặt sinh học di truyền, các chức năng tiền đình nếu bị rối loạn không phải do sự di truyền mà do tổn thương về cơ quan thần kinh trong đầu người nên rối loạn tiền đình không có tính di truyền. Các tổn thương thần kinh xảy ra do các tác động từ bên ngoài như môi trường sống, sự thay đổi cân nặng, căng thẳng do cuộc sống – công việc, do bệnh lý… gây áp lực lên mạch máu tăng hoặc tình trạng thiếu lên não. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình bị bệnh thì khả năng mắc cũng có thể cao hơn so với người khác.
Do đó khi thấy các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình thì tốt nhất người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời, phù hợp tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay có biến chứng nguy hiểm.
Ngoài các điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh rối loạn tiền đình có thể chọn dùng sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh như sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Liệu rối loạn tiền đình có di truyền không và câu trả lời có trong nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Và sau đó bạn có thể biết cách điều trị sớm và đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn